Bút pháp tả cảnh, ngụ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 97 - 132)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.3.Bút pháp tả cảnh, ngụ tình

Tả cảnh, ngụ tình là một trong những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc nhằm bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người trong văn học nói chung và thơ ca trung đại nói riêng. Nói một cách đơn giản, tả cảnh ngụ tình là cách mượn cớ tả cảnh để nói tình, thông qua tả cảnh để “gửi gắm lí tưởng và tình cảm của các thi nhân, ẩn chứa nhiều ngụ ý sâu sắc” [32; 834]. Vì vậy khi tả cảnh, nhiều khi nhà thơ không nhằm hướng người đọc đến vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mà đích cuối cùng đạt được chính là tình. Cảnh vật chính là cái phông, cái nền để bộc lộ tình cảm của con người. Bởi lẽ thơ “muôn đời là tiếng nói tâm tình của cảm xúc, của tư tưởng. Thơ đồng hành cùng cuộc sống buồn vui, khổ đau, hạnh phúc giữa đời thường” [35; 1]. Nói về mối quan hệ giữa cảnh và tình, cụ Nguyễn Du từng khẳng định:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Cảnh vật được nhìn qua lăng kính tâm trạng của con người nên nó mang dấu ấn chủ quan. Chính vì vậy mà cùng hướng về khám phá vẻ đẹp của mùa xuân mà các nhà thơ trung đại đã tạo ra những dấu ấn riêng với những tâm sự riêng khi sử dụng bút pháp nghệ thuật này.

Là bậc chính nhân quân tử luôn ý thức được tài năng, phẩm giá của mình, cả cuộc đời luôn mang khát vọng cháy bỏng “trợ nước, yên dân” nhưng gặp thời xã hội nhiều dối trá, lọc lừa, bon chen chém giết nên Nguyễn Trãi đành chọn cuộc sống vui thú điền viên chốn quê nhà, làm bạn với cỏ cây, hoa lá:

Càng thuở già càng cốt cách, Một phen giá một tinh thần.

(Mai – QÂTT)

Hoa mẩy, cây nên, thuở đốc sương, Chẳng tàn, chẳng cỗi, hãy phong quang.

(Lão mai – QÂTT)

Câu thơ được dùng để miêu tả hoa mai – sứ giả đáng yêu của mùa xuân dáng hao gầy, thanh mảnh nhưng đã vượt qua sự hủy diệt khốc liệt của mùa đông mà đơm hoa, tỏa hương thơm ngát. Đặc điểm đó của cây mai cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, của đấng trượng phu luôn có một bản lĩnh kiên cường, có tinh thần vượt khó khăn, thử thách, đứng vững trước mọi hoàn cảnh, quyết không a dua theo thời, không sống một cách tầm thường:

Cởi tục chè thường pha nước tuyết Tìm thanh trong vắt tịn chè mai.

(Ngôn chí, bài 1 – QÂTT)

Câu thơ gợi ra một cuộc sống của một tiên ông với phong thái ung dung, tự tại bỏ lại đằng sau những thói đời phàm tục để tìm niềm vui trong sở thích thanh tao: Đó là thưởng thức trà hồng mai trong vòng tay che chở yêu thương thiên nhiên. Đúng thật là trong cảnh có tình, tình được ẩn giấu trong cảnh nên càng tạo ra sức hấp dẫn muôn đời của thơ ca.

Các nhà thơ thời Hồng Đức do được sống trong một xã hội thanh bình, thịnh trị dưới thời Lê, xã hội đó giống như thời đại của vua Nghiêu, vua Thuấn bên Trung Quốc nên bức tranh xuân của họ tràn ngập niềm vui:

Ba tháng đông lại ba tháng xuân. Sinh thành mọi vật lại tươi tốt,

Đầm ấm nào ngày chẳng đượm nhuần.

(Vịnh cảnh mùa xuân, bài 5 - HĐQÂTT)

Qua sự đầm ấm của không gian mùa xuân, sự tươi tốt của vạn vật mà người đọc cảm nhận rõ được không khí sum vầy trong cuộc sống ấm no, đủ đầy của nhân dân. Niềm vui trước cuộc sống viên mãn của nhân dân lan sang lòng người và phả vào đất trời vạn vật. Mùa xuân của thiên nhiên cũng chính là mùa xuân của đất nước – một đất nước đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh với những ông vua luôn luôn suy nghĩ và hành động hướng về nhân dân. Chính vì vậy mà cảnh đường xá tấp nập, đông đúc, chen chúc xe ngựa cũng mang một niềm vui phơi phới:

Đường chen xe ngựa tai vang nhạc Nào chốn nào là chẳng cõi nhân.

(Vịnh cảnh mùa xuân, bài 13 - HĐQÂTT)

Sở dĩ thiên nhiên là người bạn tri âm muôn đời của thi nhân là bởi thi nhân luôn tìm thấy ở thiên nhiên tiếng nói đồng cảm sâu sắc. Các nhà thơ thời trung đại đã tìm đến thiên nhiên để được bộc bạch, giãi bày, chia sẻ, để được ve vuốt, vỗ về để có thể quên đi những đau đớn, bất công mà xã hội con người mang lại. Sống gần gũi với thiên nhiên, họ đã phát hiện ra giữa quy luật của thiên nhiên có nhiều nét tương đồng với quy luật của cuộc sống con người:

Cỏ hoa xuân đến cũng đầm hâm Thu muộn ai hay trúc có thơm.

(Thơ Nôm, bài 33 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Tác giả đã mượn quy luật vận động của tự nhiên, mùa xuân đến cây cỏ tốt tươi, khi hết tiết mùa thu ai hay rằng loài trúc vẫn chịu đựng cái rét mùa đông, vẫn là loài cây có danh thơm. Qua đó, thi nhân muốn khẳng định một chân lí được rút ra từ trải nghiệm của bản thân: gặp thời vận mọi người đều dễ làm nên công danh, nhưng khi hết thời, rất ít kẻ

giữ được khí tiết, danh dự. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số ít những nhà nho đã sáng suốt trong lẽ xuất xử. Khi thời thế không thuận lợi để thực hiện lí tưởng cao đẹp, ông đã dứt khoát từ bỏ “chí để ở công danh” để tìm đến niềm vui của một thiên đường nơi mặt đất:

Hương đầy tiệc khách, hoa khi rụng, Hứng dẫy vườn chim thuở kêu. Án cũ giở xem ba quyển sách. Song thưa ngơi nghỉ một con lều.

(Thơ Nôm, bài 37 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Xuân về, hoa nở mùi hương nức, Khách đến chim mừng dáng mặt quen. Chốn ấy thanh nhàn được thú,

Lọ là Bồng đảo mới tiên.

(Thơ Nôm, bài 118 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thiên đường, chốn Bồng lai tiên cảnh không ở đâu xa mà cũng không cần nhọc công tìm kiếm. Nó ở ngay xung quanh cuộc sống của chúng ta, trong tầm tay với của mỗi người mà ai cũng có thể sở hữu. Đó chính là thiên nhiên, đặc biệt là thiên nhiên trong tiết trời mùa xuân giống như một bữa tiệc lớn với trăm hoa đua nở, chim hót ríu rít. Những bức tranh mùa xuân ấy phản chiếu cuộc sống đầy tự do, phóng khoáng và thanh tịnh của vị Tuyết giang phu tử giữa chốn quê nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn nữ thi sĩ Xuân Hương – một nhà thơ có cuộc đời hồng nhan bạc mệnh đã mượn cặp đá chồng, đá vợ vô tri vô giác để nói lên nỗi niềm của mình:

Đá kia còn biết xuân già dặn,

Chả trách người ta lúc trẻ trung.

Qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, qua mối tình chung thủy sắt son, bền vững của đá chồng, đá vợ người đọc càng thêm trân trọng khao khát vô cùng chính đáng của bà Hồ Xuân Hương cũng như của người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó là khát vọng yêu và được yêu, khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc và càng trẻ thì càng phải khao khát. Đặt trong cảnh ngộ riêng tư gặp nhiều bất hạnh, chúng ta càng cảm thông hơn cho nỗi niềm mong ước ấy của bà.

Sống trong cảnh nước mất nhà tan, triều đình phong kiến suy tàn, để giữ gìn sự thanh liêm, cao khiết trong tâm hồn, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn. Nhưng là một nhà nho nặng lòng với dân, với nước, Nguyễn Khuyến chưa thể ngoảnh mặt làm ngơ nên bao tâm sự ông gửi gắm hết vào cảnh xuân để nguôi bớt nỗi buồn. Trước thềm năm mới, tâm hồn nhà thơ sống dậy biết bao nỗi niềm tâm sự:

Dăm ba ngày nữa tin xuân đến, Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

(Chợ Đồng – Nguyễn Khuyến)

Qua phiên chợ Đồng – phiên chợ giáp tết trên quê hương của mình, nhà thơ đã làm sống lại những nét đẹp văn hóa, những thuần phong mĩ tục của làng quê xưa trong dịp tết đến, xuân về. Trong thời khắc thiêng liêng khi năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, Nguyễn Khuyến cháy lòng một nỗi mong mỏi người dân có được cuộc sống no ấm. Niềm mong mỏi ấy làm sáng ngời tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ.

Như vậy, qua bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, người đọc vừa được khám phá những bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp của non sông gấm vóc lại vừa được hòa chung với những nỗi niềm tâm sự thầm kín của các nhà thơ. Tâm trạng của họ có những sắc thái khác nhau song đều bắt nguồn từ hoàn cảnh chung của đất nước, cảnh ngộ riêng của bản thân. Điều đó càng khiến ta thêm trân trọng và ngưỡng mộ nhân cách của các tác giả thơ Nôm Đường luật trung đại.

3.2.4. Bút pháp trào phúng

Bút pháp trào phúng là cách sử dụng các phương tiện nghệ thuật tiêu biểu để phản ánh tư tưởng, ý nghĩa trong tác phẩm nhằm châm biếm, phê phán, mỉa mai, chỉ trích, tố cáo,

phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội một cách bóng bẩy. Trào phúng có hai yếu tố không thể thiếu đó là gây cười và phản ánh. Do cười là một nhu cầu bức thiết của con người, văn thơ trào phúng đã sử dụng yếu tố này một mặt để phê phán, đả kích, mặt khác thể hiện những tâm tư, tình cảm của chính bản thân mình. Trào phúng có nhiều cung bậc: có khi ở mức độ phê phán nhẹ nhàng, có khi kín đáo, thâm trầm, có khi mạnh mẽ, quyết liệt. Có khi trào phúng còn hướng vào cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối với lí tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật trào phúng thường không có sự tương xứng giữa bản chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của mình nên trở nên lố bịch.

Trong thơ Nôm Đường luật viết về đề tài mùa xuân, bút pháp trào phúng được thể hiện rõ nhất trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương và đặc biệt là Trần Tế Xương. Hồ Xuân Hương là nhà thơ trào phúng xuất sắc, ngòi bút châm biếm, đả kích của bà ngoài hướng vào chế độ và lễ giáo phong kiến thì còn đề cập đến nỗi niềm riêng tư của nhà thơ. Cũng có khi là niềm khát vọng cháy bỏng về cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, một cuộc sống trần tục thiên về bản năng như trong bài Tự tình II, cũng có lúc là lời nhắn nhủ kín đáo đến các chàng trai trong tình yêu hãy biết trân trọng người mình yêu đừng bạc bẽo, vô tình như ai đó:

Chơi xuân có biết xuân chăng tá Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.

(Đánh đu – Hồ Xuân Hương)

Có thể nói trong những bài thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân thì bút pháp trào phúng được thể hiện phong phú và độc đáo nhất là trong thơ của Trần Tế Xương, đặc biệt là những bài viết về tết. Mượn cái thời khắc thiêng liêng của dân tộc vốn chỉ dành cho những niềm vui của sự sum họp, đoàn tụ để nhà thơ đất thành Nam cất lên tiếng cười ra nước mắt. Trước hết là ông cười người, cười cay độc và chua chát cái xã hội bát nháo, ô hợp với bọn người giàu sang hãnh tiến như trong bài Năm mới chúc nhau. Ông còn dùng ngòi bút trào phúng để phanh phui những biểu hiện của sự băng hoại đạo đức, sự sụp đổ những thuần phong mĩ tục. Đó chính là thói thực dụng chạy theo sức mạnh của đồng tiền mà chà đạp lên tất cả như cô Ký trong tác phẩm Mồng hai tết viếng cô Ký. Tiếng cười ấy đôi khi còn dành cho cả những con người có hoàn cảnh đáng thương như kiếp cô đầu.

Nhưng lẫn trong tiếng cười có cả sự cảm thông, thương xót cho sự ế ấm, túng thiếu:"Chị hỡi chị, năm nay túng lắm/ Biết làm sao, Tết đến nơi rồi.../ Chị em ta cùng nhau giữ giá/ Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng/ Cũng liều bán váy chơi xuân" (Tết cô đầu)

Bên cạnh cười người, ngòi bút trào phúng của Trần Tế Xương còn hay tự trào, ông

tự trào cho cảnh ngộ của bản thân:

Bố một nơi, con một nơi

Bấm tay tháng nữa hết năm rồi

Văn trường ngoại hạn không ai chấm Nhà cửa giao canh nợ phải bồi

(Gần Tết than việc nhà – Tú Xương)

Mặc dù gia cảnh nghèo khó, bản thân nhà thơ vẫn tự nhận là thứ con đặc biệt của bà Tú, tết đến không có gì nhưng với bản tính lạc quan, bông đùa, tếu táo Tú Xương vẫn hóm hỉnh giễu mình:

Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu.

(Cảm tết – Tú Xương)

Cũng có lúc tiếng cười được sự giúp sức của nghệ thuật hư cấu phóng đại trở thành tiếng cười gằn: Tết nhất năm nay khéo thật là/ Một mâm mứt rận khéo bày ra. (Sắm tết).

Mặc dù con đường hoạn lộ không thênh thang rộng mở, phải chịu cảnh “áo cơm ghì sát” đất nhưng nhà thơ đất thành Nam không hề yếu đuối, ủy mị mà luôn mạnh mẽ trong sự khôi hài để tiếp thêm nguồn năng lượng cho cuộc sống.

Tóm lại, bút pháp trào phúng trở thành một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu giúp cho các nhà thơ gián tiếp phản ánh được bức tranh đời sống xã hội đồng thời bộc lộ nỗi niềm tâm trạng của mình.

3.3. Ngôn ngữ thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học, là phương tiện giao tiếp, là công cụ tư duy của con người. Ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường

luật nói chung gồm hai thành phần: ngôn ngữ Hán học và dân tộc. Nếu ngôn ngữ Hán học mang vẻ đẹp tao nhã, thanh thoát và ước lệ thì ngôn ngữ dân tộc mang đặc điểm nôm na, dân dã, bình dị. Hai yếu tố này vừa tồn tại độc lập lại vừa tác động, bổ sung cho nhau tạo nên đặc trưng nghệ thuật riêng của thể loại thơ dân tộc. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có sự sáng tạo riêng khi kết hợp hai thành phần ngôn ngữ này trong những sáng tác của mình.

3.3.1. Thành phần ngôn ngữ Hán học

3.3.1.1. Từ Hán – Việt

Một trong những đặc điểm tiêu biểu của văn học trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng là tính quy phạm. Điều đó được thể hiện rất rõ ở thói quen sử dụng ngôn ngữ, hướng chọn đề tài, chủ đề nên việc sử dụng số lượng lớn từ Hán – Việt trong thơ Nôm Đường luật đặc biệt là thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân cũng là điều dễ hiểu.

Từ Hán – Việt là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng lại được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. Phần lớn số từ Hán – Việt là những từ đa âm tiết tức là có từ hai âm tiết trở lên như: quân tử, trượng phu, giang sơn, yên hà, công danh, phong lưu, nguyệt... Những từ Hán – Việt được sử dụng trong thơ Nôm Đường luật để biểu thị những thuật ngữ, khái niệm Nho giáo mà tiếng Việt không có hoặc nếu có thì không đảm bảo tính cô đọng, hàm súc của thơ Đường luật.

Mỗi tác giả trong những bức tranh mùa xuân của mình lại sử dụng từ Hán – Việt với một mục đích khác nhau. Trong Quốc âm thi tập, từ Hán – Việt thường được dùng để bộc lộ tư tưởng nhàn dật giúp thi nhân gửi gắm tâm sự của mình một cách kín đáo:

Lểu thểu chưa nên tiết trượng phu Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho, Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng, Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu.

(Ngôn chí, bài 2 – QÂTT)

Thân nhàn dầu tới, dầu lui, Thua được bằng cờ ai kẻ đôi.

(Ngôn chí, bài 12 – QÂTT)

Một phút thanh nhàn trong thuở ấy Thiên kim ước đổi được hay chăng?

(Ngôn chí, bài 15 – QÂTT)

Trì thanh, cá lội in vầng nguyệt, Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.

(Bảo kính cảnh giới, bài 38 – QÂTT)

Những từ Hán – Việt như: trượng phu, nguyệt, nhàn, thanh nhàn, thiên kim, thanh

đều là những từ ngữ được dùng để diễn tả cuộc sống nhàn dật, thanh thản chốn lâm tuyền cỏ cây, sông nước xa lánh cõi trần. Đó là nơi mà con người tìm thấy được niềm vui sống đích thực trong sự tự do, trong mối giao hòa gắn bó với thiên nhiên. Nguyễn Trãi còn dùng từ Hán – Việt để nói lên triết lí nhân sinh mà mình rút ra từ trải nghiệm của chính bản thân:

Dưới công danh, đeo khổ nhục, Trong dại dột, có phong lưu.

(Ngôn chí, bài 2 – QÂTT)

Qua đó cho ta thấy cùng một chủ đề nhưng Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ Hán –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 97 - 132)