4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp
Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Cần xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên với từng chức năng của công việc. Từ bảng đánh giá, ta có thể biết đƣợc đối với công việc nào cần có kiến thức, kỹ năng, trình độ đã đáp ứng đƣợc chƣa. Nhờ vào các yếu tố cần đào tạo mà
xác định đƣợc nhu cầu đào tạo chính xác hơn. Nhƣng việc xác định nhu cầu đào tạo phải phù hợp với chiến lƣợc mà công ty đề ra, cũng nhƣ các định hƣớng trong tƣơng lai của công ty. Đồng thời phải dựa trên nguyện vọng của công nhân viên, nhu cầu phải xuất phát từ tính tình nguyện, không bắt buộc, cƣỡng chế ngƣời lao động.
Cần tuyển thêm nhân viên cho Phòng HCNS nhằm phụ trách đào tạo. Bồi dƣỡng thêm kiến thức cho nhân viên Phòng HCNS để họ thực hiện công việc một cách khoa học và chính xác hơn.
Hoàn thiện hệ thống đánh giá hoạt động đào tạo, công ty nên thƣờng xuyên theo dõi giám sát tiến độ học tập đào tạo của học viên. Sau mỗi khóa học công ty nên đƣa ra các câu hỏi liên quan đến phản ứng của học viên hoặc khảo sát bằng phiếu đánh giá xem sau khóa học thì học viên đã học đƣợc những gì và những kiến thức đó có giúp ích cho công việc hay khôn. Dựa vào đó mà bố trí công việc phù hợp.
Cần phải quan tâm hơn nữa đến các học viên và giáo viên giảng dạy. Tạo động lực cho học viên và giáo viên trong quá trình đào tạo phát triển bằng cách khuyến khích về vật chất và tinh thần, giúp ngƣời đi học thì hào hứng, giáo viên thì nhiệt tình. Nhƣ kịp thời khen thƣởng cho những học viên đã hoàn thành tốt khoá đào tạo, phụ cấp thêm cho giáo viên giảng dạy nếu đạt chất lƣợng. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho ngƣời đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Nếu làm tốt công tác này thì hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển sẽ đƣợc nâng cao.
Đối với việc sử dụng nguồn nhân lực
Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả sau quá trình đào tạo và phát triển sẽ góp phần tạo điều kiện để ngƣời lao động ứng dụng những kỹ năng, kiến thức đã học vào công việc, phát huy lợi ích của đào tạo đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhà quản lý và ngƣời lao động sẽ thấy rõ đƣợc vai trò của đào tạo cũng nhƣ sức ảnh hƣởng của đào tạo trong quá trình thực hiện công việc. Nhƣ vậy, việc sử dụng hiệu quả nhân lực sau đào tạo là yêu cầu khách quan và cần thiết không chỉ cho bản thân ngƣời lao động mà còn vì sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tƣơng lai.
+ Tạo cơ hội cho ngƣời lao động sử dụng các kiến thức, kỹ năng đã đƣợc đào tạo. Theo đó ngƣời lao động sẽ có cơ hội thực hành, áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tiễn của công ty.
+ Thiết kế lại công việc theo hƣớng mở rộng công việc cho ngƣời lao động
đƣợc đào tạo nhƣ: cắt bớt công việc của ngƣời khác giao cho ngƣời mới đƣợc đào tạo giúp tiết kiệm nhân công hoặc tăng thêm phạm vi hoạt động
+ Trao cho ngƣời lao động quyền tự chủ trong giải quyết thực hiện công việc
sẽ khiến ngƣời lao động tăng tình thần trách nhiệm, làm việc có năng suất, hiệu quả công việc cũng nhờ đó mà tăng theo.
+ Xem xét tăng lƣơng hoặc tạo điều kiện cho ngƣời lao động thi nâng bậc
lƣơng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế đƣợc tình trạng bỏ việc của ngƣời lao động.
+ Động viên, khuyến khích ngƣời lao động trong quá trình thực hiện công việc
mới. Góp phần củng cố sự tự tin và tính năng động khi ngƣời lao động áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc.
Tóm tắt chương 3
Để đạt đƣợc hiệu quả trong vấn đề đào tạo và phát triển là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Quá trình đào tạo cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Đào tạo và Phát triển cần thƣờng xuyên đổi mới về nội dung, hình thức hay phƣơng pháp cho phù hợp, đáp ứng đƣợc nhu cầu cạnh tranh, hội nhập của nền kinh tế tri thức. Mục tiêu của đào tạo phải đáp ứng nâng cao chất lƣợng, đổi mới công nghệ, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Đối với công ty Cổ phần Quảng Cáo Việt Mai những giải pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển nhân lực nhƣ hoàn thiện hơn về
công tác xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng tốt chƣơng trình đào tạo, nâng cao chất
lƣợng cơ sở vật chất trang thiết bị học tập. Đây là những giải pháp tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng lại quyết định đến sự thành bại của cả quá trình đào tạo và phát triển.
Đồng thời, kiến nghị Nhà nƣớc mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực. Mở rộng quan hệ hợp tác về giáo dục với nhiều nƣớc trên Thế giới, nhằm áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và tiếp thu tri thức nhân loại. Thông qua mối quan hệ hợp tác này, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cho các nhà quản lý học hỏi trao đổi kinh nghiệm. Nhờ vào đó mà nguồn lao động ngành quảng cáo có thể đạt đƣợc trình độ ngang bằng sánh vai cùng các khu vực quốc tế.
Kết luận
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lƣợc trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn lực con ngƣời. Hiện nay, chất lƣợng nguồn nhân lực chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao chính là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng kinh doanh. Để có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần đƣợc chú trọng và đầu tƣ đúng mức.
Với đề tài nghiên cứu là nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Quảng Cáo Việt Mai, xuyên suốt đề tài đó trình bày những vấn đề chung nhất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhƣ: thế nào là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hình thức và phƣơng pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng một chƣơng trình đào tạo đạt hiệu quả và chất lƣợng. Từ những vấn đề chung nhất đó giúp ta có một cái nhìn tổng quan về thực tế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty.
Công ty Cổ phần Quảng Cáo Việt Mai là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo tại thị trƣờng Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho sự phát triển của ngành quảng cáo tại nƣớc nhà cũng nhƣ là sự phát triển của kinh tế xã hội. Vậy nên yêu cầu đào tạo phát triển nhân lực càng trở nên cấp bách trong thời kì cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.
Nhƣng để có đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng, công ty không chỉ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ mà còn phải không ngừng nâng cao chất lƣợng NNL. Vậy nên, để làm đƣợc điều này đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty phải đi đúng hƣớng và có những giải pháp phù hợp hơn.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Quảng Cáo Việt Mai đã đƣợc nêu rõ và chi tiết qua các giai đoạn. Để quá trình đào tạo và phát triển nhân lực của công ty đƣợc hoàn thiện hơn cần thiết phải có sự phối hợp giữ các phòng ban đặc biệt là sự nổ lực của tất cả nhân viên ở bộ phận HCNS.
Trong những năm gần đây công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại VIETMAIADS đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu nhƣng bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần khắc phục. Do đó, để phát huy đƣợc vai trò và nâng cao lợi thế cạnh tranh VIETMAIADS cần đầu tƣ hơn nữa cho việc nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tài liệu tham khảo
1. “Bản chất và vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng”. Trang web: www.voer.edu.vn
2. Công ty Cổ phần Quảng Cáo Việt Mai. (2013). “Báo cáo thống kê
năm 2013”. (Lƣu hành nội bộ)
3. Công ty Cổ phần Quảng Cáo Việt Mai. (2014). “Báo cáo thống kê
năm 2014”. (Lƣu hành nội bộ)
4. Công ty Cổ phần Quảng Cáo Việt Mai. (2015). “Báo cáo thống kê
năm 2015”. (Lƣu hành nội bộ)
5. Công ty Cổ phần Quảng Cáo Việt Mai. (2012). “Cơ cấu tổ chức hành
chính nhân sự”. (Lƣu hành nội bộ)
6. Công ty Cổ phần quảng Cáo Việt Mai. (2015). “Kế hoạch và chi phí
đào tạo năm 2015”. (Lƣu hành nội bộ)
7. Nguyễn Tấn Thịnh (2008). “Giáo trình quản trị nhân sự trong doanh
nghiệp”. NXB Khoa học và Kỹ thuật
8. TS. Nguyễn Đình Luận (2014). “Giáo trình quản trị nhân sự”. Trƣờng
đại học Công Nghệ TP.HCM
9. TS. Vũ Trọng Hùng (2002). Quản trị nguồn nhân lực. NXB giáo dục
10.TS. Nguyễn Văn Điềm và TS Nguyễn Ngọc Quân (2004). “Giáo trình
quản trị nhân sự”. NXB Lao động - Xã hội
11.“Vai trò của năng lực quản lí cấp trung trong doanh nghiệp”. Trang