Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam thƣơng tín chi nhánh hà nội (Trang 38)

4. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để có đƣợc kết quả nghiên cứu, tôi đã sử dụng các cách thức nghiên cứu sau đây:

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Việc điều tra và thu thập số liệu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội và tình hình cho vay KHCN của ngân hàng thông qua phòng kinh doanh. Các số liệu đƣợc chọn lọc tổng hợp từ cái tài liệu sau: Các báo cáo thƣờng niên, báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội năm từ năm 2015 đến năm 2018 của ngân hàng.

- Tổng hợp thông tin từ các báo đài, tạp chí chuyên ngành về Tài chính - Ngân hàng và từ website của ngân hàng.

Bên cạnh đó, bài viết có sử dụng thểm số liệu của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội và các chi nhánh ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn.

Tác giả còn sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội. Chi tiết nội dung khảo sát đƣợc trình bày trong phần Phụ lục. Bảng hỏi gồm 12 câu, trong đó, câu 1 đến câu 4 nhằm đánh giá uy tín thƣơng hiệu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội, câu 5 đến câu 8 để đánh giá tiện ích sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội và câu 9 đến câu 12 để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội.

Tổng số phiếu khảo sát tác giả phát ra là 200 phiếu, và số phiếu hợp lệ thu về là 135 phiếu, đạt tỷ lệ 67,5%.

Các số liệu này sau khi thu về, đƣợc xử lý qua phần mềm Excel để giúp tác giả có cái nhìn khách quan hơn về đánh giá của khách hàng về dịch vụ cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Chi Nhánh Hà Nội trong thời gian qua.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Phƣơng pháp phân tích bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá hoạt động cho vay KHCN. Sau khi thu thập đƣợc số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hàng phân tích số liệu cũng nhƣ các chi tiêu kinh tế một các cụ thể thông qua các phƣơng pháp khác nhau nhƣ: phƣơng pháp so sánh, liên hệ.

a. Phƣơng pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh bán lẻ nói riêng. Nội dung so sánh trong nghiên cứu này sử dụng là: So sánh số thực hiện kỳ phân tích với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh Hà Nội qua các kỳ, đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của các hoạt động cho vay KHCN.

Phƣơng pháp so sánh gồm ba hình thức sau:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Thực chất của việc phân tích này là phản ánh sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo hoạt động cho vay KHCN giữa kỳ này với kỳ gốc, giữa chi nhánh với chi nhánh cùng trong hệ thống ngân hàng.

- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động cho vay KHCN.

- So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thƣờng dùng số liệu từ ba năm trở lên và ở đƣợc tác giả sử dụng so sánh số liệu trong 4 năm từ năm 2015 đến năm 2018. Các chỉ tiêu cần đƣợc so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và dự đoán tình cho vay KHCN trong tƣơng lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết đƣợc các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc sử dụng dƣới các dạng sau:

* So sánh bằng số tuyệt đối: Theo đó, các nhà phân tích sẽ biết đƣợc quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

Ay = yi- yo Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trƣớc Yi: chỉ tiêu năm sau.

* So sánh bằng số tƣơng đối: So sánh bằng số tƣơng đối, các nhà phân tích sẽ nắm đƣợc xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu.

* So sánh bằng số bình quân: Sử dụng phƣơng pháp này để biết đƣợc mức độ mà doanh nghiệp đạt đƣợc so bình quân chung của tổng thể, của ngành... Từ đó, xác định đƣợc vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

b. Phƣơng pháp liên hệ

Các chỉ tiêu đánh giá thƣờng có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích tài chính có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đƣa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan hệ phổ biến nhƣ:

- Liên hệ cân đối: có cơ sở là cân bằng về lƣợng giữa nguồn thu, huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu chi và kết quả kinh doanh.

- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo hƣớng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Tùy theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu, có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng xác định bằng một hệ số riêng.

- Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiểu trong đó mức độ liên hệ không đƣợc xác định theo tỉ lệ và chiểu hƣớng liên hệ luôn biến đổi.

2.2.3. Phương pháp kết hợp

Là phƣơng pháp khi sử dụng các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp một số phƣơng pháp phân tích với nhau. Ví dụ: kết hợp so sánh với phƣơng pháp đồ thị, kết hợp loại trừ với liên hệ cân đối, kết hợp so sánh với loại trừ... Việc kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích với nhau sẽ làm nổi bật đặc trƣng của đối tƣợng phân tích.

2.2.4. Phương pháp biểu đồ, đồ thị

Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần so sánh, tôi sẽ dùng sử dụng phƣơng pháp đồ thị đê tiếp tục phân tích. Thông qua các biểu đô, đồ thị chúng ta có thể dễ dàng so sánh các chỉ tiêu tài chính để đƣa ra các kêt luận về tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh Hà Nội. Đồng thời qua phƣơng pháp này cũng giúp cho ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận các chỉ tiêu, cũng nhƣ sự biến động của nó một cách rõ ràng nhất.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THƢƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 02/02/2007, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín (Vietbank) chính thức đƣợc thành lập trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng tại số 47 Trần Hƣng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng theo giấy phép hoạt động số 2399/QĐ-NHNN do ngân hàng nhà nƣớc cấp ngày 15/12/2006. Tham gia thành lập ngân hàng có 39 cổ đông là các doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm nhƣ Ngân hàng TMCP Á Châu, Công ty đầu tƣ và phát triển Hoa Lâm với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Năm 2009, sau khi đƣợc phê chuẩn vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, Vietbank đã trình xem xét mở 5 chi nhánh, tạo tiền đề cho việc mở rộng mạng lƣới hàng loạt trên toàn quốc sau này.

Năm 2012, Vietbank vinh dự đƣợc bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2013, Vietbank lọt vào top 500 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam (FAST 500) do CTCP báo cáo đánh giá Việt Nam kết hợp với báo điện tử Vietnamnet tổ chức xếp hạng với vị trí 39, chỉ sau ngân hàng TMCP Bản Việt với vị trí 24.

Năm 2015, Vietbank vinh dự nhận giải thƣởng “Thƣơng hiệu uy tín - Trusted Brand” và “Doanh nghiệp phát triển bền vững 2015”.

Năm 2016, Vietbank vinh dự nhận giải thƣởng “Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam”.

Tính đến 31/12/2018, vốn điều lệ của ngân hàng đạt 4.256 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 51.672.039 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 321.984 triệu đồng.

Hội sở chính đặt tại, Tòa nhà Lim II Tower - 62A, Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Vietbank đã và đang từng bƣớc khẳng định chỗ

đứng trên thị trƣờng và đƣợc công chúng biết đến nhiều hơn với sứ mệnh xây dựng Vietbank trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất lƣợng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới. Hiện nay, Vietbank đang sở hữu 96 điểm giao dịch, hơn 1.200 lao động trẻ, năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm tại các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nƣớc.

Ngày 12/01/2009, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín đã chính thức khai chƣớng chi nhánh Hà Nội, trụ sở chi nhánh hà nội đặt tại số 70 - 72 Bà Triệu, Phƣờng Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua đó, VietBank mong muốn tiếp tục phát triển rộng rãi mạng lƣới của mình, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng dân cƣ và doanh nghiệp tại địa phƣơng. Với vai trò chi nhánh đa năng (bao gồm cả mảng dịch vụ khách hàng, khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp), VietBank Hà Nội luôn đạt kết quả kinh doanh tốt qua các năm và đang có những bƣớc phát triển đáng kể; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng không ngừng đƣợc nâng cao; phấn đấu trở thành một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín.

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động chính của Vietbank là kinh doanh tiền tệ - tín dụng - ngân hàng - dịch vụ tài chính với các nghiệp vụ cơ bản gồm:

+ Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân, tổ chức) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tƣ, hùn vốn liên doanh…) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

+ Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh);

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của VietBank Chi nhánh Hà Nội

Con ngƣời là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công cho VietBank, chính vì vậy chủ trƣơng của Ngân hàng là không ngừng đầu tƣ vào chiến lƣợc phát triển nhân sự, trọng tâm là xây dựng một môi trƣờng làm việc tốt nhất cho các cán bộ nhân viên dựa trên ba khía cạnh (1) Thu hút và giữ chân nhân tài; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Khen thƣởng và Ghi nhận.

Hiện nay, VietBank chi nhánh Hà Nội có 46 cán bộ nhân viên với tuổi đời bình quân là 37,75, ban lãnh đạo chi nhánh gồm 3 ngƣời, và các lãnh đạo phòng kinh doanh, phòng giao dịch ngân quỹ, phòng kế toán và phòng hành chính nhân sự. Cơ cấu nhân sự của ngân hàng ngày càng đƣợc cải tiến để đảm bảo thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng theo định hƣớng phát triển thành một ngân hàng đa năng, hiện đại.

3.1.4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng

3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản và nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn. Hoạt động huy động vốn của Vietbank Hà Nội đƣợc tiến hành chủ yếu từ việc nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân và tổ chức trong nƣớc. Thị phần về huy động vốn của Vietbank Hà Nội tƣơng đối cạnh tranh so với các ngân hàng tƣơng đƣơng trên cùng địa bàn. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn bằng VNĐ tƣơng đối đa dạng, hƣớng tới từng đối tƣợng khách hàng cụ thể nhƣ: Sản phẩm tiết kiệm linh hoạt vốn giúp khách hàng có thể rút gốc linh hoạt trong thời

gian gửi mà số vốn gốc còn lại vẫn đƣợc giữ nguyên lãi suất và kỳ hạn gửi; Sản phẩm tiết kiệm lãnh lãi trƣớc cho phép khách hàng nhận lãi ngay khi gửi tiền với lãi suất cao; Sản phẩm tiết kiệm tích tài hoặc sản phẩm tiết kiệm nhân đôi khách hàng không chỉ nhận đƣợc mức lãi suất hấp dẫn mà còn linh hoạt chọn kỳ lãnh lãi, rút trƣớc hạn mà không phải trả lại số tiền lãi của các kỳ lãnh lãi trƣớc đó đã nhận,... Tuy nhiên hoạt động huy động vốn hiện nay tại Vietbank Hà Nội nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn rất khó khăn do NHNN đặt trần lãi suất huy động thƣờng thấp, lãi suất huy động luôn trong tình trạng cạnh tranh quyết liệt.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn tại Vietbank Hà Nội Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1.446,85 100 2.758,4 100 3.421,24 100 3.913,60 100 Theo loại hình

Tiền gửi thanh toán+ký quỹ+chuyên dùng 139,35 9,63 270,32 9,8 341,45 9,98 469,62 12

Tiền gửi có kỳ hạn 1.307,5 90,37 2.488,08 90,2 3.079,79 90,02 3.542,98 88

Theo đối tượng

Tổ chức kinh tế 685,55 47,38 1.279,14 46,37 1.574,64 46,03 1.880,34 48,05

Dân cư 761,30 52,62 1.479,26 53,63 1.846,6 53,97 2.033,26 51,95

Theo loại tiền

Việt Nam đồng 1.142,51 78,97 2.241,20 81,25 2.736,32 79,98 3.053,87 78,03

Ngoại tệ quy VNĐ 304,34 21,03 517,20 18,75 684,92 20,02 859,73 21,97

Phát hành CTCG - - - - - - - -

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng vốn huy động của Vietbank Hà Nội có sự tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, năm 2015 đạt 1.446,85 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.758,40 tỷ đồng ; năm 2017 đạt 3.421,24 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3.913,60 tỷ đồng.

Về cơ cấu vốn huy động

* Theo loại hình: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ lệ cao

trong các loại hình và có xu hƣớng tăng lên qua các năm, luôn chiếm trên 90% trong tổng vốn huy động.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.2. Cơ cấu vốn huy động theo loại hình

* Theo đối tượng: Tỷ lệ vốn huy động từ dân cƣ của VIETBANK Hà Nội

trong những năm qua có sự tăng lên rõ rệt và chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm trên 50%:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.3. Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tƣợng

* Theo loại tiền: Tiền gửi VND vào Vietbank Hà Nội vẫn chiếm tỷ trọng lớn,

là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng. Tỷ lệ tiền gửi VND của VIETBANK Hà Nội luôn chiếm trên 78% tổng nguồn vốn huy động qua các năm.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.4. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ

Bên cạnh huy động vốn bằng VND, Vietbank Hà Nội cũng huy động USD nhất là nguồn thu ngoại tệ từ nƣớc ngoài thông qua hoạt động tài trợ thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam thƣơng tín chi nhánh hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)