Ngôn ngữ đậm tính đời thường kết hợp thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 90 - 105)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ đậm tính đời thường kết hợp thành ngữ, tục ngữ

Tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới, đặc biệt là ba cuốn tiểu thuyết nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy bên cạnh việc sử dụng một hệ thống ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, nhà văn còn sử dụng rất hiệu quả ngôn ngữ dung dị đời thường kết hợp nhuần nhụy với thành ngữ, tục ngữ của dân tộc nhằm lột tả bức tranh đời sống thế sự và những con người thiếu văn hóa.

Đưa ngôn ngữ giản dị, đời thường vào trong những trang văn, Ma Văn Kháng đã đem đến cho người đọc một cái nhìn khá mới mẻ và toàn diện về muôn mặt của đời sống; mỗi người trong cuộc sống đầy biến động ấy lại có một cách nghĩ, cách cảm, cách sống khác nhau. Trong cuộc sống ấy, không chỉ tồn tại những thứ tốt đẹp, tươi sáng, toàn mỹ mà còn tồn tại cả những cái xấu xa, những thứ thô nhám và dung tục. Đó là điều mà sau khi đọc xong tác phẩm, độc giả phải suy nghĩ, trăn trở. Thông

qua những sáng tác, những con người, những vấn đề được nói đến trong tác phẩm, nhà văn đã chứng tỏ rằng ông là người không ngại nhìn thẳng vào sự thật, nói ra sự thật, phơi bày sự thật.

Tiến hành khảo sát ba cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa mảnh đời, Đám cưới không có giấy giá thú, có thể dễ dàng nhận thấy nhà

văn sử dụng khá đậm đặc lớp từ ngữ thông tục trong các sáng tác của mình. Những từ ngữ thông tục được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ đã tạo nên những giá trị mới cho các sáng tác của ông. Kết quả mà chúng tôi thu được khi tiến hành khảo sát từ ngữ thông tục trong ba cuốn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng và tác phẩm Quê nhà của Tô Hoài như sau:

Bảng 3.2: Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới

Tác phẩm Tác giả Số trang Từ ngữ thông tục Tỷ lệ từ/trang Số lượng Số lần

Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng 359 155 180 0,5

Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng 278 149 160 0,57

Đám cưới không

có giấy giá thú Ma Văn Kháng 397 198 209 0,53

Quê nhà Tô Hoài 290 96 112 0,39

Nhìn vào kết quả của bảng khảo sát trên, ta thấy rằng các từ ngữ thông tục xuất hiện trong các sáng tác của Ma Văn Kháng với mật độ khá dày. Cụ thể là trong Mùa

lá rụng trong vườn có 155 từ, xuất hiện 180 lần, với tỷ lệ từ/trang là 0,5; trong Đám cưới không có giấy giá thú có tới 198 từ, số lần xuất hiện là 209 lần với tỷ lệ từ/trang

là 0,53 và Côi cút giữa cảnh đời có tất cả 149 từ được sử dụng, với 160 lần xuất hiện, tỷ lệ từ/trang lên đến 0,57. Đặc biệt, hãy nhìn vào tỷ lệ từ/trang, ở cả ba tiểu thuyết tỷ lệ này đều bằng hoặc vượt quá con số 0,5. Đây là một con số khá ấn tượng.

So với ba tác phẩm của Ma Văn Kháng thì Quê nhà của Tô Hoài có số lượng từ thông tục: 96 từ, số lần xuất hiện: 112 lần cũng như tần số từ/trang: 0,39 thấp hơn hẳn. Trên thực tế, không phải chỉ riêng Quê nhà có số lượng từ thông tục ít hơn hẳn

như vậy mà theo sự thống kê, khảo sát của tiến sĩ Mai Thị Nhung trong Phong cách nghệ thuật Tô Hoài về tần số sử dụng từ ngữ thông tục: nếu như ở Ngô Tất Tố cứ 6,2

trang văn bản mới xuất hiện một từ ngữ thông tục, ở Nam Cao con số này là 3,3, ở Tô Hoài cứ trung bình 2,0 trang có một từ thông tục thì ở Ma Văn Kháng cứ 1,9 trang lại xuất hiện một từ ngữ thông tục. Như vậy, so với một số tác giả khác, từ ngữ thông tục được Ma Văn Kháng sử dụng khá đậm đặc. Đây chính là lí do mà Giáo sư Phong Lê đã khẳng định: "... nếu muốn tìm đến sự phong phú của ngôn ngữ - áp cận được vào

thì hiện tại tôi nghĩ cần đọc Ma Văn Kháng và trước đó là Tô Hoài"

Về việc sử dụng từ ngữ thông tục giữa Tô Hoài và Ma Văn Kháng vừa có điểm tương đồng lại vừa có điểm khác biệt. Điểm tương đồng là cả hai nhà văn đều sử dụng những từ ngữ thông tục một cách sáng tạo nhằm gợi ra sự gần gũi, thân mật... nhờ đó mà để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Mặc dù có điểm tương đồng lớn như vậy nhưng ở Ma Văn Kháng vẫn có một điểm khác biệt lớn so với Tô Hoài cũng như các nhà văn khác đó là càng về sau, tần số xuất hiện của các từ ngữ thông tục trong các sáng tác của ông càng đậm đặc. Hơn nữa, những từ ngữ thô lỗ, tục tằn, thiếu văn hóa lại được nhà văn sử dụng rất hiệu quả trong việc tái hiện đời sống muôn hình muôn vẻ hay khắc họa những nhân vật thiếu văn hóa.

Đó là ngôn ngữ sặc mùi chợ búa của Xuyến - vợ thầy giáo Tự (Đám cưới không

có giấy giá thú), của Lý (Mùa lá rụng trong vườn), của Vàng Anh, Vành Khuyên

(Côi cút giữa cảnh đời). Đây là lời Xuyến mắng con gái:

"... Nhà này như có kẻ ăn trộm. Mày đi đâu về, hả con ranh? - Con đi học thêm ạ.

- Học thêm cái mả mẹ mày. Tao đã khóa cái hòm gạo hôm kia rồi mà. Cứ rủ rê bố mẹ mày vào chơi cho lắm vào, rồi dã họng con ạ" [24, tr.350]

Người mẹ vốn được coi là tấm gương gần gũi nhất, chân thực nhất để con cái học tập, noi theo. Nhưng ở đây, Xuyến đã trở thành tấm gương xấu cho con gái mình. Không chỉ nói với con bằng giọng chợ búa, với chồng - người đã từng có một thời cô hết lòng tôn trọng, cô cũng sử dụng ngôn ngữ chợ búa để chỉ chiết, đay nghiến chồng:

"Không về thì lấy gì đổ vào mồm. Rõ chết đến đít còn sĩ. Thanh với chả bạch. Ông thích ôm cái nghèo đói thì cứ việc". Bản thân là một thầy giáo, hơn nữa lại còn là giáo

viên dạy văn, dạy văn là dạy cái đẹp, dạy cách làm người, cách làm sao cư xử cho phải đạo... Tự đã vô cùng đau đớn, bất lực khi phải chứng kiến vợ mình thay đổi, phải nghe những câu nói mà khi nghe xong Tự còn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã.

Lao vào con đường làm ăn buôn bán như một con thiêu thân, Xuyến đã không còn giữ được cho mình một chút nhân cách. Chị giao lưu với đủ mọi loại người trong xã hội, phần lớn là với loại người vô học, vô giáo dục. Từ sự giao lưu đó mà chị thay đổi tất cả, từ lời ăn tiếng nói cho đến cách nghĩ, cách nhìn, với chị bây giờ "có tiền là

có tất cả". Ma Văn Kháng đã từng bước phát hiện ra sự thay đổi của họ, từ đó tái

hiện, khắc họa một cách tài tình, sinh động trong các trang văn của mình.

Quả là đồng tiền có một sức mạnh thật đáng sợ, dưới sự tác động của nó mọi mối quan hệ vốn được duy trì từ bao đời nay có nguy cơ bị rạn nứt: con cái chửi bới, không coi mẹ ra gì; chị em xỉ vả, đánh đuổi lẫn nhau.

"... Chúng bay giết tao đi! Giời ơi là giời ơi! Giàu có làm gì cho nó khổ thế này, ông Đại ơi là ông Đại ơi!

Rồi tiếng Vàng Anh rít.

- Câm mẹ mồm đi. Việc gì đến bà nào. Bà là cái đinh gỉ gì trong nhà này nào. Nó có tội tôi phải xử nó.

- Tao đ. Có tội với đứa nào hết!

- Đ. có tội hả? Cái cát xét đâu? Mày đưa cho thằng ma cô nào rồi, hở con đĩ dại? - Này, chị không có quyền hỏi cái cát xét ấy nhé. Của chị hả?

- Của tao! Của tao. - Đ. phải của chị

- Ối giời ơi, nó ăn cắp của tôi. Tôi đi vắng, nó mở khóa lẻn vào buồng tôi, xách cái cát xét ra cho thằng nhân tình!

- Mày câm ngay

- Tao đ. câm. Bêu bêu... thằng nhân tình vẩu.

- Tao phải giết mày! Rồi tao đốt cả cái nhà này! Cho tất cả của cải ra tro bụi hết" [25, tr.202-203].

Những đứa trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đã bị đồng tiền làm biến chất, trở thành những kẻ vô giáo dục, những đứa con bất hiếu, chính chúng đang dần phá hoại đi hạnh phúc của chính gia đình mình.

Khi xây dựng những nhân vật trí thức rởm, Ma Văn Kháng kết hợp ngôn ngữ đời thường với hàng loạt những khẩu ngữ, lối so sánh ví von thô thiển, tục tằn.

"Quan lớn Lại” (Đám cưới không có giấy giá thú) chính là một trong những

nhân vật tiêu biểu cho loại trí thức rởm. "Quan lớn Lại" là một lãnh đạo cao cấp, là người đại diện cho dân, cho Đảng nhưng lại ngu dốt, thiếu văn hóa. Trong không khí trang nghiêm, đầy ý nghĩa của ngày khai giảng, đứng trước hàng nghìn học sinh, ông đe dọa: "Và hãy liệu hồn chớ có nhi nhoe, cậy dăm ba cái kiến thức để vênh váo; trí

thức không bằng một cục cứt chó khô đâu, các người hãy nhớ lấy" [24, tr.442].

Cùng với "quan lớn Lại", trong Đám cưới không có giấy giá thú, Cẩm và

Dương cũng là những kẻ cầm quyền ngu dốt. Không cần phải thanh minh, giải thích nhiều; không cần đến những tác động bên ngoài, bằng tài năng của mình, nhà văn đã để cho nhân vật tự bộc lộ bản chất thông qua chính ngôn ngữ của nhân vật. Chẳng hạn như ở nhân vật Cẩm, trong bất cứ trường hợp nào, dù tốt hay xấu, dù thảm hại hay khả quan, Cẩm cũng chỉ nói đúng một câu: "Như thế là rất tốt". Đằng sau cái rất

tốt ấy là cả một sự ngu dốt, kém hiểu biết của ông. Đặc biệt, bản chất ấy đã được bộc

lộ một cách rõ nét trong lần xô xát với Thuật - giáo viên dạy Toán của trường:

"... Đồ chó! Đồ khốn!

- Mày bảo ai là đồ chó, hở thằng mõ? - Mày! Mày là đồ chó! Đồ chó đểu

- Cẩm! Cẩm! Thằng mõ! Mày dám hành hung ông hả? Mày chết với ông! Ối anh em ơi! Bắt hộ tôi thằng mõ kia với!" [24, tr.600-601]

Trong đoạn hội thoại trực tiếp giữa Cẩm và Thuật không ai còn nhận ra họ là những người thầy đang đứng trên bục giảng. Đây chính là một minh chứng rõ nét cho tình trạng thầy không ra thầy, lãnh đạo không ra lãnh đạo.

Với việc khai thác triệt để sự biểu đạt của lớp từ này, Ma Văn Kháng đã phơi bày bản chất của nhân vật - những kẻ mang trên mình cái danh trí thức mà lại hết sức

ngu dốt, ti tiện. Thái độ dám nhìn thẳng, dám thể hiện, dám phơi bày cái xấu, cái ác chính là biểu hiện cao độ sự chuyển mình trong sáng tác của nhà văn thời kỳ Đổi mới. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có ý thức sâu sắc về vai trò quan trọng của các thành ngữ, tục ngữ dân gian. Trong các sáng tác của mình, ông đã sử dụng những thành ngữ, tục ngữ một cách đậm đặc và có hiệu quả. Việc kết hợp thành ngữ, tục ngữ dân gian với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đã tạo ra một nét mới lạ cho các sáng tác của ông.

Chúng tôi tiến hành khảo sát việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong ba cuốn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng và tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

thời kỳ Đổi mới

Tác phẩm Tác giả Số trang Thành ngữ, tục ngữ Tỷ lệ từ/trang Số lượng Số lần

Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng 359 68 72 0,2

Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng 278 129 135 0,48

Đám cưới không

có giấy giá thú Ma Văn Kháng 397 165 179 0,45

Thời xa vắng Lê Lựu 405 20 22 0,05

Trong ba cuốn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn sử dụng 68 thành ngữ, tục ngữ, với 72 lần xuất hiện, tức là cứ trung bình 5 trang văn bản lại có một thành ngữ, tục ngữ. Côi cút giữa cảnh đời sử dụng 129 thành ngữ, tục ngữ, xuất hiện 135 lần, trung bình cứ 2,08 trang có một thành ngữ, tục ngữ. Còn trong

Đám cưới không có giấy giá thú có tất cả 165 thành ngữ, tục ngữ, xuất hiện 179 lần;

như vậy cứ 2,22 trang văn lại có một thành ngữ, tục ngữ được sử dụng. Nhìn vào bảng khảo sát, so sánh giữa ba tác phẩm của Ma Văn Kháng, ta thấy rằng so với Mùa

số sử dụng thành ngữ, tục ngữ đậm đặc hơn. Sự thay đổi này chứng tỏ, vào thời điểm sáng tác hai tác phẩm này, Ma Văn Kháng đã thực sự vững bước trên con đường đổi mới, đã ý thức rõ trong việc sử dụng vốn ngôn ngữ phong phú của dân tộc.

So sánh ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng với tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu, chúng tôi thấy có sự chênh lệnh khá lớn trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ giữa hai tác giả này. Trong Thời xa vắng của Lê Lựu cứ 20 trang văn mới xuất hiện

một thành ngữ, tục ngữ thì trung bình trong ba tác phẩm của Ma Văn Kháng con số này chỉ là 2,7 trang.

Điều đáng chú ý là không chỉ sử dụng với tần số dày đặc mà những thành ngữ, tục ngữ qua bàn tay sáng tạo của Ma Văn Kháng trở lên có giá trị nghệ thuật cao hơn rất nhiều. Nó trở thành công cụ đắc địa hơn bất kì một công cụ nào trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống muôn màu và tính cách ngày càng phức tạp, đa dạng của con người.

Cũng sử dụng thành ngữ, tục ngữ để phán ánh bức tranh hiện thực muôn màu, nhiều vẻ; để khắc họa tính cách của nhân vật như Tô Hoài. Nhưng Ma Văn Kháng không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ để miêu tả cuộc sống lam lũ, vất vả và số phận của những người dân lao động nghèo mà với cái nhìn hiện thực ở tầng sâu nhân bản, ông còn sử dụng thành ngữ, tục ngữ để phản ánh nhiều phương diện, với nhiều gam màu tối sáng khác nhau của con người và cuộc sống. Hay nói cách khác, cái nhìn cuộc sống và con người của Ma Văn Kháng là cái nhìn đa chiều, nhiều diện. Chính cái nhìn đa chiều này mà người đọc có thể thấy được những vấn đề nhức nhối tồn tại trong đời sống xã hội hàng ngày tại thời điểm đất nước đang chuyển mình theo cơ chế thị trường.

Trong nhiều trang văn, Ma Văn Kháng đã đưa hệ thống thành ngữ, tục ngữ vào lời ăn tiếng nói của từng nhân vật để họ có thể tự giãi bày tâm tư, tình cảm của mình. Đồng thời qua đó cũng gián tiếp tái hiện một cuộc sống chứa đầy khó khăn, rối rắm.

Sự đối lập gay gắt giữa hiện thực khốc liệt của cuộc sống với khát vọng đã khiến Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) bộc lộ sự xót xa cao độ: "Chao ôi! Vào

cái thời buổi gạo châu củi quế, người người đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang, ở cái gác xép chật chội... mà lại còn cao đàm khoát luận về

cái sâu xa, thâm thúy của văn chương lại còn say mê, mày mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật". Chỉ một câu văn thôi mà nhà văn dùng đến hai thành ngữ. "Gạo châu củi quế" là thành ngữ nói về sự tăng giá quá mức của tất cả các mặt hàng, còn "cao đàm khoát luận" lại là thành ngữ chỉ tâm hồn người thưởng thức văn chương ở

những giây phút thăng hoa. Như vậy, Tự đâu có hoàn toàn không quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, dù đề cao sự thanh cao của văn chương nhưng anh vẫn cảm nhận sâu sắc về sự thiếu thốn của cuộc sống gia đình. Cũng chính vì sự thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)