Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh hải dương (Trang 87)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.Các yếu tố chủ quan

Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2, để đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ công chức, viên chức, tác giả đã tiến hành điều tra tất cả 60 cán bộ, viên chức của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hải Dƣơng, 54 Hiệu trƣởng các trƣờng và 12 Giám đốc Trung tâm. Với tổng số CBCC, VC là 126 ngƣời, tác giả tiến hành tổng thể bao gồm 100 ngƣời, ngoại trừ một số cán bộ quản lý cấp cao để đảm bảo tính khách quan và không ảnh hƣởng đến công việc của lãnh đạo. Kết quả cụ thể đƣợc trình bày trong các bảng số liệu dƣới đây.

a. Cơ chế bầu cử, tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Căn cứ vào bảng số liệu 3.14 để đánh giá tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lƣợng của đội ngũ CBCC, VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng:

Bảng 3.14. Tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lƣợng của đội ngũ CBCC,VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng

ĐVT: Phần trăm Chỉ tiêu Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Cơ chế bầu cử cán bộ 15 12 35 20 18

Cơ chế tuyển dụng công chức 16 21 15 30 18

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Thứ nhất, cơ chế bầu cử đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Cơ chế bầu cử cán bộ chƣa đạt đƣợc mức độ đồng ý cao của các cán bộ công chức, viên chức trong Sở. Số lƣợng phiếu lựa chọn phƣơng án rất

lƣợng phiếu lựa chọn phƣơng án bình thƣờng là 35% và có 15% lựa chọn phƣơng án hoàn toàn đồng ý, 12% lựa chọn phƣơng án đồng ý. Kết quả này cho thấy cơ chế bầu cử CBCC,VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng vẫn chƣa hợp lý.

Thứ hai, cơ chế tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Cơ chế tuyển dụng công chức chƣa đạt đƣợc mức độ đồng ý cao của các cán bộ công chức trong Sở. Số lƣợng phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn đồng ý là 16%. Số lƣợng phiếu lựa chọn phƣơng án đồng ý là 21%. Tuy vậy, số lƣợng phiếu không đồng ý và rất không đồng ý vẫn chiếm tỷ lệ cao 48%.

Nhƣ vậy, qua việc phân tích đánh giá cơ chế bầu cử, tuyển dụng có thể thấy Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng về chính sách tuyển dụng đã đƣợc từng bƣớc đổi mới tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế, điều này sẽ ảnh hƣởng lớn tới kết quả sàng lọc cán bộ công chức, viên chức. Cần thực hiện các giải pháp thay đổi và cải cách cơ chế bầu cử, tuyển dụng nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng.

b. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC,VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức, viên chức có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng. Đào tạo bồi dƣỡng là con đƣờng duy nhất để nâng cao kiến thức trong điều kiện đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng đang bị thiếu hụt kiến thức nhƣ hiện nay.

Hiện nay, công tác đào tạo bồi dƣỡng của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng chƣa toàn diện, còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên.

Để đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng thông qua yếu tố đào tạo, bồi dƣỡng, tác giả đánh giá dựa vào bảng 3.15 dƣới đây:

Bảng 3.15. Tác động của công tác đào tạo bồi dƣỡng đến chất lƣợng đội ngũ CBCC, VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng

ĐVT: Phần trăm

Chỉ tiêu

Đào tạo và bồi dƣỡng Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý

Đối tƣợng bồi dƣỡng, đào tạo 15 20 4 33 28

Nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng,

đào tạo 10 7 3 47 33

Phƣơng pháp giảng dạy 7 7 5 51 30

Thời gian 7 10 5 46 32

Kinh phí hỗ trợ học viên 5 10 10 40 35

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo số liệu bảng cho thấy về đối tƣợng bồi dƣỡng, đào tạo có 36% số phiếu không đồng ý và 28% số phiếu rất không đồng ý. Kết quả này cho thấy

đối tƣợng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức, viên chức tại Sở chƣa hợp lý. Về nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thì có tỷ lệ số cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng thể hiện không đồng ý và rất không đồng ý là 80%. Qua tìm hiểu, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng cho rằng nội dung đào tạo bồi dƣỡng là chƣa phù hợp, chƣa thật sự bổ ích, nội dung chủ yếu là lý luận, ít tính thực tiễn và ứng dụng, giảng viên chƣa đƣa ra các kỹ năng, thao tác xử lý tình huống công việc hàng ngày ở cơ sở. Nội dung đào tạo vẫn chung chung và đƣợc thiết kế từ cấp trên, không sát với yêu cầu từ thực tiễn, không gắn với nhu cầu ngƣời học.

Về phƣơng pháp giảng dạy: Có tới 81% số phiếu không đồng ý và rất không đồng ý. Đó là những ý kiến cho rằng phƣơng pháp giảng dạy chay, chƣa thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy, chƣa lấy ngƣời học làm trung tâm, không gây hứng thú cho ngƣời học, dẫn đến tình trạng ngƣời học chán nản, nghỉ học nhiều hoặc đến dự cốt để điểm danh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thời gian, về kinh phí hỗ trợ: Số phiếu đánh giá không đồng ý và rất không đồng ý cũng đều ở mức cao 75% số phiếu.

c. Chế độ chính sách đối với đội ngũ CBCC,VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Bảng 3.16. Tác động của yếu tố chế độ chính sách đến chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng

ĐVT: Phần trăm Chỉ tiêu Lƣơng thƣởng và phụ cấp Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Các khoản thƣởng và cơ chế xét thƣởng hàng năm 27 15 30 13 15 Mức lƣơng hàng tháng so với đóng góp của bản thân 20 16 8 40 16 Hỗ trợ công chức có hoàn cảnh khó khăn 32 20 40 7 1

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

* Về các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm.

Số phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn đồng ý là 27%, có 15% phiếu lựa chọn phƣơng án đồng ý và 30% phiếu lựa chọn phƣơng án bình thƣờng. Có 27% phiếu lựa chọn phƣơng án không đồng ý và rất không đồng ý. Kết quả này cho thấy số hài lòng về các khoản thƣởng và cơ chế xét thƣởng hàng năm của đội ngũ cán bộ vẫn chƣa đƣợc đánh giá cao và chƣa đạt đƣợc sự hài lòng cao của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở.

* Về mức lương hàng tháng so với đóng góp của bản thân

Chỉ tiêu này vẫn chƣa đạt đƣợc sự hài lòng cao của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng. Số ngƣời đƣợc phỏng vấn lựa chọn phƣơng án hoàn toàn đồng ý và đồng ý chiếm tỷ lệ chƣa cao 44%. Trong khi đó số phiếu lựa chọn phƣơng án không đồng ý và rất không đồng ý chiếm tỷ lệ rất cao tới 46%. Qua phỏng vấn trực tiếp thì một số cán bộ cho thấy, mức

lƣơng hàng tháng của họ vẫn còn thấp chƣa đảm bảo đƣợc ổn định cuộc sống của họ nên sự hài lòng về yếu tố này còn chƣa cao.

* Về hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.

Với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, đội ngũ cán bộ công chức Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng cũng quan tâm tới việc giúp đỡ và hỗ trợ những cán bộ công chức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện cho các cán bộ công chức, viên chức yên tâm hơn trong công việc.

Do vậy, chỉ tiêu sự hỗ trợ của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng về hoàn cảnh khó khăn của cán bộ công chức, viên chức đạt tỷ lệ cao. Chỉ có 8% phiếu lựa chọn phƣơng án là không đồng ý và phƣơng án rất không đồng ý. Số phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn đồng ý là 32%, số phiếu lựa chọn phƣơng án đồng ý là 20%. Có 40% số phiếu lựa chọn phƣơng án bình thƣờng. Kết quả này cho thấy sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình đến đội ngũ cán bộ công chức tại sở, đây là điểm rất đáng làm và phát huy.

d. Công tác đánh giá đội ngũ CBCC,VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Trong quá trình điều tra đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng thì 100% cán bộ công chức, viên chức đều cho rằng công tác đánh giá ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ công chức, viên chức của Sở.

Bảng 3.17. Tác động của yếu tố công tác đánh giá đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng

ĐVT: Phần trăm Chỉ tiêu Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý 1. Quy trình đánh giá 16 25 24 20 15

2. Tiêu chuẩn, nội dung đánh giá 10 15 20 30 25 3. Thời gian đánh giá 8 20 25 27 20

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Tuy nhiên, theo bảng số liệu 3.17, thì có 20% số phiếu không đồng ý và có 15% số phiếu rất không đồng ý. Kết quả đánh giá trên cho thấy quy trình đánh giá CBCC,VC tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng hiện nay còn một số điểm chƣa phù hợp.

Về tiêu chuẩn, nội dung đánh giá cán bộ công chức, viên chức có 25% hoàn toàn đồng ý và đồng ý; số phiếu không đồng ý và rất không đồng ý rất cao là 55%. Kết quả này cho thấy đa số cán bộ công chức, viên chức cho rằng tiêu chuẩn, nội dung đánh giá hiện nay đang áp dụng tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng chƣa phù hợp, chƣa phản ánh đúng mặt mạnh, mặt hạn chế, vẫn còn chung chung.

Về thời gian đánh giá: Có 47% số phiếu điều tra không đồng ý và rất không đồng ý, số phiếu đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ 28%. Qua tìm hiểu đa số cán bộ công chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng cho rằng, để đánh giá hiệu quả, chính xác, thì nên 1 quí tổ chức đánh giá 1 lần. Qua việc đánh giá sẽ chỉ ra đƣợc những mặt mạnh cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục đối với cán bộ công chức, viên chức tại Sở.

3.4. Nhận xét đánh giá chung về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian vừa qua, chất lƣợng cán bộ, đội ngũ công chức, viên chức tại Sở GD& ĐT tỉnh Hải Dƣơng đã đƣợc nâng cao góp phần chung vào sự phát triển giáo dục của tỉnh

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD& ĐT tỉnh Hải Dƣơng ngày càng đƣợc hoàn thiện theo hƣớng đáp ứng đúng tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh và trong những năm gần đây đã có sự thay đổi theo hƣớng tích cực: tăng dần tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (Năm 2010, tỷ lệ CBCC, viên chức có trình độ cao đẳng và

đại học lần lƣợt là 24,6% và 4%, năm 2014 tỷ lệ này lần lƣợt là 51,67% và 8,3%) và giảm dần tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức có trình độ đại học từ đó góp phần đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ hai, về trình độ lý luận chính trị

Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD& ĐT tỉnh Hải Dƣơng có trình độ lý luận chính trị ngày càng đƣợc nâng cao. Trong những năm qua, tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức đã qua đào tạo lý luận chính trị trình độ trung cấp, cao cấp và cử nhân ngày càng tăng (Năm 2014 tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD& ĐT tỉnh Hải Dƣơng có trình độ LLCT trung cấp, cao cấp, cử nhân lần lƣợt là 31,67%, 11,67%, 11,67%), đồng thời tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức có trình độ sơ cấp LLCT và chƣa qua đào tạo lý luận chính trị có xu hƣớng giảm xuống . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, về đạo đức công vụ

Đứng trƣớc các tác động tiêu cực nảy sinh hàng ngày, từ những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, đa số cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD& ĐT tỉnh Hải Dƣơng vẫn luôn giữ đƣợc phẩm chất đạo đức, tƣ cách và lối sống lành mạnh, vƣợt qua mọi khó khăn về điều kiện, hoàn cảnh, tiền lƣơng, phụ cấp... để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ tư, về các kỹ năng nghề nghiệp

Hầu hết các cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD& ĐT tỉnh Hải Dƣơng có các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong thực thi công vụ nhƣ kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng triển khai các quyết định quản lý, kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin.

3.4.2. Một số hạn chế

Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, song vẫn còn những hạn chế nhất định đó là:

Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD & ĐT tỉnh Hải Dƣơng có độ tuổi dƣới 30 chiếm tỷ lệ rất thấp (năm 2014, số cán bộ công chức, viên chức có độ tuổi dƣới 30 chỉ chiếm 15%).

Thứ hai về kỹ năng giải quyết công việc

Về kỹ năng giải quyết công việc nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn yếu về các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực thi công vụ. Theo kết quả tự đánh giá cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD & ĐT tỉnh Hải Dƣơng về các kỹ năng giải quyết công việc thì có 1,25% đánh giá kỹ năng giải quyết công việc là yếu, 29,5% đánh giá ở mức trung bình. Đây là những kỹ năng rất cấn thiết đối với CBCC, viên chức nói chung và CBCC, viên chức tại Sở GD & ĐT tỉnh Hải Dƣơng nói riêng trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Thiếu và yếu về những kỹ năng này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng thực thi công vụ, khả năng triển khai chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng đến ngƣời dân và các tổ chức.

Thứ ba: Về công tác đào tạo bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức đã có bƣớc chuyển biến một bƣớc tích cực, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, chất lƣợng còn thấp, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức chƣa gắn với công tác qui hoạch cán bộ, chƣa có kế hoạch, chƣơng trình, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp và lâu dài.

Công tác tuyển chọn, cử cán bộ đi đào tạo chƣa theo kế hoạch, qui hoạch, đào tạo xong việc sử dụng chƣa hiệu quả .

Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng vừa thừa vừa thiếu, nặng lý luận thiếu thực tiễn, chƣa sử dụng đƣợc phƣơng pháp giảng dạy tích cực nên chƣa phát huy đƣợc trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ công chức, viên chức trong quá trình đào tạo bồi dƣỡng.

Bản thân cán bộ công chức, viên chức chƣa coi trọng việc tự học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, kiến thức của mình, ngại đọc, ngại nghiên cứu.

Không ít cán bộ còn hạn chế về trình độ hiểu biết kinh tế, khoa học công nghệ, pháp luật, tin học, ngoại ngữ.

Việc quản lý công tác đào tạo, quản lý cán bộ chƣa đƣợc thống nhất trong toàn hệ thống và chƣa đƣợc tăng cƣờng. Còn thiếu những qui định, qui chế để quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong toàn hệ thống công chức một cách có hiệu quả. Việc đầu tƣ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh hải dương (Trang 87)