Vẻ đẹp mùa xuân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 49 - 65)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Vẻ đẹp mùa xuân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc

Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của các thi nhân rất dễ rung động, thổn thức trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà mùa xuân lại là mùa hội tụ vẻ đẹp tươi non nhất mang sức sống căng tràn, sung mãn, mãnh liệt nhất của đất trời vạn vật. Chính vì vậy, từ bao đời nay các thi nhân khó có thể cưỡng lại được trước sức mê hoặc của cảnh vật mùa xuân. Bằng tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết, bằng niềm tự hào, tự tôn dân tộc, các nhà thơ trung đại đã vẽ lên những bức tranh xuân xinh xắn bằng ngôn từ mang hồn cốt của quê hương đất nước Việt Nam. Ở họ lòng yêu thiên nhiên không chỉ phản ánh nhu cầu thẩm mĩ mà quan trọng hơn là thầm kín thể hiện tình yêu đất nước, bởi yêu thiên nhiên cũng chính là yêu đất nước. Vì vậy, những bức tranh mùa xuân giúp ta cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn của các thi nhân vì nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Lòng yêu thiên nhiên là kích thước để đo tâm hồn".

Trong hành trình trở về với những bức tranh xuân được viết bằng thơ Nôm, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, ngây ngất trước sự bừng thức, trỗi dậy diệu kì của vạn vật khi đông qua, xuân về:

Đâu đâu cũng chịu lệnh Đông quân Nào chốn nào chăng, chăng gió xuân Huống lại vườn còn hoa trúc cũ Chồi thức tốt lạ mười phân

(Thơ tiếc cảnh - bài 13, QÂTT)

Khi mùa xuân đến có nghĩa là vị chúa Đông quân tức ngọn gió xuân mang hơi thở ấm áp đã trở lại thì thầm, ve vuốt mơn man lên vạn vật khiến những cành cây trơ trụi, khẳng khiu, cạn kiệt nhựa sống sau ba tháng mùa đông rét mướt bỗng hồi sinh trở lại. Chúng trở nên mềm ra, mượt hơn bởi “Chồi thức tốt lạ mười phân" lấn át sự khô cằn, đơn lẻ, lạc lõng của một cành trúc mùa đông. Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định một quy luật mang tính tất yếu của tự nhiên: Đông qua xuân tới, hạ đi thu về, dù mùa đông có lạnh giá, khắc nghiệt hủy hoại sự sống đến đâu thì cũng có lúc phải nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp trở về. Mùa xuân mang trong mình dòng nhựa sống rần rật dâng lên màu xanh ngút ngàn của cỏ cây, hoa lá trong khu vườn rực rỡ sắc màu, căng tràn sức sống là môi trường lí tưởng để ong bướm, chim chóc sum vầy, quấn quýt:

Từ thuở Đông hoàng chịu lấy quyền, Thiều quang làm cảnh rạng xuân thiên.

(Lại vịnh cảnh mùa xuân, bài 6 - HĐQÂTT) Cửa xuân rợp, gió đưa cầm,

Mùi tới hay thuở bụng im. Mặt trời vàng, còn in bóng thỏ, Đầu non bạc đã chật cây chim.

Hữu tình là cảnh đà cùng hẹn, Vô sự thì tiên lọ phải tìm?

(Thơ Nôm – bài 42,Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bằng ánh mắt thiết tha, trìu mến và tâm hồn nhạy cảm, các nhà thơ đã vẽ lên những bức tranh mùa xuân có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc và âm thanh. Được tiết xuân truyền cho nguồn nhựa sống vô biên, vạn vật đã đứng hẳn lên phô bày vẻ đẹp huy hoàng và sức sống sung mãn của mình. Tất cả mở ra một không gian mùa xuân rạng rỡ, nồng nàn quét sạch vẻ u ám, lạnh lẽo của mùa đông. Được tắm mình trong một không gian như thế, lòng không hề vướng bận những bon chen, danh lợi thì như được sống giữa cõi tiên thật sung sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu. Đó cũng chính là “chốn cực lạc" ngay cõi trần mà con người thường phải nhọc công tìm kiếm:

Nào nào cực lạc là đâu tá Cực lạc là đây rõ chín mười

(Chơi đền Khán Xuân – Hồ Xuân Hương)

Một trong những chất xúc tác đánh thức nàng xuân bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài trong lạnh giá của mùa đông đó chính là gió đông:

Một ngọn đông phong sẽ thổi phào, Đông phong nhường tỏ lối ra vào.

(Xuân hứng - Tú Xương)

Chỉ cần dựa vào xúc giác con người ta cũng có thể nhận biết bước chân của mùa xuân qua hơi ấm của ngọn gió đông – ngọn gió từ phương đông thổi tới. Chính ngọn gió ấy đã sưởi ấm, xoa dịu, nựng nịu, vỗ về những thân hình tiều tụy của vạn vật do mùa đông khắc nghiệt để lại tạo nên sức quyến rũ của mùa xuân. Nguồn sống mãnh liệt, sức sống vô biên của mùa xuân đem tới khi gặp những tâm hồn yêu thiên nhiên của các thi nhân mà hậu thế như được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh:

Thu êm cửa trúc hồng vân phủ Xuân tĩnh đường hoa tử cấm phong

(Thơ Nôm, bài 60 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hai câu thơ là sự đối xứng giữa vẻ đẹp của bức tranh mùa thu và mùa xuân. Nếu bức tranh mùa thu được mở ra với vẻ đẹp êm đềm, thanh bình của những làn sương khói mỏng manh, của áng mây qua sự phản quang mặt trời trở thành vân hồng phủ kín lên cửa ra vào thì tâm hồn người đọc như lắng lại trong vẻ đẹp tĩnh lặng của mùa xuân với một con đường đi trải đầy xác hoa như trong cõi mộng. Bức tranh thiên nhiên thật trang nhã, tinh tế nó nhen lên trong lòng ta một niềm hạnh phúc trước vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên. Thiên nhiên ấy là chốn thích hợp nhất để cụ Trạng Trình tìm được sự thanh thản trong tâm hồn sau khi đã từ quan về ở ẩn.

Tại sao nhà thơ nào cũng có tình ý với mùa xuân? Tại sao nhà thơ nào cũng không khỏi xốn xang, rạo rực trước nhịp bước của xuân về? Bởi một điều đơn giản cảnh xuân, sắc xuân, hương xuân rất dễ hòa hợp với lòng người khiến cho ai nấy cũng cảm thấy mình như lớn lên, trẻ ra và lòng chứa chan hi vọng. Trong sự hòa hợp với thiên nhiên ấy, các nhà thơ thời Hồng Đức cũng vẽ lên bức tranh xuân quyến rũ làm say đắm lòng người:

Một khi trời đất đắp đổi vần, Ba tháng đông lại ba tháng xuân. Sinh thành mọi vật đều tươi tốt,

Đầm ấm nào ngày chẳng đượm nhuần.

(Vịnh cảnh mùa xuân, bài 5 - HĐQÂTT)

Vũ trụ cứ đắp đổi, vần xoay qua bốn mùa luân chuyển, mỗi mùa cũng có quy luật riêng tồn tại trong khoảng thời gian ba tháng lần lượt thay thế cho nhau. Ba tháng mùa đông kết thúc thì ba tháng mùa xuân đón chào. Mùa xuân mang theo khí dương ấm áp khiến đất trời được bao phủ bởi sắc xanh trong sức sống tràn trề, viên mãn. Vạn vật đều trong trạng thái sinh sôi, nảy nở, đâm chồi hé lộc với một sức sống nội sinh mãnh liệt. Cảnh mùa xuân

trong sáng, rực rỡ, thanh tân đã xua tan đi bầu trời u ám cùng cái rét cắt da, cắt thịt của mùa đông gieo vào lòng người biết bao niềm tin yêu, hi vọng.

Yêu thiên nhiên, luôn mở rộng lòng mình sống hòa hợp với thiên nhiên đất trời nên các nhà thơ trung đại rất am hiểu về chúng. Họ đã quan sát thiên nhiên bằng tất cả sự tinh nhạy của tâm hồn để phát hiện ra mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và thời gian. Bước chân của thời gian tuy âm thầm, lặng lẽ nhưng để lại dấu ấn trên sắc màu cỏ cây, hoa lá: “Thiên nhiên đã khoác những chiếc áo màu khác nhau tùy theo từng mùa, từng tháng. Những thay đổi đó làm cho lòng người đổi thay, lòng thi nhân thêm cảm xúc"[35; 675]. Chính vì vậy, trong sự cảm nhận chung về về sức sống diệu kỳ của đất trời khi xuân về, các nhà thơ đã nhận ra bước chân khẽ khàng, e ấp của nàng xuân qua sắc thắm của hoa đào:

Một đóa đào hoa khéo tốt tươi Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười Đông phong ắt có tình hay nữa Kín tiếng mùi hương dễ động người

(Đào hoa - bài 1, QÂTT)

Trong thi ca Việt, hoa mai, hoa đào vốn được coi là biểu tượng của mùa xuân và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Ngoài sức quyến rũ ở sắc, ở hương, hoa mai, hoa đào đi vào trong thơ ca còn mang ý nghĩa tượng trưng cho cốt cách của người quân tử. Nguyễn Trãi yêu mến, say đắm, nâng niu hoa đào đến nỗi ông có cả một chùm thơ về loài hoa này. Với thi nhân chỉ cần nhìn thấy một đóa hoa đào khoe sắc với những cánh hoa mỏng manh là nhà thơ liên tưởng thấy “cảnh xuân mơn mởn” tràn đầy sức sống trong niềm vui hạnh phúc vô biên. Niềm vui mà hoa đào có được bắt nguồn từ sự yêu thương dào dạt của hơi ấm mùa xuân và dường như nó lan tỏa sang tâm hồn con người đang đắm mình trong vẻ đẹp rực rỡ ấy.

Bên cạnh sắc thắm của hoa đào, mùa xuân còn được các thi nhân nhận biết qua sắc trắng, sắc vàng của hoa mai khiến cho bức tranh mùa xuân càng thêm sinh động và rực rỡ.

Cũng như hoa đào nhà thơ Nguyễn Trãi đã dành cho hoa mai một sự ưu ái đặc biệt với những câu thơ tuyệt diệu:

Xuân đến cây nào chẳng tốt tươi Ưa mi vì tiết sạch hơn người

(MaiQÂTT)

Quét trúc bước qua lòng suối. Thưởng mai, về đạp bóng trăng.

(Ngôn chí, bài 15 – QÂTT )

Hoa mai thực chất nở vào cuối mùa đông đầu xuân, được thử thách qua những ngày tháng mùa đông rét mướt cho nên khi sang xuân được tiếp thêm khí dương hòa của đất trời, hoa mai phô hết vẻ đẹp rực rỡ, thanh khiết của mình. Phải có con mắt tinh tế mới có thể quan sát được sự biến chuyển của cảnh vật nhanh nhạy đến như vậy. Do anh hoa phát tiết

sớm nhất mùa xuân nên cổ nhân đã phong tặng cho mai danh hiệu Bách khôi hoa – ví như người đỗ đầu khoa thi.

Mai ngoài được kết hợp cùng với tùng, trúc trở thành bộ ba Đông thiên tam hữu, Tuế hàn tam hữu hoặc Đông xuân tam hữu thì còn được kết hợp với lan, cúc, trúc tạo nên bộ tứ quý tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và được các thi nhân se duyên với ngọc, với tuyết để ví von tài tử giai nhân:

Xuân thêm cốt cách, hương càng bội Tuyết giúp tinh thần, ngọc hãy còn.

(Lão mai - HĐQÂTT)

Nếu trong QÂTTHĐQÂTT, hoa đào, hoa mai là những hình ảnh báo hiệu xuân về thì trong thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, bước chân của mùa xuân được hiện hữu qua những đóa hoa thủy tiên:

Xanh xanh như sắp thập thò ra.

(Nguyên đán ngẫu vịnh – Nguyễn Khuyến)

Không yêu và hiểu quy luật vận động, phát triển của thiên nhiên làm sao nhà thơ Nguyễn Khuyến lại có thể cảm nhận rõ được sự cựa quậy, trỗi dậy của những bông hoa thủy tiên đang dần dần tách mình ra khỏi vỏ bọc của nụ. Nhà thơ không sử dụng cụm từ sắp nở ra hay đang hé nở mà là “sắp thập thò ra" khiến người đọc có thể hình dung được rõ hơn sự vận động không ngừng của vạn vật, sức sống nội sinh mãnh liệt của mùa xuân phải tuôn trào ra bên ngoài mà kết lại thành những bông hoa.

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc mang tính chất ước lệ để báo hiệu mùa xuân như hoa đào, hoa mai, hoa lê, hoa thủy tiên… thì bức tranh mùa xuân trong thơ ca trung đại còn được mở ra với những hình ảnh mộc mạc, dân dã mang hơi thở của cuộc sống đời thường. Đó chính là hình ảnh cây chuối trong thơ của Nguyễn Trãi – một hình ảnh mang nét hiện thực rất dân dã mà văn chương cổ điển ít nói đến:

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ mầu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem

(Cây chuối - QÂTT)

Đây có thể được coi là một phiến thơ xuân phong tình hay nhất trong nền văn học trung đại. Sức sống của mùa xuân được phản chiếu qua sức sống mãnh liệt của cây chuối. Vốn đã tốt, đã phát triển nay gặp hơi xuân ấm áp, gặp những làn mưa bụi bay cùng cái rét ngọt ngào của mùa xuân nên cây chuối càng tươi tốt bội phần. Chữ bén được tác giả sử dụng tài tình, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hơn sức ảnh hưởng của cây chuối trước sự tác động của mùa xuân. Sức sống diệu kỳ của cây chuối được kết tinh trong hình ảnh buồng lạ tỏa ra mùi hương suốt đêm, nõn lá chuối cuộn lại như một bức tình thư. Trong thơ ca cổ, hình ảnh cây chuối thường được gắn liền với mùa thu còn cây chuối trong thơ

Nguyễn Trãi lại là cây chuối mùa xuân. Nhưng cái độc đáo nhất chính là ở chỗ nếu người xưa thường ví cái đọt chuối giống như bức phong thư thì Nguyễn Trãi lại ví nó là bức thư tình e ấp, phong nhụy. Thủ pháp nhân cách hóa được sử dụng thật chính xác qua hành động gượng của gió. Gượng không phải là gượng gạo, gượng ép mà là gượng nhẹ, khẽ khàng trong sự nâng niu, trân trọng. Cơn gió đông phong đậm hơi dương đã nhen lên niềm khao khát một tình yêu trong sáng, kín đáo. Còn bức thư lại là sự mời gọi, một khát vọng dâng hiến. Câu thơ cuối khép lại khiến cho ta sống mãi trong dư vị ngập ngừng tình tứ, khó nói của một tình yêu kín đáo. Qua bức tình thư ấy người đọc vô cùng thích thú trước một trái tim nhạy cảm, phong tình ẩn trong bề ngoài là một nhà nho thấm đẫm tư tưởng giáo lý của “cửaKhổng sân Trình ".

Mùa xuân là mùa của lễ hội, là không gian hò hẹn của trai gái làng quê trên khắp mọi miền đất nước. Đến với thơ xuân của bà chúa thơ Nôm ta được trở về với không khí náo nức hội xuân trong một trò chơi dân gian Đánh đu rất quen thuộc nơi làng quê mỗi khi tết đến xuân về:

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Người thì lên đánh kẻ ngồi trông, Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh vải hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Chơi xuân có biết xuân chăng tá. Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

(Đánh đu – Hồ Xuân Hương)

Bài thơ mở ra với hoạt cảnh rực rỡ sắc màu, rộn ràng âm thanh, nhộn nhịp hành động trong niềm say mê, thích thú của trai gái khi đánh đu. Tâm hồn nữ sĩ hòa nhập với niềm vui của trai gái đang chơi đu mà nghĩ về một trò chơi, một mĩ tục dân gian lâu đời rất

đáng tự hào. Muốn đánh đu trai gái phải hòa quyện, ăn nhịp tuyệt vời với nhau, khi chàng trai, hào hứng mạnh mẽ nhấn đu trong tư thế “khom khom cật" thì cô gái trong tư thế “ngửa ngửa lòng", tay nắm chặt, hai chân duỗi thẳng trong dáng bay nhẹ nhàng, thích thú. Còn khi độ cao giảm đến lượt cô gái nhún, chàng trai lại chờ đón cứ thế cánh đu mỗi lúc một tung bay cao hơn, nhịp nhàng hơn. Trò chơi dân gian này đã phô diễn hết vẻ đẹp hình thể trẻ trung, thanh tân khỏe mạnh mà lại mềm dẻo, uyển chuyển của các chàng trai, cô gái nơi làng quê. Trước mắt chúng ta đâu còn cảnh chân lấm tay bùn với màu quần thâm, áo nâu quen thuộc mà thay vào đó là bốn mảnh quần hồng phấp phới, tung bay trong gió xuân. Đó là sắc xuân, nét xuân và dáng xuân trong lễ hội làng quê Việt Nam. Phải có lòng yêu cuộc sống mãnh liệt, luôn tự hào về bề dày phong tục cổ truyền thì bà Hồ Xuân Hương mới cảm nhận rõ vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời của đất nước, con người, của lễ hội mùa xuân và nền văn hóa dân gian Việt Nam giàu đẹp.

Muôn loài trong trời đất hồi hộp, náo nức chào đón mùa xuân không chỉ bởi mùa xuân mang khí dương hòa ấm áp khiến vạn vật cây cối tốt tươi mà còn bởi mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới gắn liền với cái tết cổ truyền ngàn đời của dân tộc. Đây là khoảng thời gian ngắn ngủi để người dân lao động quanh năm lam lũ, vất vả được thư thái nghỉ ngơi, vui chơi hội hè đình đám với biết bao niềm hi vọng về một năm mới ấm no, yên bình. Là một nhà thơ sinh ra và lớn lên đúng lúc nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến đã bao xuân sống trong tâm trạng đau đớn, bất lực trước cuộc sống thiếu thốn, cực khổ của người dân. Nhưng bởi sống giữa chốn làng quê trong sự gắn bó với bà con thôn xóm nên có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)