Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bànhuyện Ngọc Lặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 65 - 70)

3. Ý nghĩa

3.2.4. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bànhuyện Ngọc Lặc

đon 2015 - 2017

3.2.4.1. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017

Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa thì tại các xã, Thị Trấn các tranh chấp đất đai cũng phát sinh nhiều hơn do quá trình xây dựng, mở rộng, phát triển đô thịẦ Do đó ở các xã, Thị Trấn việc tranh chấp đất đai trở thành vấn đề nóng bỏng đòi hỏi cấp ủy Đảng, chắnh quyền cấp xã, Thị Trấn phải xác định được giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải là trách nhiệm của cấp mình từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết cho đúng luật

định, đảm bảo giữ được tình làng nghĩa xóm, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có lên cấp trên. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 - 2017 trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa vẫn có 77 vụ việc tranh chấp đất đai chuyển từ

cấp xã, Thị Trấn lên cấp huyện giải quyết. Trong đó: năm 2010 có 17 vụ, chiếm 22,08% ; năm 2011 có 15 vụ, chiếm 19,48%; năm 2012 có 19 vụ, chiếm 24,67% ; năm 2013 có 14 vụ, chiếm 18,18% ; Năm 2017 có 12 vụ, chiếm 15,58%. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2017

được thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tình hình tranh chấp vềđất đai trên địa bànhuyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 Năm Số vụ Nội dung tranh chấp Ranh giới thửa đất QSDĐ trong quan hệ thừa kế Đòi lại đất Đường đi, ngõ xóm 2015 26 8 13 3 2 2016 29 9 12 4 4 2017 22 8 9 2 3 Tổng 77 25 34 9 9

Các dạng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa bao gồm các nội dung: (1) Tranh chấp về ranh giới đất; (2) Tranh chấp QSDĐ trong quan hệ thừa kế; (3) Tranh chấp để đòi lại đất; (4) tranh chấp đường làng, ngõ xóm. Tỷ lệ các dạng tranh chấp đất đai được thể hiện dưới hình 3.4.

Hình 3.4. Tình hình tranh chấp đất đai thể hiện theo nội dung tranh chấp trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Thanh Tra huyện Ngọc Lặc )

Qua hình trên cho thấy, dạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong quan hệ thừa kế

chiếm tỷ lệ cao nhất (44,15%); tranh chấp ranh giới thửa đất chiếm 32,47%, tranh chấp

đòi lại đất chiếm 11,69% và tranh chấp đường đi, ngõ xóm chiếm 11,69%. Các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chủ yếu phát sinh từ: Tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế; tranh chấp quyền sử dụng

đất giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức; Tranh chấp đất giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình về diện tắch, ranh giới sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đấtẦ

44,15%

11,69% 32,47% 11,69%

Ranh giới sử dụng đất Đòi Lại đất

QSDĐ trong quan hệ thừa kế Đường đi, ngõ xóm

3.2.4.2. Thực trạng hòa giải tranh chấp vềđất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017

Sau khi thụ lý đơn tranh chấp đất đai, đơn vị phụ trách giải quyết tiến hành làm việc với các đối tượng có đơn đề nghịđể tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Tuy UBND huyện đã chú trọng và đầu tư vào công tác phân tắch, giải thắch, khuyến khắch công dân rút đơn nhằm giải quyết theo hướng hòa giải, trong giai đoạn 2015 - 2017, số lượng đơn tranh chấp được hòa giải thành công tại cấp huyện đạt 58/77

đơn tiếp nhận, chiếm tỷ lệ (75,3%).

Thực tế công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, nếu việc giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải thành công là tốt nhất, điều này chỉ xảy ra khi hai bên đương sự hiểu rõ căn nguyên và hậu quả của việc tranh chấp và được thỏa thuận về quyền lợi giữa các bên. Tuy nhiên, một số đối tượng có đơn tranh chấp đòi hỏi quyền lợi không đúng quy

định của pháp luật, thường cố tình không nghe phân tắch, giải thắch của cán bộ

giải quyết đơn nên việc hòa giải thành là rất khó.

3.2.4.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017

Tắnh từ năm 2015 đến hết năm 2017, UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

đã tiếp nhận 77 đơn tranh chấp đất đai. Qua thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, biện pháp giải quyết của UBND huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tắch cực, nhưng chỉ mang tắnh chất áp dụng chung Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan để

áp dụng vào thực tế của từng vụ tranh chấp. UBND huyện Ngọc Lặc chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau.

Đây là một khó khăn chắnh trong quá trình giải quyết. a) Tranh chấp QSDĐ liên quan đến quyền thừa kế:

Trong giai đoạn 2015 - 2017 số vụ tranh chấp QSDĐ liên quan đến quyền thừa kế trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là 34/77 vụ, chiếm 44,15%. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm 32/34 vụ việc.Dạng tranh

chấp này chủ yếu xảy ra là do tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế

và người có quyền sử dụng đất khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Thực tế khi tiếp nhận dạng tranh chấp này. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, tại tiểu mục 1.4, mục 1, phần II quy định: Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận QSDĐ

hay một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, Điều 169 của Luật Đất đai năm 2013 tổ chức cộng đồng dân cư, hộ gia đình cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua thừa kế quyền sử dụng đất.

b) Tranh chấp về ranh giới đất:

Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra từ năm 2015 đến năm 2017 trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, số lượng vụ việc tranh chấp ranh giới quyền sử dụng

đất là 25/77 vụ, chiếm tỷ lệ (32,47%). UBND huyện tập trung chỉ đạo giải quyết xong 22/25 vụ việc (trong đó có 04 vụ việc hòa giải thành) đạt tỷ lệ 88,00% tổng số

vụ tranh chấp về ranh giới sử dụng đất.

Trong quá trình thực hiện việc giải quyết nội dung tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất thì việc thu thập, đánh giá chứng cứ, các hồ sơ, tài liệu chứng minh nguồn gốc đất đai là nội dung quan trọng nhất, tuy nhiên việc thu thập các chứng cứ liên quan

đến hồ sơ, tài liệu là rất khó khăn, hồ sơđịa chắnh lưu giữ không đầy đủ, các thông tin cần phải thu thập không rõ ràng, dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất đai mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp tranh chấp ranh giới xảy ra do lỗi của các cơ quan Nhà nước vì không đo đạc cụ thể diện đất khi cấp đất, dẫn đến sai sót, khi người sử dụng đất

đo diện tắch đất để chuyển nhượng thì phát hiện diện tắch đất thực tế ắt hơn so với quyết

định cấp đất cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên nhờ có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chắnh quyền cơ sở nên vụ việc tranh chấp về ranh giới trên

c) Tranh chấp để đòi lại đất:

Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra từ năm 2015 đến năm 2017 trên địa bàn huyện Ngọc Lặc , số lượng vụ việc tranh chấp để đòi lại quyền sử dụng đất là 09/77 vụ, chiếm tỷ lệ (11,69%). Để giải quyết được dạng tranh chấp này cần xác định rõ nguồn gốc đất, loại đất, mục đắch sử dụng đất và tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh đơn thư. Qua kết quả giải quyết của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho thấy đã giải quyết xong 07 vụ (hòa giải thành 03 vụ), còn tồn đọng 02 vụđang tiến hành giải quyết.

d) Tranh chấp đường đi, ngõ xóm:

Trong giai đoạn 2015 - 2017, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa xảy ra 09 vụ tranh chấp về đường đi, ngõ xóm. Nguyên nhân của dạng tranh chấp này là do khi nhận chuyển nhượng QSD đất người nhận chuyển nhượng không tắnh

đến việc khu đất nhận chuyển nhượng thì việc quy hoạch đường nội bộ trong khu dân cư, đường dân sinh... chỉ thống nhất với người chuyển nhượng hứa cho đường

đi chung, quá trình sử dụng mới phát sinh dạng tranh chấp này.

Người nhận chuyển nhượng không tắnh đến đường đi riêng cho gia đình, người chuyển nhượng hứa cho đường đi chung nhưng khi có quan hệ làng xóm không tốt dẫn đến tranh chấp. Đây là dạng tranh chấp rất khó giải quyết theo pháp luật. Chủ yếu là giải quyết thông qua hòa giải cơ sở, thấu tình đạt lý. Rút kinh nghiệm khi thẩm

định hồ sơ chuyển nhượng, Phòng Tài nguyên và Môi trường không phê duyệt những hồ sơ không có đường đi chung hoặc đường đi chung không rõ ràng. Kết quả giải quyết, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết xong 09 vụ.

Kết quả điều tra, phỏng vấn 30 hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp đất đai cho thấy: phần lớn các hộ cho rằng thời gian giải quyết là vừa phải (chiếm 53,3%); 20%

đánh giá kết quả giải quyết nhanh; 13,3% đánh giá thời gian giải quyết chậm; 13,4%

Bảng 3.12. Kết quảđánh giá của người dân về việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện Ngọc Lặc TT Tiêu chắ Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Thời gian giải quyết TCĐĐ 30 100,00 1.1 Nhanh 12 40,0 1.2 Vừa phải 11 36,6 1.3 Chậm 5 16,6 1.4 Quá chậm 2 6,6 2 Việc đồng thuận với kết quả giải quyết TCĐĐ 30 100 2.1 Đồng ý 28 93,3 2.2 Không đồng ý 2 6,6

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy, có 7/30 phiếu (23,3%) không đồng ý với kết quả giải quyết của UBND huyện nhưng không thực hiện gửi đơn lên cơ quan cấp trên hoặc khởi kiện ra tòa hành chắnh. Các hộ này cho rằng việc giải quyết của UBND huyện đã theo quy định của pháp luật nhưng có phần chưa thỏa đáng hoặc họ cho rằng nếu gửi đơn tiếp thì kết quả giải quyết cũng không có gì thay đổi mà lại mất nhiều thời gian để theo đuổi khiếu kiện. Một sốđối tượng là cố tình không hiểu và không đồng ý với cách giải quyết của UBND huyện, dù kết quả giải quyết là

đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)