4. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng
mại cổ phần Việt Nam Thƣơng Tín - Chi nhánh Hà Nội
3.2.1. Quy định của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội về cho vay khách hàng cá nhân
3.2.1.1. Chính sách cho vay khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân của chi nhánh đều là những ngƣời trên 18 tuổi, có tƣ cách pháp nhân rõ ràng và nhân thân xác định, trong đó, tập trung nhiều từ khoảng 27-55 tuổi. Đây là những ngƣời đã có vài năm kinh nghiệm làm việc, chín chắn, đa số đã có gia đình, có một khoản tiền nhất định và có nhu cầu vay vốn vì mục đích kinh doanh, đầu tƣ hoặc mua sắm những nhu cầu tiêu dùng. Những khách hàng này có thu nhập ổn định, chủ yếu từ lƣơng, cho thuê tài sản,... Trong đó, mục đích vay vốn của đa số khách hàng cá nhân là để xây nhà cho thuê, đầu tƣ bất động sản, mua nhà đất, mua xe ô tô,... Trình độ học vấn của các khách hàng này cũng khá cao, đa số có bằng tốt nghiệp đại học nên mức độ hiểu biết về pháp luật, thị trƣờng, công việc kinh doanh cũng khá tốt.
Chính sách cho vay KHCN đƣợc ban hành nhằm thống nhất cách ứng xử, xử lý, đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động cho vay KHCN và duy trì cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần và dần nâng cao vị thế, uy tín của Vietbank Hà Nội. Chính sách này đƣợc ban hành trên toàn bộ hệ thống Vietbank nói chung và Vietbank Hà Nội nói riêng. Theo đó, trƣớc khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, khách hàng đều đƣợc yêu cầu trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có giá trị pháp lý thay thế để cán bộ ngân hàng kiểm tra xác minh trƣớc khi thực hiện.
Nhờ đó, giảm thiểu tối đa những khách hàng làm giả hồ sơ, giấy tờ hoặc không chứng minh đƣợc quê quán, địa chỉ làm việc và cƣ trú hợp pháp của mình. Chính sách cho vay KHCN của Vietbank Hà Nội gồm chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách cấp tín dụng, chính sách bảo đảm cấp tín dụng và chính sách chăm sóc khách hàng.
* Chính sách tiếp thị khách hàng
Đối với khách hàng vay tiêu dùng, chính sách tiếp thị của ngân hàng tập trung tiếp thị tới các khách hàng có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng, khách hàng đƣợc trả lƣơng qua tài khoản Vietbank, khách hàng là lãnh đạo của các ban ngành, công ty, chủ doanh nghiệp. Hiện tại, địa điểm tiếp cận khách hàng của Vietbank Hà Nội thuộc thành phố Hà Nội.
Đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh, ngân hàng tập trung tiếp thị cho các khách hàng có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại ngân hàng và có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực mà Vietbank Hà Nội hƣớng tới chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
* Chính sách cấp tín dụng
Về phương thức cho vay, chi nhánh và khách hàng cùng thỏa thuận về các
phƣơng thức cho vay nhƣ vay từng lần, vay theo hạn mức, vay theo dự án đầu tƣ, vay trả góp, vay theo hạn mức thấu chi, và các phƣơng thức khác với sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng Giám đốc.
Số tiền cho vay/hạn mức cho vay đƣợc xác định dựa vào:
+ Mức vốn tự có tham gia và nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện dự án/phƣơng án;
+ Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng
+ Giá trị TSBĐ, loại TSBĐ và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng
+ Tổng dƣ nợ tối đa đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của Vietbank.
+ Tổng dƣ nợ tối đa đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của Vietbank.
- Cho vay tiêu dùng: chi nhánh đƣợc quyền xem xét, quyết định thời hạn cho vay không vƣợt quá 05 năm, trừ trƣờng hợp nhƣ:
+ Cho vay xây dựng nhà ở: tối đa 10 năm
+ Cho vay mua nhà ở, chung cƣ để ở, hoặc nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất/trả tiền sử dụng đất ở: tối đa 15 năm
+ Cho vay xây dựng nhà ở gắn với nhận quyền chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất/ trả tiền sử dụng đất hoặc mua nhà ở có bao gồm quyền sử dụng đất: tối đa 20 năm.
Các trƣờng hợp vƣợt thời hạn cho vay trên của chi nhánh phải trình Hội sở chính xem xét, quyết định.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Chi nhánh đƣợc quyền xem xét, quyết định thời hạn vay đến 07 năm. Nếu vƣợt quá thời hạn, chi nhánh phải trình các trƣờng hợp này lên Hội sở chính để xem xét, giải quyết.
Lãi suất cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo phƣơng thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhƣng tối đa không quá 03 tháng.
- Cho vay trung và dài hạn (trừ cho vay theo phƣơng thức trả góp): Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo phƣơng thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhƣng tối đa không quá 06 tháng.
Điều kiện giải ngân:
Theo Sổ tay tín dụng của Vietbank Hà Nội, điều kiện giải ngân chi nhánh đang áp dụng nhƣ sau:
- Trong thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay, khách hàng có thể rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế. Quá thời hạn trên, khách hàng chỉ đƣợc rút vốn khi đƣợc Chi nhánh chấp thuận gia hạn thời hạn cho vay/thời gian duy trì hạn mức cho vay bằng văn bản.
- Khách hàng chỉ đƣợc rút tiền vay phù hợp với mục đích quy định trong HĐTD.
- Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với HĐTD và giấy nhận nợ (trừ trƣờng hợp cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, vay vốn đề mua vật
dụng tiêu dùng có giá trị nhỏ và các sản phẩm do Tổng giám đốc quy định). Trƣờng hợp khách hàng không có đủ chứng từ tại thời điểm giải ngân nhƣng có lý do hợp lý, theo quy định của Tổng giám đốc tại từng thời điểm khác nhau kể từ ngày giải ngân, khách hàng phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay chậm nhất trong vòng 01 tháng hoặc thời gian ngắn hơn. Nếu khách hàng không bổ sung chứng từ theo quy định, cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế và tiến hành thu hồi nợ trƣớc hạn nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.
- Tiền vay phải đƣợc chuyển khoản cho ngƣời thụ hƣởng, trừ các trƣờng hợp giải ngân bù đắp, giải ngân vào tài khoản tiền gửi và giải ngân bằng tiền mặt theo quy định của Tổng giám đốc” (2018).
Phương thức trả nợ: Tùy vào điều kiện của mình, khách hàng có thể trả tiền
vay bằng tiền mặt hoặc tài khoản tiền gửi tại Vietbank Hà Nội để trích nợ tự động.
Phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng: Giám đốc Vietbank Hà Nội chịu trách
nhiệm xem xét, quyết định cho vay trong phạm vi thẩm quyền của chi nhánh do Tổng giám đốc thông báo. Đối với cho vay tiêu dùng, chi nhánh có thể kết hợp với các nhà cung cấp, phân phối sản phẩm cho vay tiêu dùng, thiết kế sản phẩm cho vay tiêu dùng trong phạm vi thẩm quyền phán quyết cho vay hoặc trình trụ sở chính nếu vƣợt quyền.
* Chính sách bảo đảm cấp tín dụng
Chi nhánh nhận một số loại TSBĐ sau đây làm bảo đảm: - Ngoại tệ bằng tiền mặt.
- “TSBĐ có tính thanh khoản cao: bao gồm ngoại tệ bằng tiền mặt; số dƣ tài khoản tiền gửi; sổ/thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu) do cơ quan quản lý Nhà nƣớc và TCTD phát hành.
- Nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất (kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở).
- Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định đƣợc thế chấp.
- Tàu biển theo quy định của bộ luật hàng hải Việt Nam; tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trƣờng hợp đƣợc thế chấp.
- Máy móc, thiết bị (trừ máy móc, thiết bị công trình), phƣơng tiện vận tải, kim khí quý, đã quý, hàng hóa.
- Tài sản hình thành từ vốn vay của Chi nhánh thuộc các loại tài sản mà Chi nhánh đƣợc nhận, trừ ngoại tệ bằng tiền mặt, tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao, quyền sử dụng đất” (Sổ tay tín dụng, Vietbank, 2018).
Mức cấp tín dụng tối đa bằng 70% giá trị TSBĐ, trừ các trƣờng hợp sau: - “TSBĐ là số dƣ tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá: tối đa 100% giá trị TSBĐ
- TSBĐ là máy móc, thiết bị chƣa qua sử dụng, nhà xƣởng: tối đa 60% giá trị TSBĐ.
- TSBĐ là phƣơng tiện vận tải đã qua sử dụng; phƣơng tiện vận tải có xuất sứ từ Trung Quốc: tối đa 40% giá trị TSBĐ.
- TSBĐ là cổ phiếu: tối đa 30% giá trị TSBĐ” (Sổ tay tín dụng, Vietbank, 2018).
Tùy từng thời điểm và tình hình thực tế, Tổng giám đốc có thể xem xét giảm các tỷ lệ trên đối với từng loại TSBĐ để đảm bảo an toàn cho các khoản vay.
* Chính sách chăm sóc khách hàng
Công tác này đƣợc Vietbank Hà Nội quan tâm bằng cách xây dựng chính sách ƣu đãi cho từng phân khúc khách hàng. Chi nhánh luôn có chính sách ƣu đãi đặc biệt cho các khách hàng chiến lƣợc, khách hàng tiềm năng và khách hàng VIP. Một số ƣu đãi nhƣ giảm phí dịch vụ, giảm phí chuyển tiền trong hệ thống Vietbank; ƣu tiên thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ; giá cạnh tranh so với mặt bằng mua bán của các ngân hàng khác trên địa bàn, đảm bảo lợi ích của khách hàng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vietbank Hà Nội cũng tiến hành tặng quà, gửi tin nhắn chúc mừng, tặng thẻ cho các khách hàng nhân ngày lễ, tết, sinh nhật; ƣu tiên áp dụng các chƣơng trình tín dụng mục tiêu theo từng thời kỳ.
Đối với các khách hàng không nằm trong nhóm khách hàng nhận ƣu đãi trên, chi nhánh chƣa có nhiều chính sách đặc biệt, thể hiện ƣu đãi cho các khách hàng nên số lƣợng khách hàng cá nhân vay vốn tại Vietbank Hà Nội chƣa thực sự nhiều.
3.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Quy trình cho vay khách hàng cá nhân hiện tại mà ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thƣơng Tín - Chi nhánh Hà Nội đang áp dụng nhƣ sau:
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫ khách hàng lập hồ sơ
- Hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ cấp tín dụng theo danh mục hồ sơ khách hàng cần cung cấp tƣơng ứng với từng đối tƣợng khách hàng
- Sau khi thu thập các hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng đƣợc phân công thực hiện ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, hẹn thời gian phản hồi về hồ sơ khách hàng
- Nhập thông tin khách hàng vào sổ theo dõi hồ sơ khách hàng, đồng thời lãnh đạo trực tiếp quản lý về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để hỗ trợ, theo dõi.
Hình 3.7. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân hiện tại mà ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thƣơng Tín - Chi nhánh Hà Nội
Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu KH
Xác minh, thẩm định/ tái thẩm định
Phê duyệt
Triển khai phán quyết
Kiểm tra kiểm soát sau cho vay
Quản lý và thu hồi nợ
Bước 2: Xác minh, thẩm định/tái thẩm định
- Dựa vài danh mục hồ sơ khách hàng cung cấp, thực hiện kiểm tra sơ bộ hồ sơ trên nguyên tắc chính xác, trung thực, nhất quán giữa các chứng từ, hồ sơ.
- Trên cơ sở đánh giá sơ bộ, chuẩn bị các nội dung cần thiết khi làm việc với khách hàng, lien hệ để xác lập cuộc hẹn với khách hàng và đề nghị khách hàng chuẩn bị các thông tin, chứng từ bổ sung (nếu có).
- Thẩm định thực tế: Tùy theo đối tƣợng và mục đích đề nghị cấp tín dụng của khách hàng để có nội dung xác minh, thẩm định , đảm bảo có những nội dung yêu cầu tối thiểu trong tờ trình cấp tín dụng.
- Lập tờ trình cấp tính dụng
+ Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp kết hợp với kết quả thẩm định thực tế và các nguồn thông tin khác nhau thu thập đƣợc (nếu có) thực hiện phân tích, đánh giá và đƣa ra các nhận xét, kết hợp với nguyên tắc Am hiểu khách hàng,.. để đƣa ra đề xuất phù hợp.
+ Lập tờ trình cấp tín dụng theo mẫu theo quy định VietBank.
+ Sau khi hoàn tất Tờ trình cấp tính dụng và báo cáo đánh giá liên quan (nếu có ), Trƣởng đơn vị kinh doanh nêu ý kiến, đề xuất cấp tín dụng. Trong trƣờng hợp những hồ sơ phải có ý kiến tái thẩm định (những hồ sơ ngoại lệ, vƣợt thẩm quyền). Đơn vị kinh doanh chuyển hồ sơ lên Phòng Tín dụng hội sở và phối hợp tái thẩm đinh khách hàng (nếu cần), bộ phận tái thẩm định lập báo cáo tái thẩm định và đƣa ra ý kiến tham mƣu và ký duyệt.
Bước 3: Phê duyệt
- Thực hiện phê duyệt theo đúng mức ủy quyền đã đƣợc phân quyền theo quy định về thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng và quyết định về mức cấp tín dụng đối với các cấp phán quyết do VietBank quy định theo từng thời kỳ.
- Các cấp phê duyệt chịu trách nhiệm về nội dung phê duyệt khoản tín dụng.
Bước 4: Triển khai phán quyết
- Trƣờng hợp 1: Đồng ý cấp tín dụng
+ ĐVKD soạn hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng và các cam kết liên quan theo quy định từng sản phẩm.
+ Sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo và các cam kết liên quan theo quy định.
+ ĐVKD gửi hồ sơ vào phòng vận hành tín dụng và thực hiện giải ngân cho khách hàng.
- Trƣờng hợp 2: Từ chối cấp tín dụng, đơn vị kinh doanh thông báo từ chối đến khách hàng và lƣu hồ sơ theo quy định.
Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát cho vay
- ĐVKD thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn trong vòng trong vòng 30 ngày kể từ ngày giả ngân. Việc kiểm tra khách hàng để đánh giá mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ
- ĐVKD thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng - Việc kiểm tra khách hàng để đánh giá mục đích sử dụng vốn và tình hình kinh doanh của khách hàng để duy trì mối quan hệ của cán bộ tín dụng và khách hàng, với phƣơng châm khách hàng giới thiệu khách hàng, do đó việc kiểm tra, chăm sóc khách hàng cũng là phƣơng án để những khách hàng cũ giới thiệu cho đơn vị những khách hàng mới, tiềm năng.
Bước 6: Quản lý, thu hồ nợ
- Theo dõi, quán lý hồ sơ khách hàng, thƣờng xuyên trao đổi, nhắc nợ đối với khách hàng cho cán bộ tín dụng quán lý
- Thực hiện thu hồi nợ trƣớc hạn đối với những hồ sơ không thực hiện theo cam kết, có nợ quá hạn tại VietBank.
Bước 7: Tất toán và lưu hồ sơ
- Sau khi kết thúc khoản vay, hoặc theo nhu cầu của khách hàng, ĐVKD thực hiện thủ tục tất toán khoản vay và giải chấp tài sản đảm bảo cho khách hàng
- Thực hiện lƣu trữ hồ sơ theo quy đinh
Tại VietBank có hai cấp xét duyệt tín dụng là Ban Tín Dụng và Hội Đồng Tín dụng, đối với những khoản vay khách hàng cá nhân dƣới 10 tỷ là thẩm quyền của Ban tín dụng, những khoản vay trên 10 tỷ thuộc thẩm quyền của Hội Đồng tín dụng.
Theo đó, các chi nhánh chủ yếu chỉ thực hiện chức năng bán hàng và việc phê duyệt