Thực trạng giải quyết khiếunại về đất đai trên địa bànhuyện Ngọc Lặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 53 - 62)

3. Ý nghĩa

3.2.2. Thực trạng giải quyết khiếunại về đất đai trên địa bànhuyện Ngọc Lặc

giai đon 2015 - 2017

3.2.2.1. Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017

Trong 3 năm, từ năm 2015 - 2017, huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận 130 đơn khiếu nại về đất đai bao gồm các vấn đề: (1) Khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, (2) Khiếu nại về cấp Giấy chứng nhận SDĐ, (3) Khiếu nại các hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ

trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, (4) khiếu nại khác (như khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất, khiếu nại quyết định bắt buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả)Ầ Số liệu được tổng hợp ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thực trạng khiếu nại vềđất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 Năm Tổng số vụ Nội dung khiếu nại Bồi thường GPMB Cấp giấy CNQSDĐ Hành vi của cán bộ, công chức Nội dung khác 2015 35 27 5 0 3 2016 67 50 12 2 3 2017 28 20 5 1 2 Tổng 130 97 22 3 8

(Nguồn: Thanh Tra UBND huyện Ngọc Lặc )

Qua bảng 3.3 cho thấy sốđơn khiếu nại bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều nhất là năm 2016 với 67 đơn chiếm tỷ lệ 74,6%, năm 2015 là 35 đơn, chiếm tỷ lệ

77,1% từ năm 2015 - 2017 số vụ khiếu nại tập trung nhiều nhất. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2015 - 2017 trên địa bàn huyện có nhiều dự án bồi thường, giải

phóng mặt bằng nên xảy ra nhiều vụ việc khiếu nại về giá bồi thường, hỗ trợ tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo sát sao áp dụng các cơ chế chắnh sách liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Hình 3.2. Tình hình khiếu nại thể hiện theo nội dung khiếu nại vềđất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Ngọc Lặc )

Qua hình 3.2 cho thấy từ năm 2015 đến năm 2017 dạng khiếu nại về quyết

định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng 97/130 vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất74,5% (97 vụ), khiếu nại về cấp giấy chứng nhận QSDĐ 17% (22/130 vụ), khiếu nại khác chiếm 3,1% (4/130 vụ), khiếu nại hành vi hành chắnh của cán bộ

công chức chiếm tỷ lệ ắt nhất 0,8% chỉ có 01 vụ việc.

Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của người dân về công tác khiếu nại đất đai cho thấy: nguyên nhân dẫn đến khiếu nại đất đai chủ yếu gồm các nội dạng như: giá bồi thường, hỗ trợ GPMB thấp, việc cấp, thu hồi GCNQSDĐ không đúng diện tắch; một số trường hợp do cán bộ, công chức thực hiện không đúng quy định của pháp luật (bảng 3.4).

74,5% 17%

0,8% 3,1%

- Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ GPMB: Trong thời gian qua, cùng với sự

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều dự án đã được phê duyệt nhằm đáp

ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán của người dân, thu hút nhiều lao động như: dự án xây dựng khu đô thịđường bao phắa đông, dự án khu dân cưđô thị Việt Hung nằm tại trung tâm huyện huyện Ngọc Lặc, Dự án Công ty may việt phanphanxi pắch... Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc mở rộng, chỉnh trang phát triển hạ tầng đô thị

thì diện tắch đất của người dân cũng bị thu hẹp do quá trình thu hồi đất của Nhà nước. Trong quá trình thu hồi đất để GPMB cho các khu vực qui hoạch làm đường, xây dựng khu dân cư, khu tái định cư mới đã làm phát sinh nhiều khiếu nại. Khiếu nại chủ yếu tập trung vào giá bồi thường (chiếm 56%). Đa số người dân được hỏi

đều không đồng tình với giá bồi thường đất của Nhà nước, họ cho rằng mức giá bồi thường là thấp so với thực tế, giá thị trường. Đây là vấn đề bức xúc không chỉ người dân huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa và còn nhiều nơi khác trong cả nước.

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân phát sinh khiếu nại vềđất đai tại huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017

STT Nội dung khiếu nại Nguyên nhân khiếu nại Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1 Bồi thường, hỗ trợ GPMB Giá bồi thường, hỗ trợ

GPMB 20 66,7 2 Cấp, thu hồi GCNQSD đất Không đúng diện tắch 5 16,6 3 Hành vi của cán bộ, công chức Thực hiện không đúng quy định của pháp luật 1 3,3 4 Khiếu nại khác Nguyên nhân khác 4 13,3

Tổng số phiếu 30 100

(Nguồn: Phiếu điều tra phỏng vấn )

- Khiếu nại việc cấp hoặc thu hồi GCNQSDĐ: Người dân có kiến nghị về tiến

độ cấp GCNQSD đất chậm, cấp sai diện tắch, sai tên chủ sử dụngẦ Nguyên nhân là do trong quá trình thẩm tra hồ hơ đôi lúc cán bộ chuyên môn thẩm tra chưa kỹ,trình

độ của một số cán bộc chuyên môn còn hạn chế nên còn những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ của Văn phòng đăng ký QSD đất ắt, mà công việc thì nhiều, đòi hỏi phải đáp ứng đúng thời hạn nên không thể tránh khỏi sai sót. Đặc biệt, việc đo đạc qua các thời kỳ có sự thay đổi, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chắnh đo đạc năm 2006 , do số liệu đo đạc năm 2006qua nhiều năm sử dụng có sự chênh lệch về diện tắch giữa các lần đo. Do đó, khiếu nại phát sinh từ công tác cấp GCNQSDĐ chiếm tỷ lệ

khá lớn (chiếm 16,6%).

- Khiếu nại hành vi của cán bộ, công chức trong thực hiện giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân này chủ yếu phát sinh do sự hiểu biết và chắnh sách pháp luật

đất đai còn hạn chế, khi nhà nước thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, người dân không chấp thuận, họ cho rằng việc thực hiện cưỡng chế khi họ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng là không đúng quy định của pháp luật và tiến hành viết

đơn khiếu kiện về hành vi cưỡng chế của các cán bộ, công chức đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nguyên nhân khác chiếm 13,3%: các hộ dân có đất bị thu hồi hay bị xử phạt vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực đất đai hoặc họ không chấp nhận với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện khiếu nại với các nội dung: khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất; khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử

phạt hành chắnh; khiếu nại lần hai đến UBND huyện.

3.2.2.2. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 Ờ 2017

Qua thực trạng giải quyết khiếunại đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2017 cho thấy, biện pháp giải quyết của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tắch cực, đã áp dụng các quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết các nội dung khiếu nại. Kết quả giải

quyết từng dạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 - 2017 như sau:

a) Khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Đây là dạng khiếu nại diễn ra nhiều nhất trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 - 2017, chiếm 74,5% (97vụ) tổng số vụ khiếu nại.

Đối với những vụ việc phức tạp UBND huyện đã thành lập tổ công tác để giải quyết, những vụ việc đơn giản thì giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban giải phóng mặt bằng huyện và UBND các xã Thị Trấn để giải quyết.

Trong tổng số 97 vụ khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóađã giải quyết xong 96 vụ việc (trong đó, 21 vụ giải thắch, phân tắch để các hộ tự rút đơn), còn 1 vụ tồn đọng chuyển năm sau giải quyết. Nguyên nhân là do, số lượng dạng khiếu nại này quá lớn, trong khi số

lượng cán bộ, công chức giải quyết đơn lại ắt. Một số trường hợp là do các hộ cố

tình không hiểu, tiếp tục khiếu nại kéo dài, thậm chắ khiếu nại vượt cấp.

Đối với dạng khiếu nại này trong quá trình giải quyết có thuận lợi là đơn vị

tiếp nhận có thể dễ dàng làm rõ nguồn gốc đất, thời gian sử dụng thực tế, tắnh chất pháp lý của việc sử dụng đất (được giao đất, tự khai hoang hay lấn chiếmẦ), cũng như vị trắ đất, hạng loại đất, diện tắch đo thực tếẦ để có cơ sở đối chiếu với quy

định của pháp luật, đơn giá bồi thường do UBND tỉnh quy định, Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđể có phương án giải quyết.

Tuy nhiên, thực tế phương án bồi thường và tái định cư thường bị người dân có đất bị thu hồi khiếu nại, cho là chưa đúng, chưa sát giá thị trường nên việc giải quyết thấu tình, đạt lý là vô cùng khó khăn. Việc các cấp đã giải quyết nhưng các hộ

dân cố tình không hiểu và không đồng ý đến nay vẫn là vấn đề nan giải trong quá trình giải quyết của UBND huyện Ngọc Lặc .

b) Khiếu nại việc cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thực tế dạng khiếu nại việc cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất trên địa bàn huyện Ngọc Lặc chiếm 17,3% (21vụ) tổng số vụ khiếu nại về đất

là 04 vụ), giải quyết 15 vụ, còn lại 02 vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với thanh tra huyện tiến hành giải quyết.

Đối với dạng khiếu nại này phải tìm hiểu rõ nguồn gốc đất, nguyên nhân khiếu nại để có đầy đủ căn cứ chứng minh việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ là đúng hay sai. Nếu việc cấp giấy chứng nhận không đúng, UBND huyện phải ban hành quyết

định thu hồi lại giấy chứng nhận đã cấp, đồng thời cấp đổi lại Giấy chứng nhận cho người dân theo đúng quy định.

Trong quá trình giải quyết của UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại là khi phát hiện ra có sai sót trong việc cấp Giấy chứng nhận thì chỉ thu hồi và cấp lại mà không có biện pháp xử lý, chấn chỉnh cán bộ thực hiện không đúng.

c) Khiếu nại hành vi của cán bộ, công chức huyện trong công tác giải phóng mặt bằng Trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 dạng khiếu nại hành vi của cán bộ, công chức trong công tác giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ rất ắt, chỉ có 01 vụ (chiếm 0,8% tổng số vụ khiếu nại). Thực tế 01 vụ khiếu nại này đều là do người dân hiểu chưa đúng quy định của pháp luật nên có đơn thư khiếu nại. Sau khi bộ phận giải quyết đơn làm việc, giải thắch, phân tắch thì người dân tựđộng rút đơn, không khiếu nại nữa.

d) Khiếu nại khác

Ngoài các dạng khiếu nại nêu trên, thực tế tại địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 - 2017 còn xảy ra các dạng khiếu nại khác (chiếm 13,3% tổng số vụ khiếu nại) như: Khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện (04 vụ); khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chắnh (02 vụ); khiếu nại lần 2 về quyết định xử lý vi phạm hành chắnh của UBND cấp xã (02 vụ). Nguyên nhân của các vụ việc khiếu nại chủ yếu là do các hộ dân bức xúc vì bị thu hồi đất hay xử phạt vi phạm hành chắnh, không chấp nhận với kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Các dạng khiếu nại này thường không phức tạp, vì khi ban hành các quyết định cưỡng chế thu hồi đất, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả,

bộ phận tham mưu là Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật nên ắt khi có sai sót.

Tổng hợp kết quả giải quyết đơn khiếu nại vềđất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa cho thấy, huyện đã giải quyết xong 319 vụ, chiếm 87,9% , hòa giải 32 vụ, đạt 8,81% (bảng 3.5).

Sau khi thụ lý, tiếp nhận đơn, huyện đã rất chú trọng đến công tác giải thắch, thuyết phục công dân đạt hiệu quả cao, việc công dân rút đơn chỉ đạt 32 đơn, chiếm 8,81%, trong đó rút đơn khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng;Thực tế công tác giải quyết khiếu nại tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, nếu việc giải quyết khiếu nại đạt được mục đắch người khiếu nại chấp nhận rút lại đơn khiếu nại và không tiếp tục khiếu nại nữa là tốt nhất, điều này chỉ xảy ra khi người khiếu nại hiểu rõ căn nguyên và hậu quả của việc khiếu nại hoặc khiếu nại đúng và được thỏa thuận và đảm bảo trả lại quyền lợi chắnh đáng hoặc được hướng dẫn, phân tắch theo quy định là khiếu nại sai, ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi thì sẽđồng ý rút đơn khiếu nại (cụ thể tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa có 21 trường hợp rút đơn khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng; 8 trường hợp rút đơn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận, 01 trường hợp rút đơn khiếu nại về hành vi hành chắnh của cán bộ, công chức, 2 trường hợp về khiếu nại khác).

Bảng 3.5. Kết quả giải quyết khiếu nại vềđất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 Ờ 2017 Năm Đơn tiếp nhận (đơn) Đõn đã giải quyết xong Tồn đọng Tỷ lệ (%) Đơn giải quyết hành chắnh Công dân rút đơn Tổng vụ việc đã giải quyết xong Tỷ lệ (%) 2015 16 14 2 12 75 2 16,6 2016 158 148 10 144 91,2 4 2,77 2017 189 169 20 163 86,24 6 3,68 Tổng 363 331 32 319 87,9 12 3,76

Kết quả giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện cho thấy phần lớn người sử dụng đất khiếu nại là sai (bảng 3.6).

Qua kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện cho thấy: Trong tổng số 363 vụ khiếu nại đã giải quyết xong, thì có 320 vụ khiếu nại của công dân là khiếu nại sai, chiếm tỷ lệ cao 88,2%; có 25 vụ

khiếu nại có đúng, có sai và còn lại có 18 vụ khiếu nại đúng. Qua kết quả giải quyết cho thấy việc người dân khiếu nại có cơ sở chiếm tỷ lệ không cao, điều này đồng nghĩa với việc thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước tại huyện cơ bản đã được đảm bảo. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục và nâng cao hơn nữa việc áp dụng các chếđộ chắnh sách đảm bảo theo đúng quy định.

Bảng 3.6. Tổng hợp vụ việc khiếu nại đã giải quyết xong trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 Ờ 2017 Năm Số vụ Đã giải quyết Giải quyết thành công ở cấp xã Khiếu nại tiếp Tồn đọng Số vụ Tỷ lệ (%) Huyện Tỉnh Tòa án 2015 16 16 2 100 14 0 0 0 2016 158 158 10 100 148 0 0 0 2017 189 189 20 100 169 0 0 0 Tổng 363 363 32 331 0 0 0

(Nguồn: Thanh tra huyện Ngọc Lặc)

Kết quảđiều tra, phỏng vấn 30 hộ gia đình, cá nhân có khiếu nại vềđất đai cho thấy: phần lớn các hộ cho rằng thời gian giải quyết là vừa phải (chiếm 56,7%); 20%

đánh giá kết quả giải quyết nhanh; 16,6% đánh giá thời gian giải quyết chậm; 6,7%

Đánh giá thời gian giải quyết quá chậm (bảng 3.7).

Qua bảng 3.7 cho thấy, có 5/30 hộ (16,6%) không đồng ý với kết quả giải quyết của UBND huyện. Các hộ này cho rằng việc giải quyết của UBND huyện chưa thỏa đáng nhưng họ cũng không đủ căn cứ để chứng minh là khiếu nại đúng hoặc họ cho rằng nếu khiếu nại tiếp thì kết quả giải quyết cũng không có gì thay đổi

mà lại mất nhiều thời gian để theo đuổi khiếu nại. Bên cạnh đó, một số hộ cho biết quyết định giải quyết khiếu nại không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của gia đình họ nên họ không khiếu nại tiếp, như trường hợp của hộ bà Nguyễn Thị Hồng (Thôn 5 xã Lam Sơn) khiếu nại về diện tắch cấp trong GCNQSDĐ không đúng với diện tắch thực tế của gia đình bà, UBND huyện giải quyết cấp giấy chứng nhận cho bà Hồng diện tắch được nông trường Lam Sơn bàn giao nhưng bà không đồng ý. Hộ bà Hồng cho rằng gia đình bà vẫn ở trên diện tắch đất đó và không ai có thể vào sử

dụng trên diện tắch của gia đình bà được, vì vậy bà không thực hiện khiếu nại tiếp.

Bảng 3.7. Kết quảđánh giá của người dân về việc giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2015 2017​ (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)