Nhận xét, đánh giá qua biểu bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 48 - 49)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.2. Nhận xét, đánh giá qua biểu bảng

Qua khảo sát, thống kê số lượng các bài thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân trong các tác phẩm của các tác giả trên chúng tôi nhận thấy:

QÂTT của Nguyễn Trãi có số lượng các bài thơ có câu thơ viết về bốn mùa nhiều hơn cả chiếm 40%. Sau đó đến các tác giả thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế Xương và người viết ít nhất về mùa là bà Hồ Xuân Hương. Trần Tế Xương có đến 15 bài thơ viết về mùa, tuy nhiên nội dung thơ viết về mùa của ông là phản ánh xã hội nửa tây nửa ta với nhiều chướng tai, gai mắt với tiếng cười trào phúng không nhằm mục đích vịnh cảnh. Sau khi khảo sát tổng số 929 bài thơ Nôm Đường luật, chúng tôi thống kê có đến 214 bài có câu thơ vịnh bốn mùa chiếm 23%.

Trong 214 bài thơ có câu thơ viết về bốn mùa thì có 91 bài thơ có câu thơ viết về mùa xuân chiếm tỉ lệ 42,5% đứng ở vị trí thứ hai sau mùa thu. QÂTT của Nguyễn Trãi là tập thơ viết về mùa xuân nhiều nhất với 39 bài thơ, sau đó là HĐQÂTT có 15 bài thơ và thơ Nôm Trần Tế Xương với 14 bài thơ còn BVQNTT của Nguyễn Bỉnh Khiêm có 11 bài. Nguyễn Khuyến và Hồ Xuân Hương là hai tác giả có số lượng các bài thơ viết về mùa xuân ít nhất.

Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật được các tác giả phản ánh với những nội dung phong phú, đa dạng. Qua khảo sát và khám phá chúng tôi nhận thấy hầu hết những tác phẩm thơ Nôm viết về mùa xuân đều thể hiện những nội dung sau:

Thứ nhất: Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc

Thứ hai: Mùa xuân thể hiện niềm mong ước về một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Thứ ba: Mùa xuân thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trước cuộc đời và những thăng trầm thời cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)