Không gian sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 61 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Không gian sinh hoạt

Văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 thường đề cập đến những vấn đề có tính sử thi do đó không gian nghệ thuật trong các tác phẩm thường là không gian sử thi rộng lớn như chiến trường, con đường hành quân, nông trường, xí nghiệp... đó là nơi con người sống và chiến đấu cho sự nghiệp chung của dân tộc. Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, những đề tài về thế sự, đời tư được quan tâm nhiều hơn, không gian nghệ thuật theo đó cũng có sự thay đổi.

Ma Văn Kháng là nhà văn nhạy cảm với sự chuyển mình của văn học, ông cũng không nằm ngoài dòng chảy chung đó. Nhà văn chuyển hướng các sáng tác của mình đến cuộc sống đời thường cũng như số phận của những con người khác nhau trong thời đại mới. Trong không gian sinh hoạt đời thường, con người bộc lộ đến cùng bản chất phức tạp, nhiều mặt của mình: tốt - xấu, thiện - ác, cách đối nhân xử thế, thái độ với những thay đổi mới của xã hội... Một cái nhìn đầy tính nhân sinh của nhà văn qua

đó mà cũng được thể hiện. Khảo sát Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy

giá thú, Côi cút giữa cảnh đời, chúng tôi thấy không gian sinh hoạt được nhà văn quan

tâm nhiều hơn cả là không gian căn phòng, gia đình và không gian khu tập thể.

3.1.1.1. Không gian căn phòng, gia đình

Cũng như truyện ngắn, trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn sau năm 1975, không gian căn phòng xuất hiện khá nhiều. Căn phòng chính là nơi riêng tư, là nơi con người có thể sống thật với chính bản thân mình, có thể tự do bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc, mọi nỗi niềm tâm trạng hay bản chất của mình. Cũng tại không gian đó mà mọi mối quan hệ gắn bó thân thiết được kiểm chứng, được thể hiện (Mùa lá rụng

trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời). Căn phòng cũng có khi trở thành một cái ốc đảo

biệt lập để con người trốn tránh thực tại, để suy tư, chiêm nghiệm về những điều xảy ra trong cuộc sống (Đám cưới không có giấy giá thú).

Căn buồng gia đình Duy (Côi cút giữa cảnh đời) được miêu tả chi tiết từ vị trí, kí hiệu cho đến không gian. Đó là "căn buồng số 12 trong dãy nhà một tầng dài thượt, mái ngói đã mọc rêu xám, đầu hồi có kẻ chữ B 16", "Căn buồng chính của gia đình tôi rộng hai mươi tư mét vuông. Từ sân vào, qua nó, đến cái sân nhỏ, bước vào khu phụ rộng hơn chục mét vuông nữa, gồm bếp, bể nước, nhà tắm, buồng vệ sinh, nhà kho. Trước căn buồng chính có một hành lang nhỏ. Ngoài nữa là cái sân đất, mỗi chiều rộng độ ba mét, chừa một lối đi nhỏ ở giữa, còn lại, đất được cuốc lên đánh thành luồng, bà tôi hè thì reo rau dền, rau đay, đông thì trồng su hào, cải bắp, khi giàn mướp, lúc giàn su su, mùa nào thức ấy, chịu khó bón chăm cũng đủ rau ăn cho cả nhà" [25, tr.27-28] Căn buồng chính là nơi gắn với những kỉ niệm vui, những lúc

cả gia đình sum họp, đầm ấm; không chỉ vậy nó còn là nơi chứng kiến biết bao nhiêu biến cố, bao điều uất hận xảy ra với từng thành viên trong gia đình.

Theo trí nhớ và ấn tượng trong đầu Duy thì trước kia căn buồng có "sáu người

ở, hơi chật chội một tí, nhưng vui lắm". Đây là quãng thời gian vui nhất, hạnh phúc

nhất của cả gia đình Duy để rồi chẳng bao lâu sau, hàng loạt những sóng gió cứ lần lượt ập đến. Từng thành viên trong gia đình cứ lần lượt rời đi: cô Quỳnh xung phong đi xây dựng nông trường ở Lào Cai, chú Dũng xin vào đoàn địa chất đi tìm sắt ở Thái Nguyên, bố của Duy sau đó cũng xung phong đi bộ đội. Căn buồng ấy sẽ chẳng đến

mức cô quạnh, lạnh lẽo, buồn tủi nếu như không có sự ra đi của mẹ Duy. Bà đã dứt lòng bỏ lại sau lưng đứa con thơ dại và người mẹ chồng đã già yếu để kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Kể từ đây, những khó khăn, những oan ức, những tủi hờn cứ ập xuống lên tiếp. Nhưng dù cho có chịu biết bao uất ức, chèn ép; phải đối diện với biết bao nguy hiểm, âm mưu, thủ đoạn của những kẻ bất lương; dù cho tuổi già sức yếu, việc kiếm ra đồng tiền để duy trì cuộc sống ngày càng khó khăn... thì người bà đáng kính của Duy vẫn luôn luôn kiên cường, đưa tấm thân đã bạc màu vì cuộc sống ra để che chở, để bảo vệ và dạy dỗ các cháu. Bà có thể "nhịn" tất cả mọi thú vui, mọi niềm đam mê của mình chứ không đành lòng nhìn những đứa cháu thơ dại phải chịu khổ, chịu đói. Đặc biệt là ở bà luôn luôn tồn tại một niềm tin, một niềm lạc quan vào sự sum họp, đoàn viên của cả gia đình trong một thời gian không xa. Đúng như dự đoán và niềm mong mỏi của bà, cuối cùng mọi thành viên trong gia đình đều trở về và có một cuộc sống hạnh phúc, kể cả người mẹ đã từng lầm đường, lạc lối của Duy.

Trong "Mùa lá rụng trong vườn", Ma Văn Kháng rất có ý thức miêu tả hai căn buồng của hai cặp vợ chồng Đông - Lý và Phượng - Luận. Thông qua cách miêu tả đó người đọc phần nào cảm nhận được tính cách và lối sống của mỗi con người.

Đây là căn buồng của vợ chồng Lý: "căn buồng tềnh toàng và thiếu ngăn nắp

quá... Buồng rộng, đồ đạc có vẻ nhiều, nhưng tất cả đều gói kín trong các bao tải, túi ni lông, hòm gỗ, hòm sắt giúi dưới gầm giường, gầm tủ và chất đống ở một góc nhà. Không có sự kê dọn, bài trí, ngoại trừ cái giường mô đéc chân lùn kê trước cái tủ gương kiểu cổ, trán tủ, bệ tủ chạm khắc chim hoa rườm rà. Góc buồng đối diện với đống đồ đạc bọc gói là nơi để những là ngựa gỗ, xe đạp con, búp bê, bàn tính, bàn cá ngựa, những đồ chơi bằng nhựa..." [24, tr.102].

Còn đây là căn buồng của vợ chồng Phượng: "Buồng hẹp, ghép hai giường cá

nhân thành một giường đôi, chỉ còn hở một lối vừa người đi. Khoảng trống phía trong là nơi làm việc, bếp núc. Gần cửa sổ là cái tủ nhỏ để sách cơ quan thanh lý Luận mua được. Cũng là đồ thải loại, một cái bàn nhỏ và một cái ghế đẩu kê ở góc buồng. Luận thích viết và đọc sách ở nơi kín đáo. Cửa sổ dành làm nơi đứng ngắm khu vườn này." [24, tr.147]

Mặc dù, căn buồng của vợ chồng Phượng không rộng, không có nhiều đồ đặc có giá trị như căn buồng của vợ chồng Lý nhưng tất cả được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp thể hiện sự chỉnh chu, thu vén của bàn tay người phụ nữ đảm đang. Không khí của căn buồng đó cũng thật đặc biệt - thân mật và vô cùng ấm cúng.

Đối với Phượng, căn buồng là nơi để chị lấy lại sức lực, trút bỏ đi hết thảy mệt nhọc, buồn phiền mà chị gặp phải ở cơ quan hay trong mối quan hệ với Lý. Tại đây tình cảm vợ chồng gắn bó, hài hòa, thủy chung son sắt được thể hiện như một chuẩn mực của một gia đình truyền thống Việt Nam. Căn buồng đó "là vũ trụ thu nhỏ, ở đó

sống chung hai con người hiểu nhau, tôn trọng nhau và dắt dìu nhau. Ở đây có cả hạnh phúc chăn gối thân mật mà không suồng sã thô bạo. Ở nơi đây, chị là sự dịu dàng êm ái, bản năng nhân từ, tinh tế, bền bỉ, sâu kín. Anh thông minh, khách quan, ý chí, duy ngã, mạnh mẽ. Chị cụ thể hơn, anh trừu tượng hơn. Trên cái nền chung, hai con người đắp đổi, bù trừ cho nhau, tạo nên một mối quan hệ bền vững hơn tất cả các hợp đồng, khế ước ràng buộc, chi phối nhau; tới mức tình trạng tinh thần người này quyết định âm điệu cuộc sống người kia" [24, tr.148]. Dù trong cuộc sống còn vô

vàn những khó khăn nhưng giữa họ chưa một lần to tiếng, chưa một lần bất hòa với nhau. Gặp bất kì một việc gì, dù là vui hay buồn, có bất kỳ một suy nghĩ, tâm trạng nào, Phượng cũng tha thiết mong được gặp chồng, được kể cho anh để anh có thể phân tích, biện giải cho chị. Còn Luận - chồng Phượng đi làm hay đi công tác ở đâu cũng luôn luôn nghĩ, lo lắng cho người vợ hiền lành, đôn hậu ở nhà, xong việc anh chỉ nhanh nhanh chóng chóng để trở về nhà, kể cả việc phải vượt qua hàng trăm cây số ngay trong đêm.

Căn buồng không chỉ là nơi thể hiện tình cảm vợ chồng đằm thắm, thủy chung của vợ chồng Phượng mà còn là nơi kiểm chứng tình người, sự đùm bọc, sẻ chia, nhân hậu của vợ chồng Phượng với những người có số phận bất hạnh ở xung quanh. Mặc dù, chỉ có một căn phòng nhỏ, điều kiện kinh tế của hai vợ chồng Phượng cũng vô cùng khó khăn vậy mà họ vẫn sẵn sàng dang tay ra đón nhận, cưu mang ba mẹ con vợ của người em trai. Họ nhịn ăn, nhịn uống để dành phần đó cho ba con người khốn khổ kia. Thậm chí, Luận đã phải mang chiếc áo véc duy nhất của mình đi bán để lấy tiền trang trải thêm cho cuộc sống. Hai vợ chồng cứ người nọ nhịn để nhường cơm

cho người kia. Và dù có chật vật, có thiếu thốn đến đâu, hai vợ chồng vẫn cứ lặng lẽ chịu đựng rồi từng bước tìm cách tháo gỡ chứ không vì thế mà hắt hủi, điều này điều nọ với mẹ con vợ chú Cừ. Phải nói rằng, ở Luận và Phượng chứa chan một lòng bao dung, nhân hậu lớn lao mà không phải ai cũng có.

Căn gác xép của thầy giáo Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Hãy xem nhà văn đặc tả căn gác xép - ốc đảo riêng của nhân vật chính.

"Căn gác xép hình vuông, mỗi chiều dài ba mét. Mặt sàn lát gỗ lim, thứ gỗ có đặc điểm càng có tuổi đời càng cao càng biến hóa. Nay, nó là sừng, óng chuốt.

Mỗi hàng lan can con tiện ngăn ở đầu này, đóng khung căn gác xép, cùng với cái trần thấp, chừng một mét rưỡi, tạo nên một không gian ba chiều kín đáo, có thể tích hơn chục mét khối không khí, tỏa ra một phong thái u trầm, tĩnh mạc, rất tách biệt." [24, tr.351-352].

Trước kia, căn gác nhỏ ấy chỉ là nơi để đòn đám ma, chẳng ai nhìn ra cái giá trị đích thực của nó. Khi sang tay Tự, giá trị của căn gác đó mới thực sự được phát huy. Với tư cách là ông chủ của căn nhà, Tự đã thiết lập một bầu không khí, một thế giới riêng, biến nó trở thành: "... thánh đường tôn nghiêm, tháp ngà cao quý, câu lạc bộ văn hóa, phân xưởng rèn đúc năng lực và ý chí của Tự, nơi tuổi bốn mươi ba của Tự trú ngụ hàng ngày". Khi ở trong căn gác này, Tự có thể bỏ ngoài tai, vứt sang bên lề

cái phồn tạp, tầm phào, xô bồ của cuộc sống; có thể dành hết tâm lực của mình cho việc nghiên cứu, soạn bài, chấm bài. Tại đây, anh có thể tránh tối đa những cuộc viếng thăm xã giao, xin xỏ của cha mẹ học trò - điều mà Tự xưa nay vốn ghét cay ghét đắng, coi đó là một nỗi sỉ nhục của nghề. Anh cũng không phải lúc nào cũng phải khoác lên mình một bộ cánh vừa dài vừa nóng giữa ngày hè oi bức mà có thể vô tư mặc một chiếc quần đùi vá, một chiếc áo đã sã vai vì lâu ngày, thậm chí là còn có thể cởi trần nữa. Căn gác giống như một không gian riêng, "một mảnh tình riêng anh

với anh", không một sự soi mói nào có thể lọt tới được.

Căn gác cũng là nơi anh giấu đi căn bệnh trường kì của mình - đó là những cơn sốt rét rừng, di chứng còn sót lại của những năm đi bộ đội. Anh tự mình chịu đựng và coi đó như một điều "thú vị làm sao!". Căn gác nhỏ còn là nơi tụ hội của những người bạn bè thân quen, những người có cùng chung sở thích, tâm đầu ý hợp. Dù không

gian có hẹp nhưng ý chí, tâm hồn của họ không hề hẹp chút nào. Họ cùng nhau luận bàn, dốc bầu tâm sự và trêu trọc nhau bằng những câu chuyện tếu táo vô hại.

Đặc biệt, căn gác xép theo cách nói có phần tàn nhẫn của Thuật thì nó "chỉ là nơi Tự lẩn tránh cái ái tình chênh lệch và trục trặc liên tục giữa Xuyến và anh". Dù

cách nói có phần tàn nhẫn trắng trợn nhưng có vẻ nó là sự thật bởi mỗi lần nghe vợ cằn nhằn, chửi đổng hay mỗi khi vợ chồng xích mích, không hòa hợp là Tự lại trốn lên gác, có lần anh đã khóc, anh khóc cho số phận mình, cho sự thay đổi quá nhanh của lòng người hay cho cuộc hôn nhân đang có nguy cơ đứng trên bờ vực thẳm...

3.1.1.2. Không gian khu tập thể

Khu tập thể là nơi sống và sinh hoạt của đại đa số các gia đình công nhân, viên chức Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc và giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới. Do tồn tại trong suốt một thời gian dài cho nên khu tập thể cũng được xem như một trong những nét văn hóa Việt Nam giai đoạn hiện đại. Trong khu tập thể thường phân thành từng dãy, mỗi dãy có một số lượng nhà nhất định, tất cả đều được đánh dấu theo những kí hiệu riêng. Những căn hộ trong khu tập thể được giao cho những gia đình công nhân viên chức nhà nước có thành tích cao trong lao động sản xuất. Hiện nay, ở các thành phố lớn, xuất hiện rất nhiều những "nhà chung cư" - đây chính là hình thức biến thiên của khu tập thể trong điều kiện mới. Tuy nhiên, không giống với nhà chung cư là những tòa nhà cao tầng với nhiều căn hộ khác nhau; trong khu tập thể, những căn nhà được xây thấp, nằm cạnh nhau, cách nhau một bờ tường, một khoảnh sân hay một mảnh vườn nhỏ. Đây là nơi con người thể hiện tình làng nghĩa xóm với nhau.

Ba bà cháu Duy (Côi cút giữa cảnh đời) mặc dù có một nghị lực sống phi thường, cứng cỏi sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách nhưng nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của những người hàng xóm tốt bụng thì cũng khó mà có thể đứng vững được. Nổi bật hơn cả là cô giáo Quyên - hàng xóm ngay cạnh nhà Duy. Gia đình nhà cô Quyên cũng có hoàn cảnh khó khăn: chồng cô xung phong đi chiến trường, đến đầu năm nay chồng cô bị thương nặng, đang phải nằm điều trị ở bệnh viện; cô có một đứa con trai còn nhỏ lại hay ốm; bản thân cô cũng phải "mặc cái áo

nâu vá". Vậy mà cô vẫn luôn luôn lo lắng, tìm đủ mọi cách để giúp đỡ bà cháu Duy

sang lớp có cô chủ nhiệm hiền lành, chu đáo hơn; rồi lại đi tạo mối quan hệ để làm giấy khai sinh với mục đích để bé Thảm được hưởng những quyền lợi như những đứa trẻ khác. Cũng vì lo lắng, không yên tâm về ba bà cháu Duy mà cô thường xuyên thư từ về hỏi han tình hình ở nhà. Có lẽ trong tâm chí của cô Quyên, bà cháu Duy từ lâu đã không còn là những người hàng xóm thông thường mà trở thành những người thân yêu ruột thịt. Đáp lại tấm chân tình của cô, bà của Duy cũng thương cô lắm, bà gạn quần áo cũ, may mặc cho thằng Lễ rồi chăm nom, bế bồng nó mỗi khi cô có việc bận hay mệt mỏi.

Ngoài cô Quyên, ba bà cháu Duy còn nhận được sự quan tâm của các cụ trong tổ hưu nữa. Các cụ cũng thăm hỏi, bênh vực, động viên, giúp đỡ bà cháu Duy khi có điều kiện.

Không gian khu tập thể không những là nơi tình thương, sự cảm thông được bộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)