Cây có múi và khả năng thu nhận các thể nội sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xạ khuẩn nội sinh trên cây cam hàm yên tuyên quang và tiềm năng sinh tổng hợp chất kháng nấm của chúng​ (Trang 25 - 28)

Cây có múi là tên gọi chung của nhóm cây cam, chanh, quýt, bưởi... cùng họ

Rutaceae. Cây ăn trái có múi được trồng ở hơn 100 quốc gia. Đây là loại quả có tầm quan trọng hàng đầu thế giới, với sản lượng năm 2009 đạt hơn 120 triệu tấn, trong đó cam chiếm 54% [42].

Với điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao, cây có múi ở nước ta được trồng từ lâu đời, qua quá trình chọn lọc đã hình thành nên những loại quả đặc sản gắn

với vùng miền như: cam Sành Bố Hạ, Cam Sành Hà Giang - Tuyên Quang - Yên Bái, Quýt chum, cam Canh, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch…

Ở Việt Nam cây có múi được coi là một loạ i cây ăn quả quan tro ̣ng , chủ lực để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa. Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, diện tích trồng cây ăn quả có múi tăng nhanh hàng năm. Năm 1990 cả nước có hơn 19 nghìn ha cam, quýt, với sản lượng 119,238 tấn, đến năm 2011, diện tích trồng cây có múi đã tăng lên khoảng 138 nghìn ha với sản lượng gần 1,35 triệu tấn(theo Tổng cục thống kê năm 2011), tâ ̣p trung chủ yếu ở miền Nam , chiếm 70%, khoảng 91.250 ha và sản lượng hơn 1 triệu tấn miền Bắc chỉ có 47.000 ha và sản lượng 340.000 tấn. Trong số 47.000 ha cây có múi ở miền Bắc, các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm Đông Bắc và Tây bắc) chiếm 18.625 ha, trong đó các tỉnh có diện tích lớn là: Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Yên Bái và Lạng Sơn. Diện tích và sản lượng cây có múi tăng đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều vùng quê. Và tính đến năm 2013, diện tích cây có múi cả nước ước khoảng 136 nghìn ha, sản lượng ước đạt 1,4 triệu tấn, riêng diện tích cam khoảng 60 nghìn ha. Các vùng cây có múi rải khắp nhiều vùng trên cả nước.

Tuy vậy, việc trồng cây có múi trên thế giới và ở Việt Nam phải đối mặt với một số vấn đề là cây tăng trưởng chậm, côn trùng, sâu bệnh, các nguy cơ khác gây tổn thất trước và sau thu hoạch, mùa cung cấp và thời gian bảo quản ngắn, từ những năm 60 của thế kỷ 20, Viện Bảo vệ thực vật đã điều tra phát hiện trên cây có múi có tới 19 loại bệnh do nấm, 2 loại bệnh do vi rút, 2 loại do bệnh vi khuẩn, 2 loại bệnh tuyến trùng, 4 loại do thực vật thượng đẳng và 4 loại bệnh sinh lý. Trong đó, bệnh vàng lá greening, tristeza, loét, chảy gôm, phấn trắng được xem như những loại bệnh hại nguy hiểm trên cây có múi. Đối với sâu hại đã phát hiện 169 loài côn trùng gây hại, trong đó đáng chú ý là rầy chổng cánh và rệp là 2 đối tượng làm môi giới truyền bệnh greening và tristeza. Hiện nay, hầu hết các vùng trồng cam quýt ở nước ta đều bị nhiễm bệnh vàng lá greening và tristeza, các bệnh do nấm Phytophthora (bệnh chảy gôm), Capnodium citri (bệnh nấm muội đen) và vi khuẩn Xanthomonas (bệnh loét) vv… Các nghiên cứu đều cho thấy bệnh vàng lá greening và tristeza đã tàn phá nhiều vùng trồng cam, quýt. Bệnh là nguyên nhân chính làm giảm sức sống vườn cây nhanh chóng, thậm chí phải hủy bỏ trước thời gian cây cho quả bói.Có thể nói sâu, bệnh luôn là vấn đề cản trở lớn nhất đối với sản xuất cây có múi không chỉ ở trong nước mà với tất cả các nước trồng cây có múi. Thành công của phát triển cây có múi

ngoài việc có giống tốt, kỹ thuật, công nghệ cao thì việc phòng chống sâu, bệnh phá hoại cần phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nhiều hướng nghiên cứu để tăng năng suất và chất lượng cây và quả có múi. Trong đó, nghiên cứu phân lập các chủng vi sinh vật nội sinh, xác định hoạt tính sinh học và sử dụng chúng trong kiểm soát sinh học và thử nghiệm kích thích tăng trưởng cây có múi nhờ các phytohoocmon (IAA) được nhiều tác giả đề cập. Xạ khuẩn nội sinh và các vi sinh vật nội sinhtrên họ cây có múi được quan tâm do ưu thế của xạ khuẩn nội sinh trong cạnh tranh dinh dưỡng và nơi cư trú so với các vi sinh vật khác của chế phẩm sinh học thông thường. Mặt khác xạ khuẩn có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại môi trường và cơ chất khác nhau do sinh tổng hợp nhiều enzyme phân hủy và đặc biệt có tiềm năng trong kiểm soát sinh học do khả năng sinh tổng hợp nhiều chất kháng khuẩn và kháng nấm [29, 45]. Trên cây cây quýt nhóm nghiên cứu của Shutsrirung và cộng sự (2013) tại Thái Lan đã phân lập được các chủng xạ khuẩn có khả năng sinh tổng hợp IAA giúp kích thích sinh trương thực vật [45]. Bên cạnh đó Kandpal và cộng sự đã tách chiết được hoạt chất kháng nấm từ xạ khuẩn nội sinh trên lá cây có múi [29].Việt Nam có nhiều cây có múi đặc sản được trồng tại nhiều vùng đất khác nhau với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên khả năng phân lập và sự đa dạng về xạ khuẩn nội sinh trên cây có múi hứa hẹn nhiều thành công.Nghiên cứu của chúng tôi sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp sau về xạ khuẩn nội sinh trên cây có múi trong kiểm soát sinh học và phát triển nông nghiệp bền vững.

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xạ khuẩn nội sinh trên cây cam hàm yên tuyên quang và tiềm năng sinh tổng hợp chất kháng nấm của chúng​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)