Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC,VC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh hải dương (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

1.2.Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC,VC

1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại tỉnh Yên Bái

Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái luôn quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phƣơng. Đến nay, hệ thống tổ chức chính quyền các cấp đã đi vào nền nếp và ổn định; Ủy ban nhân dân đã tổ chức thực hiện tốt đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững, kinh tế - xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nƣớc và giải quyết những vấn đề bức xúc trong dân. Các biện pháp cụ thể mà tỉnh Yên Bái đã thực hiện trong thời gian qua là:

Từ năm 2012 đến 2014, thành phố đã điều động, bổ nhiệm 161 cán bộ; cử trên 420 đồng chí tham gia các lớp trung, cao cấp, cử nhân chính trị…; hợp đồng tạo nguồn với 64 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy... Những năm trƣớc đây, nhìn chung đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phƣờng của thành phố Yên Bái về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, còn có những khó khăn nhƣ đội ngũ cán bộ của các xã, phƣờng không đồng đều, một số cán bộ ở phòng, ban, đoàn thể và cấp xã chất lƣợng chƣa cập chuẩn…

Từ những đặc điểm tình hình này, Đảng bộ thành phố đã phát huy cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về "Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hệ thống chính trị thành phố Yên Bái giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020".

Thành ủy đã chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết gắn với việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, quán triệt Đề án "Xây dựng đội ngũ cán bộ trí thức trẻ thành phố Yên Bái giai đoạn 2013 - 2015 và đến năm 2020" tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của thành phố.

Đảng bộ các xã, phƣờng đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy với công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ, công chức, viên chức, đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trí thức trẻ của địa phƣơng, đơn vị theo Đề án; chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết, đồng thời đƣa nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức vào nội dung chƣơng trình công tác của cấp ủy, chính quyền.

* Về công tác kiểm tra, giám sát

Hàng năm, đã xây dựng chƣơng trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết để kịp thời điều chỉnh, đào tạo cán bộ đảm bảo yêu cầu theo Nghị quyết. Việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết đã tạo nên sự thống

nhất, đồng bộ giữa tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị của thành phố; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trẻ có điều kiện học tập kinh nghiệm, phƣơng pháp, cách quản lý, điều hành từ thực tiễn; công tác quản lý, rèn luyện cán bộ công chức, viên chức, đánh giá chất lƣợng đội ngũ đƣợc sâu sát, chất lƣợng hơn.

Thực hiện Nghị quyết, công tác rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của thành phố đã đƣợc triển khai rộng rãi từ các phòng, ban chuyên môn của thành phố đến các cơ sở xã, phƣờng. Việc sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức đúng ngƣời, đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy khả năng chuyên môn của bản thân trong các lĩnh vực công tác. Công tác quy hoạch đã đƣợc các đơn vị chú trọng, xây dựng phƣơng án quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp thành phố và cơ sở, kịp thời điều chỉnh phƣơng án đúng theo các hƣớng dẫn, quy định của trung ƣơng, của tỉnh; đảm bảo cơ cấu về độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ và có tính kế thừa, chủ động công tác cán bộ, mạnh dạn quy hoạch cán bộ trẻ vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp của thành phố.

* Về công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng tạo nguồn cán bộ đƣợc triển khai khá tích cực, đã tuyển dụng đƣợc nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi từ các trƣờng công lập có chuyên ngành phù hợp nhu cầu vị trí làm việc theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đoàn thể và xã, phƣờng của thành phố. Trong 4 năm, đã hợp đồng tạo nguồn với 64 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy thuộc nhiều nhóm ngành để bố trí tạo nguồn cho các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp xã, phƣờng thuộc thành phố.

* Về luân chuyển cán bộ:

Điều động, luân chuyển cán bộ đƣợc Đảng bộ thành phố xác định là một chủ trƣơng đúng đắn, một yêu cầu cần thiết và là giải pháp để đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức các cấp của Đảng bộ thành phố. Từ năm 2012 đến 2015, đã điều động, bổ nhiệm 161 đồng chí. Việc điều động, bổ nhiệm đƣợc thực hiện đúng theo quy định, theo nguyên tắc tập

trung dân chủ, khách quan và công khai, minh bạch, góp phần tạo động lực để ngƣời có trình độ, năng lực phấn đấu vƣơn lên.

* Về công tác cải cách thủ tục hành chính:

Hoạt động cải cách thủ tục hành chính cũng đƣợc tăng cƣờng, đã từng bƣớc đổi mới phƣơng thức, cơ chế hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy cấp xã, phƣờng; tạo điều kiện cho cán bộ phát hy tính chủ động, sáng tạo trong công việc.

* Về công tác đào tạo:

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Cán bộ công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đúng đối tƣợng, đúng vị trí việc làm. Trong 4 năm, đã cử trên 420 đồng chí tham gia các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị - hành chính, cử nhân chính trị…; 15 cán bộ công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 14 cán bộ công chức, viên chức đi đào tạo thạc sỹ; 17 cán bộ tham gia bồi dƣỡng chƣơng trình chuyên viên; 17 cán bộ tham gia đào tạo chƣơng trình chuyên viên chính. Hầu hết các cán bộ công chức sau khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đã vận dụng kiến thức vào giải quyết các công việc đƣợc giao.

Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Thành ủy cho thấy, Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, các cơ quan phòng, ban, xã, phƣờng của thành phố, góp phần phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Tinh thần của Nghị quyết về nâng cao đƣợc chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của thành phố đã góp phần lựa chọn đƣợc đội ngũ cán bộ công chức, viên chức kế cận, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt cho thành phố giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

1.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tư pháp Thành phố Nam Định

Những năm qua, Thành phố Nam Định đã tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ Tƣ pháp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, góp phần tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng. Trƣớc đây, lực lƣợng cán bộ Tƣ pháp hộ tịch phƣờng, xã trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, một số ít cán bộ chƣa đạt chuẩn về trình độ. Bên cạnh đó, cán bộ Tƣ pháp hộ tịch phải kiêm nhiệm cùng lúc nhiều hoạt động nên việc thực thi công vụ vừa thiếu tính chuyên nghiệp, vừa không đáp ứng kịp thời yêu cầu của ngƣời dân.

* Về công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Cùng với việc kiện toàn nâng cao chất lƣợng đội ngũ, UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tƣ pháp phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tƣ pháp về công tác hòa giải, chứng thực, hộ tịch, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật…; hằng quý tổ chức giao ban nghiệp vụ, phổ biến các văn bản pháp luật mới, cung cấp tài liệu tuyên truyền pháp luật và giải đáp những vƣớng mắc về nghiệp vụ cho cán bộ Tƣ pháp trong giải quyết công việc chuyên môn từ cơ sở; duy trì việc kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tƣ pháp các phƣờng, xã… Qua đó, phát hiện kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc, giúp cho công tác Tƣ pháp ở cơ sở đi vào nền nếp. Trong năm 2014, Phòng Tƣ pháp đã cung cấp 1.704 cuốn sách pháp luật và tài liệu cho các tủ sách pháp luật; trên 40 nghìn tờ rơi pháp luật đến 25 đơn vị phƣờng, xã; tổ chức 7 lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới nhƣ: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Thanh niên, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… cho cán bộ Tƣ pháp các phƣờng, xã.

Để khắc phục tình trạng này, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng chức năng rà soát, phân loại trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ Tƣ pháp; cử cán bộ đi học các lớp trung cấp, đại học Luật để đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định... Nhờ tập trung kiện toàn đội ngũ, đến nay trong số 43 công chức Tƣ pháp hộ tịch của thành phố đã có 11 ngƣời có trình độ đại học, 28 ngƣời có trình độ trung cấp Luật và 4 ngƣời có trình độ chuyên ngành khác.

* Về việc tăng cường đầu tư trang thiết bị CSVC

UBND thành phố và các phƣờng, xã tăng cƣờng đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất để cán bộ Tƣ pháp thực hiện nhiệm vụ nhƣ: trang bị thêm máy vi tính cho những phƣờng, xã khó khăn; lắp đặt hệ thống mạng in-tơ-nét, cài đặt phần mềm quản lý hộ tịch… nhằm giúp cán bộ Tƣ pháp nâng cao năng lực giải quyết nhanh chóng, chính xác công việc phục vụ nhân dân. Nhờ đó chất lƣợng công tác Tƣ pháp hộ tịch trên địa bàn thành phố ngày càng đƣợc nâng cao. Các sự kiện hộ tịch, chứng thực ở các phƣờng, xã đƣợc thực hiện nền nếp thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, đúng trình tự, thời gian quy định, không gây phiền hà cho ngƣời dân, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính…

Năm 2014, Thành phố Nam Định đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 4.479 trƣờng hợp, khai tử 1.324 trƣờng hợp, đăng ký kết hôn 1.550 trƣờng hợp; chứng thực 155.878 bản sao, 5.060 chữ ký, 227 hợp đồng giao dịch, thỏa thuận phân chia, từ chối di sản, di chúc với tổng thu lệ phí nộp ngân sách gần 2 tỷ đồng. Hoạt động Tƣ pháp đã phục vụ có hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, thời gian tới, thành phố tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác Tƣ pháp, tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tƣ pháp các phƣờng, xã, tiến tới 100% công chức Tƣ pháp hộ tịch đạt chuẩn, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng.

1.2.3. Kinh nghiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình

Điểm nổi bật trọng việc nâng cao chất lƣợng CBCC, VC tại Sở GD& ĐT tỉnh Thái Bình là thực hiện tốt công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí và sử dụng CBCC, VC.

- Công tác đề bạt bổ nhiệm: Phát hiện CBCC, VC từ việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, kết quả đào tạo về chuyên môn để đƣa vào danh sách đối tƣợng cần bồi dƣỡng nhiều hơn qua đó lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm sẽ đảm bảo đƣợc các tiêu chí của ngƣời đảm nhiệm chức danh. Nắm bắt đƣợc nhu cầu thăng tiến của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thang, vị trí kế tiếp để cho họ phấn đấu, rèn luyện. Xem xét đến việc bổ nhiệm vƣợt bậc, bổ nhiệm trƣớc thời hạn, cho những ai đạt thành tích xuất sắc trong công tác, trong nhiệm vụ đƣợc giao.

- Công tác bố trí, sử dụng CBCC,VC: Đề cao trách nhiệm cá nhân ngƣời đứng đầu và của cơ quan sử dụng CBCC,VC; của bản thân CBCC,VC. Bố trí sử dụng CBCC,VC phải xuất phát từ công tác quy hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, bố trí sử dụng CBCC phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ đƣợc giao với ngạch công chức đƣợc bổ nhiệm. Bố trí sử dụng công chức theo ngành nghề đã đƣợc đào tạo và theo hƣớng chuyên môn hóa.

1.2.4. Kinh nghiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng

Chất lƣợng CBCC là một trọng những tiêu chí đƣợc lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố cũng nhƣ lãnh đạo Sở GD&ĐT thành phố đặc biệt quan tâm. Để nâng cao chất lƣợng CBCC, VC Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng thƣờng xuyên tổ chức nhiều lớp bồi dƣỡng, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ, thành thạo các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức trẻ tuổi.

Thƣờng xuyên thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình đối với công chức quy hoạch ở các cấp. Tạo điều kiện, môi trƣờng hoạt động, đồng thời có cơ chế giám sát các hoạt động của công chức quy hoạch.

Sở GD& ĐT thành phố Hải Phòng chủ động phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia đào tạo chƣơng trình quản lý nhà nƣớc cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng trở lên, cán bộ quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng, Sở cử tham gia lớp quản lý nhà nƣớc ngạch Chuyên viên chính. Mục tiêu nhằm trang bị kiến thức lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc giúp cho cán bộ, công chức các đơn vị GD& ĐT thành phố Hải Phòng nâng cao năng lực thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Duy trì thƣờng xuyên công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức; bồi dƣỡng kỹ năng theo chức danh và vị trí việc làm. Quan tâm chú trọng công tác điều động, luân chuyển, luân phiên công chức.

Theo dõi, đánh giá và quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức đƣợc cử đi đào tạo, đánh giá để xác định tính hiệu quả, phát hiện những thiếu sót, bất cập để hoàn thiện hơn công tác đào tạo sau này. Xử lý nghiêm các trƣờng hợp bỏ học, vi phạm quy định.

1.2.5. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương

Trƣớc những bài học của các địa phƣơng đã đƣợc trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng vai trò của từng công tác, từng yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng cán bộ công chức, viên chức. Với mỗi địa phƣơng, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hƣởng lại đƣợc sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh hải dương (Trang 42)