Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Ngọc Lặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 45 - 47)

3. Ý nghĩa

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Ngọc Lặc

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 14,3%; trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 5,1%; công nghiệp, xây dựng tăng 16,7%; dịch vụ, thương mại tăng 19,6%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tắch cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 35,2%, giảm 2,6% so với năm 2016; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 20,4%, tăng 0,8%; ngành dịch vụ, thương mại chiếm 44,4%, tăng 1,8%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28,1 triệu đồng, tăng 13,7% (3,3 triệu đồng) so với năm 2016.

Năm 2017, bình quân toàn huyện đạt 12,04 tiêu chắ/xã; tăng 0,64 tiêu chắ so với năm 2016; có thêm 01 xã (Cao Thịnh) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên 03/21 xã, đạt 14,2% và thêm 14 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số thôn đạt chuẩn lên 47 thôn.

3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Mật độ dân số trung bình của huyện tắnh đến năm 2017 là 310 người/km2, so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 72 người/km2. Trong đó khu vực nội thị

1.978 người/km2, khu vực ngoại thị 107 người/km2.

Bình quân lao động của huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 - 2017 là 52.064 người, Trong đó: lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là 35,164 người, chiếm khoảng 67,6%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ là 16.900 người chiếm khoảng 32,4%. Nhưng chất lượng lao

động kỹ thuật thấp, không đồng đều giữa các xã thị trấn và vùng ven khu quy hoạch

đô thị Ngọc Lặc, do đó vấn đề cần đào tạo nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết hiện nay.

Thu nhập và mức sống:

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người dân

được cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm đạt 18,77%, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 28,1 triệu đồng, tăng 6,3 triệu đồng so với năm 2015. Tắnh đến cuối năm 2017 số hộ nghèo của Huyện còn 14,0%.

Đời sống dân cư làm việc trong ngành thương nghiệp, xây dựng công nghiệp, giao thông vận tảiẦ nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư

ngành nông - lâm nghiệp mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là dân cư sống ở vùng ven huyện.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng

So với nhiều huyện trong tỉnh, mạng lưới giao thông của huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa khá phát triển, bao gồm Quốc lộ, Tỉnh lộ và giao thông nội huyện và giao thông nông thôn, như: Đường Hồ Chắ Minh, Quốc lộ 15A, tỉnh lộ 519, tỉnh lộ

516B, đường Quy hoạch đô thị Ầ.đi từ huyện Ngọc Lặc đến các huyện khác trong tỉnh. Ngoài ra, các xã trong các huyện đến nay đã có đường nhựa, đường bê tông

đảm bảo được nhu cầu đi lại của người dân.

Thời gian qua, huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóađã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng.

Việc phát triển hệ thống tải điện rộng khắp huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóađã tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt, nâng cao trình độ

dân trắ, văn hoá tinh thần cho nhân dân. Năm 2017, toàn huyện có 21/21 xã, Thị

Trấn có lưới điện Quốc gia, tỷ lệ bình quân người dân được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100%.

Bên cạnh đó, hoạt động bưu chắnh viễn thông và phát thanh truyền hình đã

được đầu tư khai thác với tốc độ phát triển khá nhanh với 2 bưu cục có tổng đài. Công tác phát thanh, truyền hình đã duy trì tốt thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình. Chất lượng nội dung tin bài từng bước được nâng cao và ngày một phong phú, phản ánh kịp thời các hoạt động của huyện, đã đáp ứng nhu cầu thông tin đến với nhân dân.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện ngày càng phát triển, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư nâng cấp, 98% số trường và phòng học được xây dựng kiên cố, tuy

nhiên một số trường không đủ diện tắch trường chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, giữ vững danh hiệu lá cờ đầu ngành giáo dục của các huyện miền núi phắa tây tỉnh Thanh Hóa. Tỷ lệ huy động số cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo trong

độ tuổi ngày càng tăng, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Công tác xã hội hoá giáo dục có chuyển biến, bước đầu đã huy động được toàn xã hội tham gia chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục.

Trong những năm qua, ngành y tế huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành quảđáng kể với nhiệm vụ chắnh là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chắnh sách đãi ngộđối với cán bộ y tế cơ sở...

Đặc điểm văn hoá truyền thống của huyện Ngọc Lặc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung là văn hoá mang tắnh cộng đồng, đậm chất bản địa, sinh hoạt lễ thức và truyền miệng của đồng bào các dân tộc vùng núi Đông Bắc. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: hình thức sinh hoạt, kiến trúc nhà cửa, trang phục... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một nền văn hoá đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)