Phương pháp Weil – Felix
Phương pháp Weil – Felix được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1916 bởi Edmund Weil và Arthur Felix áp dụng để chẩn đoán Rickettsiaceae trong một khoảng thời gian dài trên toàn thế giới [12]. Phương pháp này đơn giản dựa trên sự phản ứng chéo xảy ra giữa các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn nhiễm O. tsutsugamushi
cấp tính với các kháng nguyên dòng OXK của loài P. mirabilis. Có 2 cách để thực hiện phương pháp này.
Cách thứ nhất: Chuẩn bị một lam kính, nhỏ một giọt (50-100 μl) huyết thanh bệnh nhân lên bề mặt lam kính. Bổ sung 1 giọt kháng nguyên muốn kiểm tra, trộn lẫn hỗn hợp trong 1 phút. Kết quả dương tính khi có xuất hiện sự kết dính, tương ứng ngưỡng khảng 1:20.
Cách thứ hai: Sử dụng 0,25% phenol làm chất pha loãng, pha loãng một dãy các ống 1ml có nồng độ huyết thanh bệnh nhân hơn kém nhau hai lần. Một giọt dung dịch kháng nguyên được thêm vào mỗi ống, trộn đều và ủ ở nhiệt độ 50-55oC trong 4-6 giờ. Các ống xuất hiện sựa kết tủa hay tạo hạt được cho là dương tính, với nồng độ ngưỡng phát hiện khoảng 1:320.
Ưu điểm của phương pháp là không tốn kém, dễ thực hiện và thời gian có kết quả thường là sau một đêm. Tuy nhiên phương pháp hạn chế về độ đặc hiệu và độ nhạy không cao [81]. Chính vì thế phương pháp Weil – Felix dần bị thay thế bằng các phương pháp huyết thanh học khác, bao gồm xét nghiệm miễn dịch miễn dịch huỳnh quang (IFA)
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (Indirect Fluorescent Antibody)
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (Indirect Fluorescent Antibody – IFA) lần đầu tiên được Bozeman và cộng sự mô tả vào năm 1963 [35]. Sau đó đã được thay đổi để cho phép sử dụng lượng huyết thanh và kháng nguyên nhỏ hơn. Hiện nay phương pháp này được sử dụng phổ biến nhằm chẩn đoán nhanh chóng bệnh nhân nhiễm O. tsutsugamushi
Xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) có độ nhạy cao hơn phản ứng Weil-Felix và kết quả xét nghiệm thường có sau vài giờ; tuy nhiên, giá thành xét nghiệm cao và đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn cao. IFA sử dụng kháng thể fluorescent anti-human để phát hiện kháng thể đặc hiệu từ huyết thanh bệnh nhân có gắn với kháng nguyên của bệnh sốt mò và hiện đang được đánh giá là phương pháp tiêu chuẩn vàng [88]
Mặc dù được sử dụng rộng rãi các xét nghiệm huyết thanh học đặc hiệu kháng thể có thể không phù hợp để chẩn đoán bệnh trong giai đoạn cấp vì nồng độ kháng thể có thể dưới ngưỡng phát hiện lúc bệnh khởi phát