Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếunạ i, tốcáo và tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 70 - 75)

3. Ý nghĩa

3.2.5. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếunạ i, tốcáo và tranh chấp

đất đai trên địa bàn huyn Ngc Lc giai đon 2015 - 2017

3.2.5.1. Những thành tựu đạt được

Trong giai đoạn 2015 - 2017, nhìn chung tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa có xu hướng giảm dần. UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã ngày càng chú trọng đến công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư và coi đây là công tác trọng điểm, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân thường xuyên được tổ

chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nhất định.

Trong quá trình tiến hành giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn liên quan thực hiện đúng theo các trình tự thủ tục, bảo đảm chặt chẽ, thận trọng, công khai, dân chủ, đúng pháp luật, tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân.

Thường xuyên phối kết hợp với các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn, tổ

chức quần chúng của huyện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp

đất đai, quá trình giải quyết đã kết hợp tranh thủ ý kiến của các ngành pháp luật, tạo sự thống nhất trong từng vụ việc, giải quyết ngay tại cơ sở nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Ưu tiên tập trung chỉ đạo giải quyết những vụ việc phức tạp, bức xúc, đặc biệt là những vụ việc phức tạp, kéo dài. Các vụ

việc tồn đọng có nội dung phức tạp được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật. Chú trọng giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh; hạn chế tối đa không để

phát sinh thành Ộđiểm nóngỢ.

3.2.5.2. Những yếu tốảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

a) Yếu tố thể chế chắnh sách

- Chắnh sách, pháp luật đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, số lượng các văn bản vềđất đai rất nhiều và có sự chồng chéo, chưa thống nhất. Một số quy định chưa cụ thể nên việc áp dụng để giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất

đai gặp nhiều khó khăn.

- Cơ chế chắnh sách vềđất đai có nhiều bất cập, chậm được bổ sung, sửa đổi, có nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai nhưng còn nhiều vấn

đề chưa rõ, còn chồng chéo, mâu thuẫn. Pháp luật về đất đai còn nhiều điểm chưa phù hợp thực tiễn, có nhiều cách hiểu khác nhau nên khó thực hiện (như việc xác

định các loại giấy tờ theo khoản 1 điều 50 Luật Đất đai 2003 nay là Điều 100 của Luật Đất đai 2013).

- Một số chắnh sách liên quan trực tiếp tới người dân, được hoạch định chưa

đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của Nhà nước, của tập thể và của công dân, nên đã tạo ra những yếu tố không công bằng, thiếu bền vững, ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của một bộ phận nhân dân.

- Các quy định về bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp, tỷ lệ hỗ trợ đất nông nghiệp, hạn mức tắnh hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư, thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với khu dân cư với đất nông nghiệp không nằm trong khu dân cư; việc xác định ranh giới khu dân cư trên thực địa phức tạp, không có văn bản hướng dẫn cụ thể; việc xác định giá trị hỗ trợ theo tỷ lệ % giá đất ở gây bất hợp lý, không

đảm bảo sự công bằng, cùng một loại đất nông nghiệp như nhau, trong cùng một dự

án nhưng mức hỗ trợ khác nhau, chênh lệch lớn.

- Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ chế giải quyết khiếu nại còn phức tạp, cả về thẩm quyền cũng như trình tự giải quyết; về thời hiệu, thời hạn chưa có sự thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp vềđất đai trong nhiều trường hợp liên quan đến rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (Luật Đất

đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ Luật dân sự, Luật Tố tụng hành chắnh...), đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất.

b) Yếu tố về cơ cấu tổ chức và nhân lực

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai là nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi năng lực, công sức và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện đề xuất giải quyết. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo ở cấp xă, Thị Trấn, cấp huyện cn thị ếu về số lượng, khối lượng công việc chuyên môn lớn. Bộ máy cơ quan mới được kiện toàn dần trong những năm gần đây. Lực lượng thanh tra của huyện hiện nay còn rất mỏng, lực lượng cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo của huyện, cấp xã, Thị Trấn là cán bộ phòng tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chắnh xã. Một số cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm thuyết phục, vận động, hoà giải trong nhân dân

còn hạn chế lại phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác ở cấp xã, Thị Trấn, cấp huyện; các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực tài nguyên luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ việc ở địa phương. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở cấp xã, Thị Trấn, huyện còn yếu. Đội ngũ tham mưu giải quyết tranh chấp, khiếu nại còn hạn chế về nhận thức, nghiệp vụ, kinh nghiệm. Lãnh

đạo một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, đôi lúc còn tránh né, đùn đẩy, giải quyết không kịp thời, thiếu kiên quyết, thiếu chắnh xác, kéo dài gây cho vụ việc phức tạp, khó giải quyết.

Trong quá trình triển khai thực hiện tuy đã có sự phối hợp giữa các cơ quan tham mưu của UBND huyện, nhưng trong một số trường hợp sự phối hợp này còn chưa chặt chẽ, nhất là việc chưa thống nhất quan điểm khi tham mưu, đề xuất cho UBND các cấp khi giải quyết vụ việc, dẫn đến vụ việc thêm phức tạp, kéo dài.

c) Yếu tố kỹ thuật

Trước đây, đất đai có những thời gian dài bị buông lỏng quản lý, biến động đất

đai không được cập nhật thường xuyên, hồ sơ, tư liệu đất đai không được lưu trữ đầy đủ nên việc tra cứu gặp nhiều khó khăn. Các bản đồ trước đây được đo đạc bằng phương pháp thủ công nên độ chắnh xác không cao.

Những tồn tại do lịch sử để lại như trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất chưa có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không còn lưu hồ sơ chứng cứ. Công tác kiểm kê trước khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không được thực hiện hoặc được thực hiện thì cũng sơ sài, không còn lưu sổ sách.

Việc thực hiện không triệt để các quy định của pháp luật đất đai ở các cấp làm cho hồ sơ địa chắnh không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu; trước đây, việc ban hành các văn bản về quy hoạch đất đai chậm, thiếu các văn bản về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm dẫn đến công tác quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai gặp nhiều khó khăn.

d) Yếu tố con người

Kiến thức về pháp luật nói chung, về pháp luật khiếu nại tố, tố cáo nói riêng của người dân còn thấp mà nhà nước chưa có nhiều chương trình phù hợp để hỗ

trợ cho việc nâng cao nhận thức về pháp luật cho nhân dân. Chắnh điều đó đã dẫn

đến nhiều trường hợp chỉ vì không hiểu hết chủ trương chắnh sách của nhà nước nên người dân mới khiếu nại, tố cáo sai, khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, tụ

tập đông người.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai để nâng cao nhận thức của người dân cũng còn nhiều hạn chế. Việc phối hợp giữa các tổ chức,

đoàn thể tại địa phương trong việc hoà giải, giải quyết tranh chấp đất đai của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền chưa được thường xuyên và chú trọng nên hiệu quả

giải quyết chưa cao.

Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, áp giá bồi thường về đất đai, tài sản, bố trắ tái định cư cho người bị thu hồi đất. Các đơn vị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thắch cho nhân dân hiểu và nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật; việc thực hiện công khai các nội dung trong phương án bồi thường chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.

d) Yếu tố cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp dân ở một số xã, Thị Trấn chưa

đầy đủ, việc tiếp công dân thường xuyên vẫn bố trắ chung tại bộ phận một cửa, cán bộ trực tiếp công dân còn kiêm nhiệm. Trình độ năng lực của một số cán bộ cơ sở

trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Nguồn kinh phắ chi hỗ trợ cho công tác khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai còn hạn hẹp, chưa đảm bảo; công cụ hỗ trợ, nghiệp vụ chuyên môn chưa được quan tâm trang bị như: Máy bộ đàm, máy ảnh, máy ghi âm, camera và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác.

3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp cho công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)