4. Những đóng góp mới của luận án
3.6.1. Những kết quả đạt được
Trong quá trình cải cách tài chính công ở Việt Nam, cùng sự hoàn thiện môi trường pháp lý, các cơ quan quản lý chuyên ngành nói chung và Sở tài chính nói riêng đã có những cải tiến trong công tác quản lý NSNN và đem lại kết quả đáng khích lệ.
Cụ thể:
- Thành phố Hà Nội luôn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, GDP tăng trưởng hợp lý. Số thu NSNN hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, số thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, còn giúp điều tiết về NSTW. Nền kinh tế thành phố ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, chú trọng đến phát triển công nghiệp, dịch vụ. Nhiều vấn đề xã hội bước đầu đã được giải quyết như: Lao động có việc làm ngày càng được nâng lên; tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị giảm; thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm; hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trên địa bàn thành phố ở mức thấp so với các thành phố khác trực thuộc Trung ương.
- Sở Tài chính Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, đề xuất UBND thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; điều hành linh hoạt thu, chi ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý, phân cấp quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về thu, chi ngân sách địa phương. Việc ban hành các văn bản về quản lý NSNN của UBND thành phố và Sở Tài chính Hà Nội đã được thực hiện một cách kịp thời, cụ thể hóa được các quy định của Nhà nước trong quản lý NSNN; đáp ứng được các định hướng, kế hoạch của thành phố trong quản lý NSNN, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý cũng như đối tượng quản lý có căn cứ để thực hiện.
- Sở Tài chính Hà Nội đã thực hiện tốt công tác lập dự toán thu, chi ngân sách của Thành phố, lập phương án phân bổ ngân sách, báo cáo UBND thành phố để trình
HĐND thành phố quyết định; Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới đảm bảo tính chính xác và đúng quy định. Việc phân bổ dự toán hàng năm theo đúng quy trình và thời hạn quy định, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát kỹ các nhiệm vụ chi ngoài định mức khoán chi, không bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách. Công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương về cơ bản đã thực hiện theo các quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư, ... và các văn bản hướng dẫn của Trung ương cũng như thành phố, khai thác các nguồn thu, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chi của thành phố.
- Sở Tài chính Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Hà Nội đã có sự phối hợp với Cục Thuế Hà Nội; Cục Hải quan Hà Nội và chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách. Trong quản lý chi ngân sách, Sở Tài chính Hà Nội đã phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện tốt các biện pháp để bảo đảm sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Với chủ trương tiết kiệm chi tiêu, tăng hiệu quả chi ngân sách, Sở Tài chính Hà Nội đã tích cực tham mưu và là đầu mối phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn các đơn vị thực hiện tiết kiệm các khoản chi thường xuyên để bổ sung vốn cho chi đầu tư phát triển; giảm chi đối với đơn vị sự nghiệp theo lộ trình đã được UBND thành phố phê duyệt.
- Sở Tài chính Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách ở tất cả các khâu, các lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội; tăng cường kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc bổ sung kinh phí để mua sắm tài sản, phương tiện làm việc không thật sự cần thiết; đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu tư với chi thường xuyên theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển qua đó tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và gia tăng được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Sở Tài chính cũng đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai mua sắm tập trung theo phương thức đấu thầu tập trung, đảm bảo công khai, minh bạch, giúp thành phố thực hiện theo đúng quy định về mua sắm tài sản công đồng thời tiết kiệm được gần 400 tỷ đồng. Sở Tài chính Hà Nội chủ trì phối hợp và hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, thu thập hồ sơ, thông tin về tài sản công đối với các loại tài sản là nhà đất, vật kiến trúc, xe ô tô, tài sản cố định khác đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo quy định.
- Sở Tài chính Hà Nội đã tham mưu cho UBND Thành phố triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nuôi dưỡng nguồn thu nhưng cũng đảm bảo khai thác tối đa cho NSNN. Đồng thời cũng có những biện pháp tiết kiệm chi, tinh gọn bộ máy và tinh giảm biên chế; các nhiệm vụ chi đều được dự toán ngân sách sát thực, chi đúng, chi đủ. Nhờ đó, nguồn thu và doanh số thu tăng lên trong khi số chi ngân sách thì tiết kiệm. Với sự nỗ lực của Sở Tài chính và sự điều hành sát sao của UBND thành phố Hà
Nội, việc cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội đã từng bước được cải thiện và đem lại hiệu quả đáng kể. Chính vì vậy, cân đối ngân sách thành phố từ năm 2010 đến nay đều thặng dư và đều có chuyển nguồn về NSTW.
- Sở Tài chính Hà Nội đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công chức trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở các cấp nhằm nâng cao năng lực quản lý. Sở Tài chính đã tổ chức được nhiệu hội nghị, hổi thảo quán triệt tư tưởng, biện pháp quản lý ngân sách nhà nước. Qua đó nâng cao trình độ và năng lực cho các cán bộ viên chức đang làm nhiệm vụ quản lý NSNN.
- Sở Tài chính Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, tập trung triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm với phạm vi từ Sở đến các Phòng Tài chính kế hoạch quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn. Đối với Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis), Sở Tài chính Hà Nội đã phối hợp với Cục Tin học &Thống kê Tài chính, Kho bạc Nhà nước triển khai đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho các phòng, đơn vị thuộc sở, các phòng tài chính kế hoạch quận, huyện và một số sở, ngành trên địa bàn thành phố. Hàng năm, đơn vị phối hợp với Cục Tin học &Thống kê Tài chính triển khai đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ tham gia hệ thống đảm bảo việc sử dụng, khai thác hệ thống ứng dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời công tác điều hành thu - chi ngân sách.
Sở Tài chính Hà Nội cũng đã đầu tư xây dựng và triển khai phần mềm quản lý tài sản công lĩnh vực hành chính sự nghiệp đến các sở ngành, quận huyện để tổng hợp, quản lý toàn bộ dữ liệu là nhà đất, trụ sở làm việc, ô tô và tài sản cố định khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên và nguyên giá nhỏ hơn 500 triệu đồng. Đầu tư xây dựng phần mềm tích hợp quản lý giá của Sở Tài chính để quản lý thông tin về giá thuộc phạm vi của đơn vị như: giá đất, giá dịch vụ công ích, giá trong tố tụng hình sự, giá cả thị trường... Bên cạnh đó, Sở Tài chính cũng phối hợp với Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình phần mềm đầu tư liên ngành triển khai cho tất cả các sở ngành, quận huyện, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để quản lý thông tin các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.