Các kỹ thuật thông thường xác định S.aureus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và bệnh tích ở gà nuôi thả vườn do histomonas meleagridis gây ra tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị​ (Trang 31 - 32)

Ngày nay đã có nhiều kỹ thuật xác định tụ cầu nhƣ: nhuộm soi, ngƣng kết hạt, Staphylatex, nuclease chịu nhiệt, lysostaphin, định typ phage, ELISA, điện di miễn dịch và thử nghiệm miễn dịch dùng chất phóng xạ… Sau đây là một số kỹ thuật chính đƣợc áp dụng trong phòng xét nghiệm để xác định và nghiên cứu S. aureus. 1.4.1.1. Kỹ thuật nhuộm soi

Nhuộm Gram để sơ bộ nhận định hình thể của vi khuẩn: tiêu bản đƣợc làm từ bệnh phẩm/mẫu hoặc từ khuẩn lạc.

- Trên tiêu bản nhuộm Gram từ bệnh phẩm: cầu khuẩn Gram dƣơng, đƣờng kính trung bình 0,8 µm, đứng lẫn với tế bào mủ, hoặc tập hợp lại thành hình chùm nho, cũng có khi cầu khuẩn đứng riêng rẽ.

- Trên tiêu bản nhuộm Gram từ khuẩn lạc: S. aureus có hình ảnh cầu khuẩn bắt màu Gram dƣơng xếp thành từng đám [3].

1.4.1.2. Nuôi cấy phân lập v xác định

Tùy loại bệnh phẩm lựa chọn môi trƣờng nuôi cấy thích hợp. Thông thƣờng sử dụng thạch máu 5% ủ ở nhiệt độ 35oC - 37oC từ 18 - 24h. Tụ cầu khuẩn mọc tốt trên

hầu hết các môi trƣờng nuôi cấy thƣờng dùng, nhiệt độ thích hợp 37oC, pH: 7,0 - 7,5 trong khí trƣờng có oxy hoặc kỵ khí tùy tiện.

Trên canh thang: sau 6 giờ tụ cầu đã làm đục đều môi trƣờng, sau 24 giờ có thể có lắng cặn và có váng. Trên thạch thƣờng: Khuẩn lạc tròn, lồi, nhẵn, bóng, đục, bờ rõ rệt. Sau 24 - 36 giờ xuất hiện sắc tố màu vàng. Trên thạch máu: khuẩn lạc tròn, ƣớt, bóng, có thể có vòng tan huyết hoặc không. Nếu có vòng tan huyết là vòng tan huyết hoàn toàn, tạo thành một vòng trong xung quanh khuẩn lạc (tan máu β). Trên môi trƣờng Chapman (có đƣờng mannit): S. aureus có khả năng sử dụng mannit làm cho môi trƣờng bị acid hóa, do đó màu môi trƣờng chuyển sang vàng [4].

Xác định sự có mặt của enzym coagulase: (enzym làm đông huyết tƣơng) tự do và liên kết.

Kỹ thuật nuôi cấy và định danh vi khuẩn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định S. aureus. Tuy nhiên kỹ thuật này cho kết quả khá lâu (từ 3 - 4 ngày), cần một lƣợng vi khuẩn lớn và không xác định đƣợc các yếu tố ở mức phân tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và bệnh tích ở gà nuôi thả vườn do histomonas meleagridis gây ra tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị​ (Trang 31 - 32)