Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam thƣơng tín chi nhánh hà nội (Trang 34)

4. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Các yếu tố khách quan

1.4.2.1. Môi trường kinh tế

Các chỉ tiêu và tiêu chí đặc trƣng cho môi trƣờng kinh tế:

 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: Trong nền kinh tế tăng trƣởng ổn định nhu cầu của cá nhân lớn. Do đó hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sẽ thuận lợi. Ngƣợc lại, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, tốc độ tăng trƣởng âm thì nhu cầu tiêu dùng mua sắm tài sản giá trị lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đầu tƣ giảm rõ rệt, do vậy NHTM muốn phát triển cho vay khách hàng cá nhân trong giai đoạn này là hết sức khó khăn.

 Lạm phát: đây là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với cùng kỳ trƣớc. Khi lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền giảm sút thu nhập thực tế của ngƣời của ngƣời dân giảm từ đó không khuyến khích khách hàng vay tiêu dùng cũng nhƣ vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

 Yếu tố lãi suất: Khi lãi suất trên thị trƣờng tăng cao, chi phí cho việc đi vay vốn tăng lên do đó sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn của ngƣời dân. Cũng nhƣ vậy, khi lạm phát cao, hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, do vậy thu nhập thực tế của ngƣời dân từ đó sẽ tác động tiêu cực đến việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân.

 Chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế vĩ mô sẽ trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ của các cá nhân, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại.

hàng cá nhân theo xu hƣớng theo xu hƣớng cùng chiều. Trong trƣờng hợp nền kinh tế có tăng trƣởng cao và ổn định, trong khi diễn biến của lạm phát ở mức vừa phải, chính sách kinh tế ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thì nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng sẽ tăng. Thu nhập của ngƣời dân ổn định, gia tăng tạo điều kiện đảm bảo tiếp cận vốn tín dụng và đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Trên cơ sở này, ngân hàng có khả năng phát triển, mở rộng cho vay khách hàng cá nhận.

1.4.2.2. Môi trường văn hóa xã hội

Các tiêu chí đánh giá môi trƣờng văn hóa xã hội:

- Dân số: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lƣợng ngƣời dân của một quốc gia hay một địa phƣơng tại một thời điểm nhất định.

- Cơ cấu dân số: Là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh thành phần và tỷ trọng dân số của một vòng tại một thời điểm nhất định theo các tiêu thức phân loại khác nhau: Trình độ, giới tính, độ tuổi.

- Tỷ lệ chi tiêu không dùng tiền mặt: Đây là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh mức độ sử dụng phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt của một vùng, quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

- Mật độ dân số: đây là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh số ngƣời trung bình trên một km2 tại môt thời điểm nhất định.

Ảnh hƣởng tới phát triển cho vay khách hàng cá nhân:

 Tập quán tiêu dùng: nhân tố này ảnh hƣởng đáng kể đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể, một NHTM có thể phát triền đƣợc hoạt động cho vay của mình nếu ở vùng dân cƣ đó nhu cầu chi tiêu nhiều và việc tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tƣ hay chi tiêu mua sắm các tài sản có giá trị. Hơn nữa, ở Việt Nam thói quen tiêu dùng tiền mặt là chủ yếu. Do đó sẽ khó khăn phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Do vậy, NHTM muốn xây dựng chiến lƣợc phát triển khách hàng cá nhân nhất thiết phải nghiên cứu tiêu dùng ử địa phƣơng đó, đồng thời đƣa ra các giải pháp một cách phù hợp.

 Trình độ dân trí: là nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Ở những địa bàn có trình độ dân trí cao, ngƣời ta sẽ chú ý đến các dịch vụ của ngân hàng và từ đó Ngân hàng có cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân ở những địa bàn đó.

 Yếu tố xã hội: Quy mô dân số, mật độ dân cƣ, tháp dân số, kết cấu dân số, trật tự an toàn xã hội… ảnh hƣởng trực tiếp đến mối quan hệ, cho vay với khách hàng. Thông thƣờng ở những địa bàn có quy mô dân cƣ lớn, kết cấu dân số trẻ, trong độ tuổi lao động thì cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân tôt hơn và ngƣợc lại.

1.4.2.3. Năng lực tài chính và khả năng sử dụng vốn vay khách hàng.

Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá nhân tố khách hàng bao gồm:

 Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở tổng tài sản thuộc sở hữu của khách hàng; Nguồn thu nhập của khách hàng. Bởi đây chính là nguồn thu nợ của Ngân hàng thƣơng mại. Tổng tài sản sở hữu của khách hàng và thu nhập của khách hàng là chỉ tiêu tuyệt đối tính tại một thời điểm và trong một thời kỳ nhất định.

 Đạo đức khách hàng thể hiện ở lịch sử tín dụng của khách hàng. Đạo đức của khách hàng sẽ quyết định đến ý thức trả nợ của khách hàng.

 Trình độ quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng: Trình độ quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng trực tiếp quyết định đến nguồn trả nợ của khách hàng từ đó ảnh hƣởng tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu ảnh hƣởng đến chất lƣợng phát triển cho vay khách hàng cá nhân theo hƣớng thuận chiều.

Năng lực tài chính và khả năng sử dụng vốn vay khách hàng tốt thì khả năng hoàn trả vay của khách hàng cũng tăng.

1.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Các chỉ tiêu đánh giá đối thủ cạnh tranh bao gồm:

 Số lƣợng ngân hàng trên cả nƣớc: thông thƣờng một địa bàn có số lƣợng và mật độ số lƣợng ngân hàng thƣơng mại đông sẽ làm cho việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân gặp nhiều khó khăn và ngƣợc lại. Số lƣợng ngân hàng là chỉ

tiêu tuyệt đối phản ánh lƣợng ngân hàng cùng cạnh tranh trên đia bàn tại một thời điểm nhất định.

 Lãi suất, danh mục sản phẩm và thủ tục cho vay của đối thủ cạnh tranh: Khách hàng bao giờ cũng có tâm lý so sánh và lựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hơn, danh mục sản phẩm phong phú hơn và thủ tục, điều kiện vay linh hoạt. Do vậy, để phát triển cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng thƣơng mại cần tiến hành nghiên cứu kỹ lƣỡng đối thủ cạnh tranh

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội

Các nghiên cứu đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 07 năm 2019

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để có đƣợc kết quả nghiên cứu, tôi đã sử dụng các cách thức nghiên cứu sau đây:

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Việc điều tra và thu thập số liệu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội và tình hình cho vay KHCN của ngân hàng thông qua phòng kinh doanh. Các số liệu đƣợc chọn lọc tổng hợp từ cái tài liệu sau: Các báo cáo thƣờng niên, báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội năm từ năm 2015 đến năm 2018 của ngân hàng.

- Tổng hợp thông tin từ các báo đài, tạp chí chuyên ngành về Tài chính - Ngân hàng và từ website của ngân hàng.

Bên cạnh đó, bài viết có sử dụng thểm số liệu của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội và các chi nhánh ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn.

Tác giả còn sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội. Chi tiết nội dung khảo sát đƣợc trình bày trong phần Phụ lục. Bảng hỏi gồm 12 câu, trong đó, câu 1 đến câu 4 nhằm đánh giá uy tín thƣơng hiệu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội, câu 5 đến câu 8 để đánh giá tiện ích sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội và câu 9 đến câu 12 để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội.

Tổng số phiếu khảo sát tác giả phát ra là 200 phiếu, và số phiếu hợp lệ thu về là 135 phiếu, đạt tỷ lệ 67,5%.

Các số liệu này sau khi thu về, đƣợc xử lý qua phần mềm Excel để giúp tác giả có cái nhìn khách quan hơn về đánh giá của khách hàng về dịch vụ cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội trong thời gian qua.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Phƣơng pháp phân tích bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá hoạt động cho vay KHCN. Sau khi thu thập đƣợc số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hàng phân tích số liệu cũng nhƣ các chi tiêu kinh tế một các cụ thể thông qua các phƣơng pháp khác nhau nhƣ: phƣơng pháp so sánh, liên hệ.

a. Phƣơng pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh bán lẻ nói riêng. Nội dung so sánh trong nghiên cứu này sử dụng là: So sánh số thực hiện kỳ phân tích với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh Hà Nội qua các kỳ, đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của các hoạt động cho vay KHCN.

Phƣơng pháp so sánh gồm ba hình thức sau:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Thực chất của việc phân tích này là phản ánh sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo hoạt động cho vay KHCN giữa kỳ này với kỳ gốc, giữa chi nhánh với chi nhánh cùng trong hệ thống ngân hàng.

- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động cho vay KHCN.

- So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thƣờng dùng số liệu từ ba năm trở lên và ở đƣợc tác giả sử dụng so sánh số liệu trong 4 năm từ năm 2015 đến năm 2018. Các chỉ tiêu cần đƣợc so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và dự đoán tình cho vay KHCN trong tƣơng lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết đƣợc các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc sử dụng dƣới các dạng sau:

* So sánh bằng số tuyệt đối: Theo đó, các nhà phân tích sẽ biết đƣợc quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

Ay = yi- yo Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trƣớc Yi: chỉ tiêu năm sau.

* So sánh bằng số tƣơng đối: So sánh bằng số tƣơng đối, các nhà phân tích sẽ nắm đƣợc xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu.

* So sánh bằng số bình quân: Sử dụng phƣơng pháp này để biết đƣợc mức độ mà doanh nghiệp đạt đƣợc so bình quân chung của tổng thể, của ngành... Từ đó, xác định đƣợc vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

b. Phƣơng pháp liên hệ

Các chỉ tiêu đánh giá thƣờng có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích tài chính có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đƣa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan hệ phổ biến nhƣ:

- Liên hệ cân đối: có cơ sở là cân bằng về lƣợng giữa nguồn thu, huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu chi và kết quả kinh doanh.

- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo hƣớng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Tùy theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu, có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng xác định bằng một hệ số riêng.

- Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiểu trong đó mức độ liên hệ không đƣợc xác định theo tỉ lệ và chiểu hƣớng liên hệ luôn biến đổi.

2.2.3. Phương pháp kết hợp

Là phƣơng pháp khi sử dụng các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp một số phƣơng pháp phân tích với nhau. Ví dụ: kết hợp so sánh với phƣơng pháp đồ thị, kết hợp loại trừ với liên hệ cân đối, kết hợp so sánh với loại trừ... Việc kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích với nhau sẽ làm nổi bật đặc trƣng của đối tƣợng phân tích.

2.2.4. Phương pháp biểu đồ, đồ thị

Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần so sánh, tôi sẽ dùng sử dụng phƣơng pháp đồ thị đê tiếp tục phân tích. Thông qua các biểu đô, đồ thị chúng ta có thể dễ dàng so sánh các chỉ tiêu tài chính để đƣa ra các kêt luận về tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh Hà Nội. Đồng thời qua phƣơng pháp này cũng giúp cho ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận các chỉ tiêu, cũng nhƣ sự biến động của nó một cách rõ ràng nhất.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THƢƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 02/02/2007, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín (Vietbank) chính thức đƣợc thành lập trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng tại số 47 Trần Hƣng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng theo giấy phép hoạt động số 2399/QĐ-NHNN do ngân hàng nhà nƣớc cấp ngày 15/12/2006. Tham gia thành lập ngân hàng có 39 cổ đông là các doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm nhƣ Ngân hàng TMCP Á Châu, Công ty đầu tƣ và phát triển Hoa Lâm với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Năm 2009, sau khi đƣợc phê chuẩn vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, Vietbank đã trình xem xét mở 5 chi nhánh, tạo tiền đề cho việc mở rộng mạng lƣới hàng loạt trên toàn quốc sau này.

Năm 2012, Vietbank vinh dự đƣợc bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2013, Vietbank lọt vào top 500 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam (FAST 500) do CTCP báo cáo đánh giá Việt Nam kết hợp với báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam thƣơng tín chi nhánh hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)