0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Mùa xuân thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trước cuộc đời và những thăng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT (Trang 65 -81 )

7. Đóng góp của luận văn

2.2.3. Mùa xuân thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trước cuộc đời và những thăng

thăng trầm thời cuộc

Từ ngàn đời nay, thiên nhiên và thi nhân luôn là một đôi tri âm, tri kỉ không thể tách rời. Nhờ có tình yêu tha thiết của các thi nhân mà thiên nhiên vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn

khi đi vào thơ ca khiến cho người đọc không khỏi say đắm, ngất ngây. Còn đến với thiên nhiên, con người lại tìm được sự thanh thản của tâm hồn trong sự tĩnh lặng để say, để ngắm, để đắm mình trong những bức tranh sơn thủy hữu tình của non sông gấm vóc. Những bức tranh thiên nhiên bốn mùa đặc biệt là những bức tranh mùa xuân giống như một dòng suối mát lành khỏa lấp đi những nóng bức, oi nồng, những bụi bặm, ồn ào, những lo toan phiền muộn trong suốt hành trình cuộc đời dằng dặc của các nhà thơ. Cho nên đến với những bức tranh xuân, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thiên nhiên mang dấu ấn của quê hương đất nước Việt Nam mà còn được trải lòng với những vui buồn của các nhà thơ. Bởi“Thơ khởi phát từ lòng người ta" (Ngô Thị Nhậm) nên những bài thơ Nôm viết về mùa xuân chính là những trang nhật kí mà đằng sau những con chữ ẩn hiện biết bao tâm tư, tình cảm của nhà thơ.

Đến với những bức tranh xuân trong QÂTT của Nguyễn Trãi, người đọc được sống trong nhiều sắc thái, cung bậc tâm trạng khác nhau. Nếu các nhà thơ trung đại thường nhìn mùa xuân, thời gian trôi đi như một dòng chảy tuần hoàn, tĩnh tại thì Nguyễn Trãi với sự nhạy cảm, đam mê nhập cuộc với mùa xuân đã bộc lộ những suy tư, lo âu trước sự ngắn ngủi của cuộc đời và sự mong manh của hạnh phúc. Qua lời ca loài hoa đào, nhà thơ đã nhận ra quá trình biến chuyển của sự sống trước bước đi của thời gian:

Khí dương hòa há có tư ai

Năng một hoa này, nhẫn mọi loài Tính kể chỉn khôn còn ba tháng Kịp xuân mựa để má đào phai.

(Hoa đào, bài 4 - QÂTT)

Khí dương hòa tràn đến bao phủ lên vạn vật cây cỏ “há có tư ai" dệt lên một tấm thảm mang sắc xanh khổng lồ dạt dào sức sống. Tấm thảm ấy còn rực rỡ sắc màu trong sự điểm xuyết của các loài hoa và nhất là sắc thắm của hoa đào. Hoa đào đã phô hết những vẻ đẹp tinh khiết, mong manh của mình bởi nó ý thức được rất rõ thời gian ba tháng mùa xuân tồn tại ngắn ngủi của mình cho nên không muốn để thời gian trôi đi một cách lãng phí. Sự

suy ngẫm ấy của hoa đào cũng là lời nhắc nhở mỗi con người chúng ta hãy biết trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, trân trọng những gì mình đang có, đừng dửng dưng vô tình để cuộc sống trôi đi trong tẻ nhạt, đơn điệu. Cái đẹp của mùa xuân là khách quan, tự thân nhưng cái đẹp có ý nghĩa sâu sắc hơn khi con người có khả năng nhận biết và chiếm hữu nó.

Khi mùa xuân đến, Nguyễn Trãi dạt dào tâm sự, ông muốn gửi đến mọi người tất cả những gì đẹp nhất của mùa xuân. Ông ca ngợi vẻ đẹp và trân quý thái độ nâng niu, yêu mến của con người dành cho mùa xuân. Nhưng đồng thời, ông cũng chê trách và thương cho ai kia dửng dưng, vô tình trước vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân cũng như các mùa khác đều tồn tại với vòng quay ba tháng nhưng vì mùa xuân đẹp, mùa xuân tượng trưng cho giai đoạn tuổi trẻ của đời người nên nó trôi đi rất nhanh:

Ba xuân thì được chín mươi ngày Sinh vật lòng trời chẳng tày Rỉ bảo đông phong hời hợt ít Thế tình chớ tiếc, dửng dưng thay!

(Thơ tiếc cảnh, bài 11 - QÂTT)

Người ta thường kể mùa theo tháng còn Nguyễn Trãi lại tính mùa theo từng ngày "Ba xuân thì được chín mươi ngày" thấm thoắt thoi đưa, chín mươi ngày của mùa này trôi đi phải nhường chỗ cho chín mươi ngày của mùa khác đến. Đó là quy luật muôn đời của tạo hóa mà con người phải cam chịu chấp nhận. Đối lập với vẻ đẹp bất tử của mùa xuân đất trời là tuổi già, nỗi cô đơn của mỗi mùa xuân đời người. Bài thơ là sự lay gọi, thức tỉnh về thái độ sống trong mỗi tâm hồn con người nói chung.

Chính vì mùa xuân đẹp mà nó lại chóng phôi pha, chính vì tuổi trẻ của con người là một đi không trở lại cho nên khi mùa xuân đi Nguyễn Trãi luyến tiếc, ngậm ngùi vẻ đẹp của mùa xuân, tuổi trẻ. Tâm sự ấy được thể hiện rõ trong bài thơ:

Thức xuân kể được mấy phen tươi? Vì thu cho nhẫn đầu nên bạc, Chưa dễ ai đã bảy mươi

(Thơ tiếc cảnh, bài 5 - QÂTT)

Càng sống gắn bó, chan hòa với thiên nhiên nhà thơ Nguyễn Trãi càng nhận ra cuộc đời con người thật hữu hạn, mong manh trước sự vô hạn, mênh mông của vũ trụ. Người xưa đã quan niệm thời gian trôi đi như bóng câu qua cửa sổ, đời người ngắn ngủi “như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao". Nó xuất hiện rồi biến mất như một cái gì đó ngẫu nhiên trong khoảng thời gian vô thủy, vô chung đó. Mặc dù thấm thía như thế, song Nguyễn Trãi vẫn không cam chịu chấp nhận. Ông vẫn muốn vùng vẫy để chống lại sự tác động nghiệt ngã của thời gian đối với sinh mệnh con người. Nguyễn Trãi muốn nổi loạn với sự bất công của thời gian và đặc biệt ông muốn kéo giữ để nó đừng trôi đi vô tình:

Cướp thiếu niên đi thương đến tuổi Ốc dương hòa lại ngõ dừng chân

(Vãn xuân - QÂTT)

Tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi con người một đi không trở lại: “Cướp thiếu niên đi thương đến tuổi" nên Nguyễn Trãi phải buộc khí dương hòa cho thời gian đừng trôi qua để con người mãi dừng chân hưởng cuộc sống mùa xuân tươi trẻ. Sau này nhà thơ Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới cũng có ước muốn táo bạo được tắt nắng,

buộc gió để thực hiện khát vọng níu kéo thời gian. Đó là điều không thể bởi khát vọng tuy mãnh liệt, lớn lao nhưng đó chỉ là những yếu tố chủ quan của con người trước quy luật khách quan của tạo hóa. Biết không thể thay đổi được bước chuyển của thời gian, Nguyễn Trãi chỉ còn cách duy nhất đó là sống hòa mình, sống hết mình với thiên nhiên để tận hưởng được lâu hơn vẻ đẹp của mùa xuân. Ông chắt chiu từng khoảnh khắc thời gian để vui sống, cho dù là ban đêm chăng nữa thì ông vẫn cầm đuốc chơi đêm:

Những lệ xuân qua tuổi tác thêm

(Tiếc cảnh, bài 7 - QÂTT)

Có những lúc niềm khao khát sống với mùa xuân mãnh liệt tới mức ông mong muốn thật ích kỷ - muốn chiếm hết mùa xuân cho mình và trách tiên đồng sao đưa tin đến chậm:

Lầu xanh từng thấy khách thi nhân, Ví cảnh lòng người tiếc cảnh xuân. Mới trách thanh đồng tin diễn đến, Bởi chưng hệ chúa Đông quân.

(Tiếc cảnh, bài 12 - QÂTT)

Chứng kiến bước đi âm thầm mà nghiệt ngã của thời gian, Nguyễn Trãi đã chiêm nghiệm thấy rõ hơn sự mong manh, ngắn ngủi của đời người, danh vọng, quyền lực chỉ là phù du:

Thuyền chèo đêm nguyệt sông biếc Cây đến ngày xuân tốt tươi

Phú quý chẳng tham thanh tựa nước Lòng nào vạy vọ hơi hơi

(Ngôn chí, bài 21 - QÂTT)

Cũng chính vì vậy sau khi giúp Lê Lợi hoàn thành sự nghiệp bình Ngô, những quan điểm tiến bộ để xây dựng và phát triển một đất nước trong thời kỳ mới được Nguyễn Trãi đề xuất nhưng không được nhà vua chấp nhận, thậm chí còn bị nghi ngờ không được trọng dụng như xưa, nên ông đã cáo quan xin về ở ẩn. Do đó Nguyễn Trãi thường mang tâm trạng u uất, buồn lo cho thời thế. Các cung bậc tình cảm gắn liền với thời gian trong những bức tranh xuân của Nguyễn Trãi cũng bắt nguồn từ khát vọng, hoài bão yêu nước, thương dân của ông còn dang dở. Lực còn, sức chưa kiệt, tâm huyết thì lớn lao càng khiến cho Nguyễn Trãi nuối tiếc tuổi trẻ cuộc đời mình. Sống trong một xã hội mà “hoa thường hay

héo cỏ thường tươi", có sự lẫn lỗn giữa phượng hoàng và diều hâu tấm lòng vì dân vì nước của ông không tìm được sự đồng điệu. Nguyễn Trãi trở nên cô đơn, lạc lõng giữa bọn quan tham ích kỉ chỉ biết nghĩ đễn bản thân mình. Ông đã tìm được niềm vui khi làm bạn với thiên nhiên, cây cỏ nơi quê nhà, sống một cuộc đời của một “lão nông tri điền" với những công việc lao động “vớt bèo cấy muống, phát cỏ ương sen,vãi đậu kê" chốn thôn quê. Thấp thoáng trong QÂTT, ta bắt gặp hình ảnh thi nhân với những phút giây như một tao nhân mặc khách không vướng bụi trần:

Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

(Ngôn chí, bài 2 – QÂTT)

Đọc câu thơ ta bắt gặp một phong thái ung dung tự tại, được hòa mình vào cuộc sống thảnh thơi của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhà thơ đã tìm được sự thư thái với những thú vui thưởng trà, ngắm trăng, đọc sách rất thanh tao của những nhà nho khi về ở ẩn. Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn của một con người vui với cảnh nhàn ta vẫn cảm nhận được ánh mắt đau đáu thương đời, lo đời trước cuộc sống cực khổ, lầm than của nhân dân. Đến với HĐQÂTT của các nhà thơ thời Hồng Đức, những bức tranh xuân truyền cho người đọc tâm trạng hoan hỉ, khoan khoái, vui sướng khi được sống trong một đất nước thái bình, thịnh trị. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, triều đại nhà Lê đặc biệt dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông là thời đại hoàng kim nhất. Không chỉ là một trong những vị vua Lê có tài, vua Lê Thánh Tông còn luôn quan tâm chăm sóc tới đời sống của nhân dân. Ông đã tiến hành thực hiện hàng loạt những cải cách ruộng đất khiến cho đất nước ngày càng phát triển, nhân dân có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Cuộc sống yên vui, thanh bình của người dân được thể hiện rõ qua câu ca còn được truyền tụng trong dân gian:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.

Như vậy nhà Lê là triều đại có công lớn đối với dân tộc, được đánh giá là triều đại được lòng dân nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Do đó ta bắt gặp trong những bức tranh mùa xuân của các nhà thơ dưới thời vua Hồng Đức một tiếng reo vui, một tâm trạng mãn nguyện khi may mắn được sống trong một triều đại phồn vinh, hưng thịnh như vậy. Một năm cứ trôi đi theo dòng chảy vô cùng vô tận của vũ trụ với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Theo bước chuyển của thời gian mọi vật đều biến đổi nhưng triều đại nhà Lê thì càng ngày càng được củng cố, vững vàng, phồn thịnh hơn:

Cơ mầu thợ hóa bốn mùa vần, Đông cuối ba mươi mồng một xuân. Rỡ rỡ cửa vàng ngày Thuấn rạng, Lầu lầu phiến ngọc lịch Nghiêu phân.

(Vịnh tết Nguyên Đán, bài 1 - HĐQÂTT)

Sự hưng thịnh của triều Lê còn được ca ngợi trong những bài thơ viết về tháng trong năm, phản chiếu qua cuộc sống thái bình, no đủ của nhân dân dưới sự trị vì của Lê Thánh Tông. Trong bài Tháng giêng, nhân sĩ viết:

Thế giới một bầu vây thụy khí,

Giang sơn tám bức đượm dương xuân Dâng tâu tiếng nhạc ran đòi chập, Tưới khắp mùi thơm biết mấy lần.

(Tháng giêng – HĐQÂTT)

Khắp chốn trần gian được bao bọc bởi không khí náo nức, tưng bừng khí thế của cuộc sống hòa bình, thịnh vượng. Tám bức giang sơn đều đượm hơi dương ấm áp của mùa xuân. Từ vạn vật đến con người, từ mặt đất đến bầu trời, hạnh phúc tràn ngập khắp nơi nơi. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc của các thi nhân thời Hồng Đức khi được chứng kiến cuộc sống sung túc, đủ đầy của nhân dân.

Làm nên một đất nước cường thịnh, nhân dân bốn bể thanh bình, ấm áp trong khí tiết ôn hòa của mùa xuân ta không thể không kể đến công lao to lớn của vua Lê Thánh Tông.

Đó là một vị vua anh minh, luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề đè nặng trên vai nên mặc dù đất nước đã được yên vui, thanh bình nhưng ông vẫn không cho phép mình được ngon giấc, vẫn khuya sớm thao thức: Trống dời canh còn đọc sách/ Chiêng xế bóng chửa tan chầu. Vua Lê Thánh Tông đã thổi vào những bức tranh mùa xuân của HĐQÂTT một sức xuân mới: xuân của hòa bình, thịnh trị. Sự anh minh, sáng suốt của vị vua này được ca ngợi sánh ngang với vua Nghiêu, vua Thuấn:

Tượng mở thái hòa Nghiêu vỗ trị Ơn nhiều chẩn thải Hán nuôi dân Đài xuân bốn bể đều vây họp Tuổi tám mươi tôi chúc thánh quân.

(Vịnh cảnh mùa xuân, bài 5 - HĐQÂTT)

Thái độ biết ơn, ghi nhận công đức của đấng minh quân trong các bài thơ viết về mùa xuân trong hội Tao đàn còn được thể hiện qua những lời chúc tụng dâng lên vua nhân dịp tết Nguyên đán:

Ba dương đà gặp thuở vần, Bốn bể đều mừng một chúa xuân. Nức ngai vàng hương mấy hốc, Trang cửa phượng, ngọc mười phân. Trời lồng lộng hay lòng thánh, Gió hây hây khắp muôn dân. Nhớ ấm nhân lên hênh bóng nắng, Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân.

(Họa vần bài vịnh tết Nguyên Đán - HĐQÂTT)

Không may mắn sống trong một xã hội Thuấn, Nghiêu như các thi nhân thời Hồng Đức, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống gần trọn vẹn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng; Trịnh – Nguyễn phân tranh. Lí tưởng làm

quan để giúp dân, giúp nước chưa được toại nguyện khi ông dâng sớ xin nhà vua chém mười tám tên lộng thần bị chối từ. Trạng Trình đã quyết tâm đoạn tuyệt với cuộc sống chốn quan trường, bon chen, lừa lọc để trở về với bến Trung Tân. Cư sĩ đã tìm thấy ở thiên nhiên một sự thanh thản, khiến ông nguôi ngoai đi nỗi buồn và tìm được niềm vui trong cuộc sống lao động chốn thôn quê. Sẵn sàng từ bỏ đỉnh cao danh vọng để trở về thôn quê vui với cuộc sống của một lão nông đã cho ta thấy rõ thái độ coi thường vinh hoa phú quý của Tuyết Giang Phu Tử:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Thơ Nôm, bài 73 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trong nhiều bài thơ ta bắt gặp một Trạng Trình với phong thái ung dung, tự tại trong thú nhàn chốn thôn quê, tìm niềm vui trong thiên nhiên, cây cỏ giữ mình trong sạch:

Chốn ấy thanh nhàn được thú, Lọ là Bồng đảo mới tiên

(Thơ Nôm, bài 118 - Nguyễn Bỉnh Khiêm )

Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, được sống cuộc sống của một “lão nông tri điền" mặc dù có bận rộn, vất vả nhưng tâm hồn lại thanh thản. Đó là một cõi bồng lai tiên cảnh, sung sướng vô cùng mà không phải ai cũng có được. Song dù lánh đời nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có một niềm ao ước gắn với đời, với nhân dân:

Đã ngoài mọi việc chăng còn ước Ước một tôi hiền, chúa thánh minh.

(Thơ Nôm, bài 26 - Nguyễn Bỉnh Khiêm )

Những cuộc nội chiến liên miên xảy ra khiến cho đời sống của nhân dân lầm than, cơ cực. Thấu hiểu tận cùng nỗi thống khổ ấy cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có một ao ước đất nước có được vị vua anh minh trị vì. Bởi chỉ có như vậy, vị vua ấy mới không để cho chiến tranh xảy ra, mới có thể chăm lo được đến đời sống của dân cày. Dù khi còn làm

quan hay khi đã về ở ẩn thì tấm lòng yêu nước, thương dân của ông cũng trong sáng như vầng trăng in đáy nước:

Ái ưu vằng vặc trăng in nước, Danh lợi lâng lâng: gió thổi hoa.

(Thơ Nôm, bài 1 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Thơ Nôm của bà là tiếng lòng của người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng, hẩm hiu trong xã hội phong kiến bất công luôn khao khát một tình yêu nồng thắm, một niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn, đủ đầy. Mùa xuân trong thơ Hồ Xuân Hương lại gieo vào lòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT (Trang 65 -81 )

×