Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 83 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn hóa

Giống như những bộ môn nghệ thuật khác, tác phẩm văn học cũng có phương tiện sáng tác riêng của mình đó chính là ngôn ngữ nghệ thuật. Nhà văn M.Gorki đã

khẳng định: "ngôn ngữ nghệ thuật là yếu tố thứ nhất của văn học". Ngôn ngữ nghệ thuật chính là công cụ để nhà văn xây dựng hình tượng, tái hiện đời sống trong tác phẩm của mình. Đồng thời thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, nhà văn có thể gián tiếp hay trực tiếp bộc lộ tư tưởng, tình cảm, quan điểm, thái độ của mình đối với một vấn đề, một hiện tượng được đề cập đến. Ngôn ngữ nghệ thuật chính là một trong số những căn cứ để khẳng định tài năng cũng như phong cách của mỗi nhà văn.

Nói về sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ hàng ngày, Eagleton trong cuốn "Nhập môn Lý luận văn học" đã viết: "Văn học là một loại ngôn

ngữ "đặc biệt", đối lập với thứ ngôn ngữ "thực dụng" chúng ta thường dùng" [tr.6]

Còn Phương Lựu trong cuốn Lý luận văn học đã định nghĩa: ngôn ngữ văn học

"là ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng và giàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mỹ tới người đọc" [tr.185]. Huỳnh Như Phương cũng đồng quan điểm với

Phương Lựu về vấn đề này: "ngôn từ trong tác phẩm văn học là kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của một xã hội mà ông ta đã tiếp thu được".

Khảo sát ba tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá

thú, Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng rất

tài tình ngôn ngữ mang tính biểu cảm và ngôn ngữ đời thường để làm nổi bật bản sắc văn hóa trong sáng tác của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)