0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích hiện trạng sử dụng đất ngập nƣớc thị xã Quảng Yên năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH​ (Trang 72 -74 )

Dựa vào bản đồ HTSDĐ đã hiện chỉnh, tiến hành thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng ĐNN thị xã Quảng Yên năm 2013. Tƣơng tự nhƣ trong quá trình số hóa để hiện chỉnh nội dung bản đồ HTSDĐ, sử dụng công cụ Editor trong ArcMap để thực hiện đặt kí hiệu, màu sắc và gán nhãn thích hợp cho các loại hình sử dụng ĐNN ở địa phƣơng.

Từ bản đồ đƣợc hiện chỉnh, xác định cơ cấu diện tích các vùng ĐNN phục vụ công tác quản lý ĐNN tại khu vực nghiên cứu, xem bảng 3.5.

Bảng 3.5: Cơ cấu sử dụng ĐNN thị xã Quảng Yên năm 2013

Mục đích sử dụng ĐNN Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Trồng lúa nƣớc, hoa màu 6184,54 24,87

Nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn 7696,56 30,95

Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt 956,85 3,85

Rừng ngập mặn 1796,24 7,22

Sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 8237,47 33,11

Hình 3.9: Biểu đồ cơ cấu cơ cấu sử dụng ĐNN năm 2013

Từ bản đồ hiện trạng sử dụng ĐNN 2013 nhận thấy:

- Khu vực ĐNN trồng lúa nƣớc và hoa màu tập trung chủ yếu trên địa hình đồng bằng bằng phẳng đƣợc hình thành do quá trình quai đên lấn biển của bán đảo Hả Nam. Đây là khu vực có diện tích ĐNN trồng lúa và hoa màu lớn nhất vùng với diện tích 1754,62 ha (chiếm 28,37% tổng diện tích ĐNN trồng lúa và hoa màu của thị xã). Ngoài ra lúa và hoa màu còn đƣợc trồng với diện tích lớn tại khu vực ĐNN phân bố trên địa hình đồng bằng hơi trũng, đƣợc hình thành do sự bồi đắp của hỗn hợp phù sa sông – biển của xã Sông Khoai, với diện tích 1728,14 ha và dọc theo bải triều phƣờng Minh Thành, Tân An.

- Khu vực ĐNN nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn phân bố trên các bãi triều phía đông Quảng Yên, Hà An và khu vực đầm nhà Mạc. Đây là các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất của thị xã Quảng Yên. Diện tích bãi triều đƣợc khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản nhƣ đầm Nhà Mạc 2289,86 ha, khu Hà An 872,34 ha, khu Hoàng Tân 687 ha, khu phía đông Quảng Yên 967,72 ha. Trong khi đó, khu vực ĐNN nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt phân bố rải rác ở một số khu vực với diện tích 956,85 ha.

- Khu vực ĐNN phát triển rừng ngập mặn chủ yếu chỉ còn tập trung ở khu vực bãi triều đầm Nhà Mạc, một diện tích nhỏ ở khu Hoàng Tân và rải rác ở các khu vực bãi triều khác nhƣng chủ yếu là các trảng cây bụi rậm thấp đƣợc sử dụng kết hợp để nuôi trồng thủy sản.

- ĐNN chƣa sử dụng phân bố diện tích nhỏ ở khu vực bãi triều phƣờng Minh Thành. Đây là diện tích đất bỏ hoang chƣa đƣợc khai thác sử dụng trong khu vực nghiên cứu.

Hình thức nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hƣởng đáng kể đến diện tích rừng ngập mặn, bởi với hình thức quảng canh thì diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy sẽ chậm và ít hơn các hình thức nuôi trồng khác. Nuôi trồng thủy sản ở đây mặc dù đã có từ nhiều năm, nhƣng cách thức làm ăn còn đơn giản. Các hộ nông dân đắp đê, đập, xây cống đầm, lấy nƣớc vào đầm theo thủy triều, nguồn giống dựa vào tự nhiên, thức ăn có sẵn trong môi trƣờng nƣớc cho nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Các mô hình nuôi trồng theo phƣơng thức công nghiệp đƣợc các doanh nghiệp và một số hộ nông dân triển khai, áp dụng. Diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm

tới 99% tổng diện tích nuôi trồng toàn thị xã, còn lại là diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh.

Định hƣớng của thị xã tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô giảm so với hiện nay (3000 - 3500 ha vào năm 2020); nông nghiệp thâm canh theo hƣớng hàng hóa, vì vậy tác động đến môi trƣờng sẽ giảm trên diện rộng nhƣng tập trung tác động tại một số khu vực, do đó, môi trƣờng nông nghiệp và thủy sản sẽ vẫn là vấn đề đáng quan tâm.

Phần lớn những vùng ĐNN đã ổn định và đã đƣợc qui hoạch sử dụng ở thị xã Quảng Yên đều do Ủy ban nhân dân các xã/phƣờng quản lý, giao quyền sử dụng cho các hộ gia đình để họ yên tâm đầu tƣ sử dụng bền vững trong các hoạt động canh tác nông nghiệp hoặc cho một số tổ chức, công ty sử dụng để nuôi trồng thủy sản bằng phƣơng thức đấu thầu đất bao quát (đấu giá cấp quyền sử dụng đất), cho thuê đất dài hạn (20 năm - theo qui định trong Luật Đất đai). Một số khu vực diện tích ĐNN đã đƣợc chính quyền địa phƣơng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thống nhất quản lý ĐNN, tránh tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn lợi ích giữa các đối tƣợng liên quan trong việc khai thác, sử dụng và điều tiết chế độ nƣớc.

=> Nhận xét chung:

Tóm lại, hiện trạng sử dụng ĐNN ở thị xã Quảng Yên vẫn chƣa thực sự hợp lý và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển bền vững. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực chƣa quan tâm nhiều đến bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Thị xã Quảng Yên vốn là một trong những khu vực có diện tích rừng ngập mặn khá lớn của tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH​ (Trang 72 -74 )

×