Những mặt trái của đời sống văn hó a xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Những mặt trái của đời sống văn hó a xã hội Việt Nam

Xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ thì những mặt trái của nền kinh tế cũng đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ nét của xu hướng này là sự suy giảm về mặt đạo đức của không ít người, nhất là của lớp trẻ, thậm chí một số cán bộ, Đảng viên cũng đang dần bị thoái hóa, biến chất. Cùng với đó là sự xuất hiện

của nhiều yếu tố tiêu cực khác. Đặc biệt là đời sống văn hóa - xã hội đang bị chi phối mạnh mẽ bởi lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãng phí, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ biểu hiện trong lối sống, trong cách ứng xử giữa người với người. Những mặt trái, những tiêu cực này đang ảnh hưởng đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta. Mối quan hệ giữa người với người, ý thức về trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với những người thân trong gia đình, đối với cộng đồng và toàn xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, cần có hướng giải quyết thỏa đáng. Với ý thức trách nhiệm của người cầm bút, Ma Văn Kháng không chỉ viết, không chỉ đề cập đến những giá trị văn hóa ở khía cạnh đẹp nhất, hoàn mỹ nhất mà ông còn dũng cảm phác họa nó ở khía cạnh thiếu sót, đang bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực, đang dần bị tha hóa trầm trọng. Bằng các sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã đặt ra rất nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi, nhiều nỗi băn khoăn, nhức nhối cho mọi người, cho toàn thể xã hội.

Theo như Lê Ngọc Bảo thì "Đám cưới không có giấy giá thú là tác phẩm tiểu

thuyết luận đề." Vậy, vấn đề gì được nhà văn đưa ra ở đây? Đó chính là những mặt

trái, những sai sót trong công tác giáo dục. Giáo dục Việt Nam ở thời điểm quá độ đã bị xuống cấp khiến cho không ít thầy không ra thầy, trò cũng không ra trò; công tác cán bộ trong nhà trường không được làm đúng theo quy trình đào tạo cán bộ, công tác học tập và giảng dạy thì sa sút. Ma Văn Kháng có một cái nhìn hiện thực rất tỉnh táo cho nên ông không bao giờ bị những thói xấu, cái bất bình thường vốn đã nảy sinh trong xã hội lấn át, hoặc chỉ có cái nhìn một chiều đầy u ám mà không thấy một chiều khác đầy nắng rực rỡ. Đặt vấn đề bản chất và năng lực của người lãnh đạo, nhà văn muốn nhắc nhở: mỗi người trong số chúng ta cần nhìn lại cuộc sống đã qua, nhìn lại chính bản thân mình để xét lại mọi suy nghĩ và hành động nhằm vận động đúng theo tinh thần đổi mới mà Đảng đã đề ra.

Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo nhưng theo Mác thì "Đó phải là giai

cấp công nhân đại công nghiệp. Cũng có nghĩa rằng, đó là một giai cấp công nhân trí thức". Cùng với Mác, Lênin cũng đã phát biểu: "Chỉ có thể đem toàn bộ kho tri thức của nhân loại làm giàu cho bộ óc của mình, chúng ta mới có thể trở thành người cộng sản. Cũng có nghĩa rằng, chất cộng sản và chất trí thức trùng khít làm một".

Nếu theo đúng như nguyên tắc và yêu cầu của Mác và Lênin thì liệu Cẩm có xứng đáng ở vị trí lãnh đạo, có xứng đáng là một người thầy?

Cẩm xuất phát là một anh bí thư Đoàn thanh niên xã, do có sức khỏe và giật giải trong cuộc chạy thi 1.000m ở huyện đã được mời về dạy ở một trường cấp hai. Ban đầu anh chỉ dạy nghiệp dư, sau đó thì được chuyển sang dạy chính thức rồi ít lâu sau lại được đề bạt lên làm hiệu trưởng. Đến đây một câu hỏi được đặt ra: sao một thầy giáo dạy thể dục, trình độ văn hóa chỉ mới lớp 7 lại được làm hiệu trưởng? Đó là vì Cẩm là đảng viên duy nhất trong trường. Và rồi do nhu cầu đào tạo, Cẩm lại được cử đi học đại học sư phạm. Điều này là quá sức so với một người chỉ mới học xong lớp 7 như Cẩm. Theo như nhà văn giải thích thì việc Cẩm được cử đi học là do: "Về mặt văn hóa, tuy Cẩm chỉ có bằng lớp 7 nhưng Cẩm lại là hiệu trưởng một trường cấp hai. Hiệu trưởng một trường cấp hai lẽ nào lại không đáng mặt chọn tuyển để đào tạo thành giáo viên cấp ba?" và nhiều khi "Sự đời lắm khi rất đơn giản. Rất đơn giản thế này thôi: sau khi xem xét nhân sự sinh viên mới nhập học, tổ chức trường đại học nhận thấy rằng, lực lượng đảng viên ở trong sinh viên khoa văn vừa ít vừa non, vậy cần tăng cường bằng cách san ở các khoa khác về. Thế là Cẩm trở thành sinh viên khoa văn, hơn nữa lại tham gia chi ủy, trực tiếp làm trưởng một trong hai lớp toàn khoa." [24, tr.458] Mọi người cho rằng "Đã là đảng viên thì làm lãnh đạo được". Lẽ

dĩ nhiên một người mới học xong lớp 7 thì làm gì có đủ trình độ mà học đại học. Cho nên trong cả ba năm học, năm nào anh cũng có tới bốn năm môn điểm dưới trung bình. Nếu như chỉ là một sinh viên bình thường thì Cẩm đã được nhà trường lịch sự mời ra khỏi cổng trường rồi nhưng tiếc rằng Cẩm lại là chi ủy viên, là lớp trưởng. Lại một lần nữa nghịch lý tái diễn: Cẩm vẫn lên lớp bình thường, hơn nữa lại tốt nghiệp loại ưu. Một cuộc hôn nhân gượng ép đã đẻ ra một hậu quả dị thường.

Cẩm không chỉ là một người lãnh đạo bất tài mà còn là điển hình của loại thầy không ra thầy. Sau hơn chục năm ra trường, Cẩm vẫn rỗng tuếch và cằn cỗi như xưa. Dạy văn là sự giải mã một cách nghệ thuật cái vô hình sau cái hữu hình, cái im lặng sau cái âm thanh, cái thần thái của mỗi xác chữ... nhưng Cẩm dạy văn học, giải thích sai từ này, từ nọ là chuyện cơm bữa, ông bắt học trò chữa cụm từ hào khí Đông A

vừa tội nghiệp cho chí sĩ, thi nhân, bài nào cũng giống như bài nào, cũng chỉ bình phẩm quẩn quanh mấy câu chung chung, quen thuộc, liên hệ thực tế thì gò bó, gượng ép. Cẩm dạy Truyện Kiều thì thật là làm trò cười cho giáo giới, cho học trò. Cái biệt danh Đẽo-cày-giữa-đường của Cẩm cũng bắt nguồn từ cái năng lực kém cỏi, dở dở ương ương, không đến đầu không đến cuối đó.

Trong "Đám cưới không có giấy giá thú", Cẩm là điển hình nhưng không phải là duy nhất của hiện trạng "thầy không ra thầy". Ngoài Cẩm ra còn có bà Thảnh dạy hóa, Thuật dạy toán... Chính vì sự kém cỏi, vô trách nhiệm, thờ ơ của những người thầy như thế này đã đưa đến hậu quả không nhỏ trong kỳ thi cuối cấp lớp 12.

Tiến hành khảo sát cả ba cuốn tiểu thuyết nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng: cả "Côi cút giữa cảnh đời", "Mùa lá rụng trong vườn",

"Đám cưới không có giấy giá thú" đều đề cập đến lối sống thực dụng chạy theo đồng

tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãng phí, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ biểu hiện trong lối sống, trong cách ứng xử giữa người với người.

Nhân vật Lý (Mùa lá rụng trong vườn) trong một cơn cuồng nộ đã lớn tiếng phát biểu "Đời chỉ là một chữ T thôi". Chính cái triết lý ấy đã làm thay đổi con người Lý - từ một người phụ nữ đẹp, thủy chung, đảm đang trở thành một kẻ ăn chơi, sa ngã, bất chấp đạo lý. Không phải ngay từ đầu Lý đã có cái triết lý ấy. Trước năm 1975, khi chị bị nghĩa lớn của dân tộc hấp dẫn, khi được sống trong một môi trường lành mạnh thì chị vừa tham gia phục vụ chiến đấu, vừa quán xuyến việc nhà một cách chu toàn. Có thể nói đây là quãng đời tuyệt đẹp của chị. Nhưng sau chiến tranh, người chồng trở về, anh sống vô vị, thiếu trách nhiệm với gia đình, từ đó nỗi thất vọng của chị cứ ngày một lớn dần. Cái câu chị vẫn nói đùa, đầy trìu mến với chồng

"Không hiểu sao tôi lại lấy phải ông, ông Đông nhỉ?" ngày càng thay đổi sắc thái,

chua chát, cay đắng hơn. Bản thân Lý là một người phụ nữ ít được học hành, vụ lợi, tham lam, đua đòi, hay ganh ghét với người khác, thích chơi trội không muốn kém ai. Thêm vào đó là những diễn biến phức tạp đang diễn ra ở xí nghiệp - nơi chị làm việc; những mánh khóe gian ngoan, thủ đoạn của gã trưởng phòng vật tư xấu xí, nhiều tuổi nhưng lắm tiền và thành thạo mọi ngón ăn chơi xa hoa đã đẩy Lý từng bước đến chỗ

hư hỏng. Lý trở thành một kẻ coi trọng đồng tiền, coi trọng vật chất, sẵn sàng vứt bỏ mọi đạo lý gia đình để chạy theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ.

Cùng với Lý (Mùa lá rụng trong vườn) thì Thụy, Vàng Anh, Vành Khuyên... (Côi cút giữa cảnh đời); Xuyến, Thuật... (Đám cưới không có giấy giá thú) cũng là những con người đam mê vật chất, sung sướng khi được một bộ quần áo đẹp, một cái tủ đẹp, coi đồng tiền là trên hết, tìm mọi cách để kiếm tiền dù biết đó là việc làm sai trái, không có đạo đức.

Tiểu kết chương 2

Dấu ấn văn hóa Việt Nam trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới được thể hiện đậm nét ở bức tranh thiên nhiên, con người và đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam. Ma Văn Kháng thông qua các tác phẩm của mình đã làm tái hiện một bức tranh thiên nhiên với bốn mùa rõ rệt, bức tranh thiên nhiên vườn gắn liền với đời sống... mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời, nhà văn cũng bộc lộ sự am hiểu sâu sắc của mình về tâm hồn cũng như tính cách của con người Việt Nam: đó là những con người mang trong mình những giá trị đạo đức truyền thống; họ luôn luôn giàu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống; đặc biệt, trong thời kì Đổi mới, trước những biến động, những mặt trái của đạo đức truyền thống, mỗi người lại có cách phản ứng, một thái độ, cách nhìn nhận khác nhau.

Ngoài ra, hiện thực đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam cũng được nhà văn nhìn nhận và thể hiện ở cả hai mặt tốt và xấu, những nét đẹp văn hóa cũng như những mặt trái của đời sống xã hội nhằm phản ánh đầy đủ, toàn vẹn hiện thực đời sống trong thời kỳ mới có đầy biến động.

Chương 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA

TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 3.1. Nghệ thuật miêu tả không gian văn hóa

Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: "Không gian nghệ thuật

là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó" .

Cùng với cách giải thích của Lê Bá Hán nhưng Trần Đình Sử nhấn mạnh thêm:

"Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật" và "không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống".

Thực chất, không gian nghệ thuật chính là không gian được xây dựng từ những quan niệm về không gian sinh hoạt trong cuộc sống. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điểm nhìn, sở trường riêng cũng như nội dung phản ánh mà mỗi nhà văn lại xây dựng một không gian nghệ thuật riêng. Trong các sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã xây dựng thành công một không gian nghệ thuật mang đậm chất văn hóa. Thông qua không gian văn hóa ấy, các nhân vật tồn tại, sinh hoạt và thể hiện suy nghĩ, tính cách, hành động...

3.1.1. Không gian sinh hoạt

Văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 thường đề cập đến những vấn đề có tính sử thi do đó không gian nghệ thuật trong các tác phẩm thường là không gian sử thi rộng lớn như chiến trường, con đường hành quân, nông trường, xí nghiệp... đó là nơi con người sống và chiến đấu cho sự nghiệp chung của dân tộc. Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, những đề tài về thế sự, đời tư được quan tâm nhiều hơn, không gian nghệ thuật theo đó cũng có sự thay đổi.

Ma Văn Kháng là nhà văn nhạy cảm với sự chuyển mình của văn học, ông cũng không nằm ngoài dòng chảy chung đó. Nhà văn chuyển hướng các sáng tác của mình đến cuộc sống đời thường cũng như số phận của những con người khác nhau trong thời đại mới. Trong không gian sinh hoạt đời thường, con người bộc lộ đến cùng bản chất phức tạp, nhiều mặt của mình: tốt - xấu, thiện - ác, cách đối nhân xử thế, thái độ với những thay đổi mới của xã hội... Một cái nhìn đầy tính nhân sinh của nhà văn qua

đó mà cũng được thể hiện. Khảo sát Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy

giá thú, Côi cút giữa cảnh đời, chúng tôi thấy không gian sinh hoạt được nhà văn quan

tâm nhiều hơn cả là không gian căn phòng, gia đình và không gian khu tập thể.

3.1.1.1. Không gian căn phòng, gia đình

Cũng như truyện ngắn, trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn sau năm 1975, không gian căn phòng xuất hiện khá nhiều. Căn phòng chính là nơi riêng tư, là nơi con người có thể sống thật với chính bản thân mình, có thể tự do bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc, mọi nỗi niềm tâm trạng hay bản chất của mình. Cũng tại không gian đó mà mọi mối quan hệ gắn bó thân thiết được kiểm chứng, được thể hiện (Mùa lá rụng

trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời). Căn phòng cũng có khi trở thành một cái ốc đảo

biệt lập để con người trốn tránh thực tại, để suy tư, chiêm nghiệm về những điều xảy ra trong cuộc sống (Đám cưới không có giấy giá thú).

Căn buồng gia đình Duy (Côi cút giữa cảnh đời) được miêu tả chi tiết từ vị trí, kí hiệu cho đến không gian. Đó là "căn buồng số 12 trong dãy nhà một tầng dài thượt, mái ngói đã mọc rêu xám, đầu hồi có kẻ chữ B 16", "Căn buồng chính của gia đình tôi rộng hai mươi tư mét vuông. Từ sân vào, qua nó, đến cái sân nhỏ, bước vào khu phụ rộng hơn chục mét vuông nữa, gồm bếp, bể nước, nhà tắm, buồng vệ sinh, nhà kho. Trước căn buồng chính có một hành lang nhỏ. Ngoài nữa là cái sân đất, mỗi chiều rộng độ ba mét, chừa một lối đi nhỏ ở giữa, còn lại, đất được cuốc lên đánh thành luồng, bà tôi hè thì reo rau dền, rau đay, đông thì trồng su hào, cải bắp, khi giàn mướp, lúc giàn su su, mùa nào thức ấy, chịu khó bón chăm cũng đủ rau ăn cho cả nhà" [25, tr.27-28] Căn buồng chính là nơi gắn với những kỉ niệm vui, những lúc

cả gia đình sum họp, đầm ấm; không chỉ vậy nó còn là nơi chứng kiến biết bao nhiêu biến cố, bao điều uất hận xảy ra với từng thành viên trong gia đình.

Theo trí nhớ và ấn tượng trong đầu Duy thì trước kia căn buồng có "sáu người

ở, hơi chật chội một tí, nhưng vui lắm". Đây là quãng thời gian vui nhất, hạnh phúc

nhất của cả gia đình Duy để rồi chẳng bao lâu sau, hàng loạt những sóng gió cứ lần lượt ập đến. Từng thành viên trong gia đình cứ lần lượt rời đi: cô Quỳnh xung phong đi xây dựng nông trường ở Lào Cai, chú Dũng xin vào đoàn địa chất đi tìm sắt ở Thái Nguyên, bố của Duy sau đó cũng xung phong đi bộ đội. Căn buồng ấy sẽ chẳng đến

mức cô quạnh, lạnh lẽo, buồn tủi nếu như không có sự ra đi của mẹ Duy. Bà đã dứt lòng bỏ lại sau lưng đứa con thơ dại và người mẹ chồng đã già yếu để kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Kể từ đây, những khó khăn, những oan ức, những tủi hờn cứ ập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)