Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 35 - 42)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.1. Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại

Từ bao đời nay, thiên nhiên luôn là niềm say mê, đắm đuối đối với người nghệ sĩ. Trong bài Cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh đã viết:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió,trăng, hoa, tuyết, núi sông.

Quả thật như vậy! Các nhà thơ xưa thường yêu cái đẹp mà cái đẹp gần gũi nhất với thi nhân đó là thiên nhiên. Thi nhân thường thả hồn mình theo áng mây bay, theo dòng nước chảy, ánh trăng ngần... Trong vẻ đẹp chung ấy của thiên nhiên thì vẻ đẹp tươi non, căng mọng, tràn đầy sức sống của mùa xuân có sức mê hoặc khiến các nhà thơ khó cưỡng lại được. Hầu như người nghệ sĩ nào trong cuộc đời cầm bút của mình cũng có dăm ba bài thơ xuân đắc ý. Mùa xuân với khí hậu thời tiết lý tưởng: nắng xuân dịu dàng, gió xuân khe khẽ, mưa xuân sương sương, rét xuân ngòn ngọt là chất xúc tác khiến hồn thơ của các thi nhân cất cánh, thăng hoa. Các thi nhân bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của mình đã chớp lấy những khoảnh khắc tuyệt vời của mùa xuân để dệt lên những vần thơ xuân còn mãi với thời gian. Điểm qua các sáng tác của các nhà thơ trong văn học trung đại Việt Nam có thể thấy mùa xuân xuất hiện với tần suất khác nhau trong thơ của các tác giả như: Nguyễn Trãi, các nhà thơ thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.

Nhà thơ Nguyễn Bính – một đại diện tiêu biểu của phong trào thơ mới đã không kìm nén được cảm xúc của lòng mình khi thốt lên cảm nhận chung về mùa xuân “Mùa xuân là cả một mùa xanh. Sắc xanh ấyđược dệt lên bởi sức sống mạnh mẽ của vạn vật trong trời đất theo một quy luật vĩnh hằng của tạo hóa:

Xuân qua trăm hoa rụng Xuân tới trăm hoa cười

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền sư)

Trong hành trình trở về với mùa xuân trong thơ ca trung đại, chúng ta hãy cùng cảm nhận sắc xanh của vạn vật cùng sức sống của mùa xuân được hiện rõ qua hình ảnh cỏ cây trong Trại đầu xuân độ của Nguyễn Trãi:

Độ đầu xuân thảo lục như yên Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên Dã kính hoang lương hành khách thiểu Cô châu trấn nhật các sa miên

(Cỏ xuân như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời

Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi)

Bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng gắn bó với quê hương đất nước, Nguyễn Trãi đã lắng nghe hơi thở của mùa xuân qua những hình ảnh quen thuộc, thân thương của vùng quê thôn dã có mưa, cỏ, con đường đồng vắng vẻ và con đò gối bãi nghỉ ngơi. Khung cảnh mùa xuân của chốn thôn quê đất Việt hiện lên thật đẹp, yên bình và như thực, như mơ. Tất cả đều chìm trong làn mưa bụi mùa xuân và cũng chính vì thế khiến cho cỏ đang trong quá trình giao thời giữa màu trắng non và độ xanh rì mang màu “xanh như khói’’ độc đáo. Dường như lúc này tâm hồn thi nhân cùng chung nhịp đập, hơi thở với vẻ đẹp của mùa xuân.

Nếu cỏ trong bức tranh mùa xuân của Nguyễn Trãi mang vẻ đẹp hương đồng gió nội thì cỏ trong thơ của Nguyễn Du lại tràn đầy sức sống:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lên trắng điểm một vài bông hoa. (Truyện Kiều – Ngyễn Du)

Mùa xuân càng trở nên rực rỡ hơn, luôn cựa quậy trong sự sinh sôi của muôn loài hơn là bởi có hoa. Hình ảnh hoa càng khiến xuân trở nên duyên dáng hơn, tình tứ hơn,

khiến bức tranh mùa xuân đạt đến vẻ đẹp tuyệt mĩ nhất. Được tiếp nhận khí dương hòa của mùa xuân, cây cỏ đang khô héo trong mùa đông khắc nghiệt bỗng trở mình trỗi dậy, bứt phá trong sức sống mãnh liệt của lá non và những nụ hoa chúm chím:

Hoa rợp cành khô lúc tiếp xuân

(Tham đồ hiểu quyết – Viên Chiếu)

Dù trong thơ cổ hay thơ ca hiện đại thì bức tranh mùa xuân sẽ không thể thiếu được hình ảnh của những loài hoa quen thuộc mang linh hồn của mùa xuân như: hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa thủy tiên....

Xuân đến cây nào chẳng tốt tươi Ưa mi vì tiết sạch hơn người

(Mai - QÂTT)

Xuân thêm cốt cách hương càng bội Tuyết giúp tinh thần, ngọc hãy còn.

(Lão maiHĐQÂTT)

Tiên thụ thùy tương quán lý tài? Hảo xuân nhất độ hảo hoa khai

(Cây tiên bên quán bởi ai trồng? Mỗi độ xuân về rực rỡ bông.)

(Đào hoa thi – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Nay đào đã quyến gió đông

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

So với tùng và trúc, hoa mai, hoa đào giống ở khí tiết nhưng hai loài hoa này còn có ưu điểm mà hai người bạn kia không sao sánh được đó là hương. Sắc hoa rực rỡ, hương hoa ngào ngạt thu hút sự chú ý của những loài ong, bướm khiến cho khu vườn xuân càng trở

nên hữu tình hơn trong sự giao hòa, quấn quýt của vạn vật. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân không chỉ đẹp mà còn là nơi các thi nhân ký thác lòng mình, đó không chỉ là mùa xuân thiên nhiên mà còn là mùa xuân lòng người. Con người cảm khái thiên nhiên để suy nghiệm về thân phận, lẽ đời. Trước hết, ta bắt gặp trong bức tranh xuân của thiền sư Mãn Giác niềm lạc quan, yêu đời qua hình ảnh nhành mai nở lúc cuối xuân:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai.

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền sư)

Nếu trong thơ xuân của Nguyễn Trãi ta bắt gặp hình ảnh một con người luôn rực cháy tấm lòng yêu nước, thương dân thì trong thơ xuân của Nguyễn Du lại khiến lòng ta bùi ngùi trước trước nỗi cảm thương cho thân phận của tác giả. Còn thơ xuân của Nguyễn Khuyến lại khiến lòng ta thổn thức không yên bởi nỗi lo lắng cho nỗi khổ của nhân dân của cụ Tam nguyên Yên Đổ. Mỗi thi nhân sống trong hoàn cảnh xã hội khác nhau, cảnh ngộ khác nhau trải lòng với vẻ đẹp mùa xuân trong một tâm trạng, một nỗi niềm riêng.

Đến với thơ của Nguyễn Trãi, ta bắt gặp hình ảnh một ông già với phong thái ung dung thư thái, tâm hồn thanh thản sống chan hòa giữa chốn thôn quê. Nhưng trong sâu thẳm lại ẩn chứa những nỗi niềm suy tư sâu lắng. Đối với nhà nho tài đức luôn có tâm nguyện làm "ngựa đến tuổi già còn kham rong ruổi" phải từ bỏ chốn quan trường là một nỗi đau không dễ nguôi ngoai. Lý tưởng chưa thực hiện trọn vẹn trong khi sức khỏe vẫn còn nên lòng yêu nước, thương dân luôn đau đáu trong trái tim ông. Chính vì vậy trong bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của Nguyễn Trãi luôn thấp thoáng nỗi buồn nhân thế. Đó là nỗi buồn nuối tiếc thời gian, nuối tiếc tuổi thanh xuân của mình:

Xuân xanh chưa dễ hai phen lại Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên

Cònám ảnh người đọc trong những bức tranh xuân trong trẻo, thanh tân của Nguyễn Du lại là tâm trạng cô đơn, u sầu đau đáu hướng về quê nhà của một con người tha phương, lưu lạc trên đất khách quê người. Mùa xuân với bao chuyển biến tinh vi của đất trời theo lẽ thường đem đến cho con người niềm tin yêu, hi vọng thì lại khiến Nguyễn Du ý thức rõ hơn cảnh ngộ của mình:

Cộng chỉ mai hoa báo tiêu tức Xuân hòa tằng đạo dị hương nhân! (Cùng chỉ mai hoa báo tin xuân

Nhưng xuân có bao giờ đến với người nơi đất khách) (An Huy đạo trung)

Hình ảnh thi nhân nơi đất khách, đón xuân trong tâm trạng buồn tủi, cô đơn cứ trở đi trở lại trong thơ của Thanh Hiên. Vẻ đẹp của mùa xuân, sức sống của vạn vật không khỏa lấp được nỗi lòng nhung nhớ quê nhà và thiếu vắng tình thân của tác giả. Đôi khi trong đêm xuân u tịch nhà thơ khao khát cháy bỏng tìm được ánh sáng mùa xuân nhưng lại tuyệt vọng vì chỉ thấy bóng liễu âm u:

Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm? Tiểu song khai xứ liễu âm âm

(Đêm tối đen, tìm đâu ánh sáng mùa xuân? Trước song cửa sổ mở chỉ thấy bóng liễu âm u)

(Xuân dạ)

Với những trải nghiệm của một cuộc đời nhiều thăng trầm dâu bể, Nguyễn Du nhận ra công danh cuộc đời con người cũng như cánh chim báo hiệu mùa, đến rồi lại vụt biến mất:

Phù thế công danh khan điểu quá Nhàn đình tiết tự đái oanh thiên

Trước sân vắng, thời tiết cũng theo chim oanh mà thay đổi)

(Mạn thuật)

Do cuộc đời gặp nhiều những trắc trở, những mộng ước không thành nên Nguyễn Du khó có thể đến với vẻ đẹp mùa xuân bằng một tâm trạng thanh thản, viên mãn. Lòng thi nhân đầy ắp những u hoài, sầu bi nhuốm phủ lên những bức tranh xuân khiến người đọc không khỏi day dứt, bùi ngùi.

Với tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ Nguyễn Khuyến mùa xuân đẹp trong hương sắc rộn ràng, trong hình ảnh tươi non không thể làm nguôi ngoai đi những suy ngẫm về tình cảnh cô độc:

Bán chẩm quan không thiên địa khoát Nhất sang cao ngọa tính tình cô

(Gối đầu lên nửa gối, ngó thấy trời đất bao la Nằm khểnh bên cửa sổ, tính tình trở nên cô độc.)

(Xuân bệnh 1)

Đằng sau những bức tranh xuân mang đậm đà phong vị của quê hương đất nước Việt Nam ta vẫn nhận ra tấm lòng lo lắng của Nguyễn Khuyến dõi về cuộc sống lầm than chốn quê nghèo của nhân dân với nỗi lo mất mùa:

Tân thiều đán đán mãn thiên sương Thán cúc nhân cùng tuế tựu hoang

(Mới sang xuân sớm sớm trời đầy sương Than nỗi người nghèo đã mùa lại mất.)

(Xuân bệnh 2)

Những bức tranh mùa xuân của các nhà thơ giống như những trang nhật kí mà ở đó ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật mà ta còn được vui buồn, trăn trở, lo âu trước nhân tình thế thái của các thi nhân. Vẻ đẹp của mùa xuân đâu chỉ đơn

thuần ở cảnh vật mà sâu sa hơn chính là ở vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn gắn liền với đất nước nhân dân của các nhà thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)