Tính biểu tượng và những giá trị thẩm mỹ của Mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 26 - 35)

7. Đóng góp của luận văn

1.1.2.Tính biểu tượng và những giá trị thẩm mỹ của Mùa

1.1.2.1. Tính biểu tượng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông a. Mùa xuân

Mùa xuân là mùa đầu tiên trong dòng chảy nhịp nhàng của tạo hóa mang một sức sống diệu kỳ làm hồi sinh vạn vật nên nhắc đến mùa xuân ta không thể không nhắc đến hoa lá. Hoa lá và mùa xuân giống như một cặp tình nhân khăng khít không bao giờ rời xa. Sự xuất hiện của hoa lá làm nên nét đặc sắc nghệ thuật của mùa xuân. Trong văn học Việt Nam, những bức tranh xuân khiến người đọc say đắm và mê hoặc bởi sự có mặt của các loài hoa quen thuộc như: Hoa đào, hoa mai, hoa thủy tiên, hoa bưởi, hoa cam, hoa mơ, hoa xoan cùng với những lá xanh rờn, chồi nhú biếc, cỏ non tơ trải dài tận chân trời... Điểm tô cho khu vườn xuân ấy thêm sinh động là sự xuất hiện của các loài động vật: chim én, chim oanh, ong, bướm... sinh sản, phát triển mạnh vào mùa xuân như một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết xuân về.

Thời tiết mùa xuân rất lí tưởng với nắng xuân dịu dàng, gió xuân khẽ khàng, với khí trời ấm áp khiến cho vạn vật, vũ trụ bừng tỉnh sau một giắc ngủ dài trong ba tháng mùa

đông lạnh giá. Cả đất trời như được khoác lên mình một tấm áo mới của một màu xanh tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, thời tiết mùa xuân còn được hiện lên qua các tín hiệu: mưa xuân, tiếng sấm mùa xuân...

Mùa xuân mang ý nghĩa thiêng liêng bởi đây là mùa gắn liền với nhiều các phong tục, lễ hội. Phong tục, lễ hội là một trong những nét đặc sắc của nền văn hóa việt Nam góp phần khẳng định nền độc lập của dân tộc. Trên dải đất hình chữ S thân thương ấy, các phong tục lễ hội diễn ra rất phong phú và đa dạng. Tết, những đêm hát chèo, những buổi lễ chùa, rằm tháng giêng... đã trở thành những tín hiệu gần gũi, thiêng liêng cho các phong tục, lễ hội của mùa xuân trong văn học Việt Nam.

Do những đặc điểm của mùa xuân như trên nên đi vào trong thơ ca với công thức miêu tả riêng: Mùa xuân là mùa của sự sinh trưởng, nên vạn vật được miêu tả trong những bức tranh mùa xuân bao giờ cũng gắn liền với sự sinh sôi, nảy nở, căng tràn sức sống được kết thành sắc xuân, hương xuân và tình xuân.

b. Mùa hạ

Khi những bông hoa xoan cuối mùa rơi rụng, khi những tiếng chim cuốc vang lên chính là lúc báo hiệu hè đã sang. Mùa hè mang một dấu ấn riêng với ánh nắng chói chang, tiết trời oi ả, những cơn mưa bất ngờ đến rồi đi. Đây chính là những yếu tố tác động khiến cho muôn loài phát triển sung mãn nhất, trưởng thành nhất.

Trước hết, chúng ta có thể nhận biết tín hiệu mùa hè qua hệ thống thực vật. Nếu như mùa xuân luôn gắn liến với hoa đào, mai thì mùa mùa hè lại gắn liền với hoa sen. Hoa sen đi vào trong văn học không chỉ quyến rũ bởi hương và sắc mà còn làm dịu lòng người bởi vẻ đẹp thanh tịnh, bản lĩnh gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ngoài hoa sen, bức tranh mùa hè còn được nhận biết qua sắc đỏ của hoa lựu, màu xanh lục của cây hòe hay vị chua dịu của quả vải...

Hệ thống động vật như: chim cuốc, chim quyên, tu hú, ve, muỗi, dế, đom đóm... cũng là tín hiệu quan trọng để nhận biết bước chuyển của thời gian từ xuân sang hạ. Âm thanh

của những con vật đó đã tạo nên dàn đồng ca sôi động để chào đón hè về trong niềm hân hoan bất tận.

Thời tiết mùa hè đem lại cảm giác oi nồng, khó chịu bởi sự tỏa rọi của ánh mặt trời chói chang lên muôn loài với những cơn gió nồm đông rát bỏng. Nắng lắm thì mưa nhiều đã trở thành quy luật cân bằng của thiên nhiên và cũng có lúc dẫn đến lụt lội...

Với đặc trưng riêng biệt về thời tiết, khí hậu nên mùa hè được miêu tả trong văn học rất sống động với những âm thanh rộn ràng, những sắc màu đậm nhất. Mùa hè thường được vẽ lên bởi những gam màu nóng để thể hiện sự sinh trưởng tận cùng của vạn vật. Bức tranh mùa hè còn gắn liền với cái nóng oi ả hay những cơn mưa xối xả khiến cảnh vật sau khi được tắm gội mang vẻ đẹp tinh khôi, long lanh sắc xanh dưới ánh nắng mặt trời.

c. Mùa thu:

Nằm trong chuỗi chu kì bốn mùa, mùa thu là mùa chuyển giao từ hạ sang đông nên mùa thu vừa có cái rạo rực, nồng nàn của mùa hạ lại vừa mang vẻ ảm đạm của mùa đông. Sự kết hợp tuyệt vời giữa những trạng thái đối lập nhau về thời tiết đã mang lại cho bức tranh mùa thu một vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ. Mùa thu được nhận biết bởi hệ thống thực vật với những hình ảnh cốm, hồng, ổi là những sản vật đặc trưng của mùa thu. Ngoài ra mùa thu còn được miêu tả với các tín hiệu của hoa cúc, bông lau, lá ngô đồng rụng, lá vàng rơi...

Nếu chim én gọi xuân về, mùa hè ám ảnh với tiếng chim cuốc kêu ròng rã suốt năm canh thì mùa thu lại được gợi ra với hình ảnh cánh chim nhạn, với âm thanh tiếng chim cúc cu... Hình ảnh những cánh nhạn bay thưa thấp thoáng trên bầu trời cao đã trở thành những tín hiệu quen thuộc để nhận biết mùa hè đã khép lại để đón chào mùa thu đang khẽ khàng đến bên.

Thời tiết mùa thu được mở ra với một bầu trời cao trong xanh vời vợi, nắng vàng như trải thảm, gió thu mát rượi, sương thu bảng lảng, khí thu se se lạnh, không gian mênh mông, vắng lặng… Tất cả góp phần tạo nên vẻ đẹp êm đềm, quyến rũ, như thực như mơ của mùa thu. Cũng vì lẽ đó, mùa thu đã trở thành niềm cảm hứng vô tận trong thơ ca. Ngoài ra, mưa ngâu cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của thời tiết mùa thu.

Mùa thu thường được nhận biết qua các phong tục, lễ hội quen thuộc như: tết trung thu, rằm tháng 7...

Mang những đặc điểm riêng như vậy nên mùa thu đi vào trong thơ ca với công thức miêu tả riêng. Bức tranh mùa thu được vẽ lên gắn liền với những làn gió heo may khiến đất trời se lạnh, trời cao hơn, trong xanh hơn. Mùa thu thường được nhận biết với hình ảnh lá màu vàng của hoa cúc, của lá vàng rơi rụng, cây cối úa tàn...

d. Mùa đông

Đây là mùa cuối cùng khép lại một chu trình khép kín. Mùa đông được nhận biết qua các tín hiệu: trời rét căm căm, hơi lạnh thấu xương, tuyết trắng, sương giá, sếu giang...

Mùa đông được miêu tả với hình ảnh bầu trời u ám, xám, lạnh, vắng vẻ, cây cối trơ trụi, khẳng khiu đi đến tận cùng của sự hủy diệt. Trước không gian mênh mông con người dường như trầm tư hơn với biết bao nỗi niềm tâm sự vơi đầy.

1.1.2.2. Mùa và những giá trị thẩm mĩ

Trong văn học nghệ thuật, mùa không đơn thuần là chiếc đồng hồ khổng lồ của vũ trụ, thiên nhiên mà nó còn ẩn chứa những giá trị thẩm mĩ mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Chính những tầng ý nghĩa sâu sắc đó đã tạo nên nét đặc sắc nghệ thuật muôn đời hấp dẫn con người khi khám phá về mùa.

Trước khi trở thành một tác phẩm nghệ thuật thì mùa chính là thời gian gắn liền với nông lịch (lịch của nhà nông). Việt Nam cổ truyền là một đất nước nông nghiệp, cuộc sống của người dân bình lặng sau lũy tre làng gắn liền với những cánh đồng cò bay thẳng cánh cho nên cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Trong mối quan hệ gắn bó khăng khít với tự nhiên, người nông dân có rất nhiều nỗi trông chờ. Nếu trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa thì người nông dân được mùa, cuộc sống ấm no hạnh phúc còn ngược lại nếu thiên nhiên trở mình khó tính, mưa nắng, gió bão thất thường thì mùa màng thất bát, nhân dân đói kém. Trong khi đó, thời xa xưa nền nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Vì vậy để hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra,

người nông dân đã quan sát những hiện tượng tự nhiên để có bản dự báo thời tiết của riêng mình. Về đêm, họ đã phát hiện ra:

Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Còn ban ngày để đoán biết được điều đó cũng chẳng mấy khó khăn với họ:

Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Qua quá trình quan sát những hiện tượng tự nhiên đó, người nông dân đã có những ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho kịp thời vụ và đạt hiệu quả năng suất cao:

Bao giờ đóm đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống ta tra hạt vừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ca dao)

Quy luật tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông còn thể thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của các nhà thơ xưa hướng về quá khứ tươi đẹp. Trong tiềm thức của họ, quá khứ là khuôn mẫu, là chuẩn mực của cái đẹp mà không cái đẹp của thời đại nào có thể vượt qua được. Chính tư tưởng ngưỡng vọng, tôn sùng quá khứ ấy của các nhà nho đã tạo nên những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, lối văn chương khuôn mẫu. Cùng khám phá bức tranh bốn mùa ta dễ dàng nhận thấy tâm trạng nuối tiếc quá khứ, hoài niệm dĩ vãng qua cái ngoái đầu nhìn lại mùa trước khi đang sống ở mùa này với những kí ức không thể lãng quên của các nhà nho. Trong bài thơ Thăng Long hoài cổ, từ một chiều thu, bà Huyện Thanh Quan đã đưa ta trở về với một thời vàng son của kinh thành Thăng Long nay chỉ còn vang bóng:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

(Thăng Long hoài cổ - Huyện Thanh Quan)

Cái nhìn của tác giả không phải say đắm với hiện tại, mơ màng hướng tới tương lai mà là cái nhìn đau đáu, ngược dòng trở về với quá khứ. Cái nhìn ấy đã góp phần tạo nên một cảm quan hoài cổ trong thế giới thơ của bà. Ám ảnh trong lòng người đọc là một sắc

vàng tàn tạ: màu vàng úa của thu thảo (cỏ mùa thu); màu vàng nhạt của bóng tịch dương

(bóng mặt trời sắp lặn). Sắc vàng đó, thời gian đó càng khiến lòng thi nhân dâng trào bao nỗi niềm hoài cổ, nhớ tiếc quá khứ. Câu thơ cũng là tiếng nấc nghẹn ngào của bà Huyện Thanh Quan trước cuộc đời dâu bể, trước biến thiên vật đổi sao dời của cảnh vật. Còn đâu những con đường bàn cờ ngang dọc suốt ngày đêm rộn rịp ngựa xe của các ông hoàng, bà chúa, những xe tứ mã của các vương công quốc thích, còn đâu những cung điện nguy nga, những lầu son gác tía của một đế đô Thăng Long vàng son rực rỡ. Thay vào đó là hồn thu thảo, là bóng tịch dương héo úa, điêu tàn. Cảnh vật thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm trạng đầy tiếc nuối, bâng khuâng. Con người của hiện tại nặng lòng với quá khứ được đặt trong sự tương phản đối lập với sự hoang tàn, đổ nát của cảnh vật khiến lòng bà Huyện Thanh Quan quặn thắt từng khúc:

Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường

Với âm điệu du dương, trầm bổng, bà Huyện Thanh Quan đã đưa người đọc trở về với thế giới của hoài niệm, của thời một đi không trở lại. Đó cũng chính là nỗi niềm u hoài của một kiếp người không biết đến tháng năm, thời đại.

Nhịp bước của mùa trong năm còn thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm mong ước về một xã hội an lành, tốt đẹp. Đến với bài thơ Cảnh xuân của Trần Nhân Tông, người đọc như lạc vào một thế giới cảnh mùa xuân thật yên bình, thư thái:

Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi

(Xuân cảnh – Trần Nhân Tông) (Khách sang không hỏi chuyện đời Cùng nhau dựa ngắm núi trời xanh xanh)

Trước cảnh mùa xuân ấy, chủ nhân được sự đồng thuận của khách đã gạt đi những lo lắng việc đời, những bon chen, danh lợi để cùng đắm mình trong những phút giây thoát tục tuyệt vời, trong cái xanh thăm thẳm của đất trời, rừng núi ngày xuân. Trong sự im lặng

của chủ - khách mà lại nói lên được bao điều. Qua cái nhìn, ánh mắt của họ cùng say sưa ngắm nhìn trời đất mà ta cảm nhận được sự đồng điệu trong tâm hồn của những con người tri âm tri kỉ. Họ đều vui sướng, mãn nguyện trước vẻ đẹp của mùa xuân tuy đơn sơ, thanh đạm nhưng lại thanh cao, khoáng đạt, trong sáng đến lạ kì. Bức tranh cảnh ngày xuân yên bình đó là phản chiếu một triều đại thịnh vượng, phản chiếu một cuộc sống ấm no của nhân dân trong mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Là một nhà vua – người đứng đầu đất nước với những bộn bề lo âu, trăn trở để mang lại cuộc sống yên vui cho nhân dân thì dường như niềm vui ấy càng được nhân lên gấp nhiều lần. Những phút giây thanh thản của chủ - khách trong im lặng để lắng nghe hơi thở của đất trời và của lòng mình là mong muốn cháy bỏng của mỗi người, ngay cả những bậc vĩ nhân.

Trong bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43của Nguyễn Trãi, qua bức tranh cảnh ngày hè sôi động, rực rỡ, tràn đầy sức sống, tác giả đã thể hiện niềm mong ước về một xã hội an lành tốt đẹp, đặc biệt là ở bốn câu thơ cuối:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khăp đòi phương

Trong ngày nhàn rỗi rãi, Nguyễn Trãi đã thả hồn mình vào bức tranh cảnh ngày hè nơi làng quê, lắng nghe được hơi thở của thiên nhiên cũng như hơi thở của cuộc sống qua âm thanh "lao xao chợ cá" - tiếng trao đổi của kẻ mua người bán của một làng chài từ xa vọng lại. Đó là âm thanh báo hiệu một cuộc sống bình yên, no đủ của người dân nơi đây. Trước cảnh tượng ấy tác giả chỉ có khao khát cháy bỏng muốn có được cây đàn của vua Ngu để gẩy lên khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Niềm mong ước đó càng làm ngời sáng thêm vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một bậc anh hùng suốt đời vì nước, vì dân.

Như vậy, trong những bức tranh thiên nhiên nói chung thì những bức tranh chứa biểu tượng mùa vừa diễn tả được sự trôi chảy của thời gian vừa giúp người đọc khám phá

ra những vẻ đẹp kì thú của tạo hóa. Nhưng cái tạo nên sức lôi cuốn nhất của mùa vẫn là những tâm trạng, cảm xúc của các thi nhân trước thời gian, không gian ấy. Những biểu tượng mùa luôn có sức ảm ảnh, gợi những suy nghĩ, trăn trở, day dứt trong thẳm sâu tâm hồn của mỗi nhà thơ.

1.1.3. Mùa xuân – thời điểm đặc biệt trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

Đã từ lâu, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông không chỉ được biết đến là bước chuyển của thời gian trong năm mà còn trở thành đối tượng thẩm mĩ để các thi nhân miêu tả và bộc lộ nỗi niềm. Trong chuỗi thời gian đó thì mùa xuân là mùa khởi điểm trong năm với những đặc điểm riêng về khí hậu, thời tiết gắn liền với sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật. Do vị trí địa lý đã tạo nên đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với bốn mùa luân chuyển rõ rệt. Mỗi mùa lại có đặc điểm nhận biết riêng được thể hiện ở sự đổi thay của hệ thống động, thực vật. Trong thiên văn học, mùa xuân được xem là bắt đầu từ thời điểm diễn ra xuân phân (khoảng 21 tháng 3 ở Bắc bán cầu và 23 tháng 9 ở Nam bán cầu và kết thúc vào thời điểm diễn ra tiết hạ chí (khoảng ngày 21 tháng 6 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 12 ở Nam bán cầu). Ở Việt Nam, người dân thường lấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 26 - 35)