CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH XĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại tổng công ty thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ petec (Trang 31)

1.2.1 Nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô:

1.2.1.1 Nhân tố về kinh tế:

Các nhân tố kinh tế là các nhân tố quan trọng, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, mức thu nhập cá nhân,… Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế nhanh sẽ làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự phát triển của nền kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát cũng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp vì nó ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi, đến vốn đầu tƣ. Khi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện tăng trƣởng kinh tế cao, mức lạm phát đƣợc kiềm chế, lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định,… thì hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao. Nếu nhƣ lãi suất và tỷ giá không ổn định, tỷ lệ

thất nghiệp cao,.. thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế.

1.2.1.2 Nhân tố về chính trị và luật pháp:

Sự ổn định về thể chế chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách, hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ là điều kiện, là cơ sở để kinh doanh ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sự ổn định về chính trị sẽ khuyến khích đầu tƣ, bao gồm đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài.

Nền kinh tế nƣớc ta hiện nay là nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các chính sách vĩ mô, các văn bản pháp lý. Nhà nƣớc thƣờng sử dụng các công cụ về Thuế, chính sách tài trợ, quy định pháp luật… Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nƣớc, là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nƣớc. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế, bao gồm thuế doanh thu, thuế lợi tức,… Chính vì vậy thuế suất cao hay thấp và sự thay đổi của biểu thuế suất sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi muốn khuyến khích phát triển một ngành kinh tế nào đó, Nhà nƣớc sẽ có những chính sách thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành đó phát triển. Do vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở những ngành nghề đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích sẽ gặp nhiều thuận lợi.

1.2.1.3 Nhân tố về văn hóa - xã hội:

Do các phong tục tập quán, thái độ tiêu dùng của khách hàng tại các vùng địa lý khác nhau sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt đƣợc các yếu tố này doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh hoạt động nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Doanh nghiệp cũng phải quan tâm tới cơ cấu dân số, tỷ lệ kết hôn, trình độ văn hoá,… Một xã hội ổn định, tỷ lệ tội phạm thấp là một môi trƣờng kinh doanh an toàn, các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tƣ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

1.2.1.4 Nhân tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý:

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: Các yếu tố điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu ,thời tiết ảnh hƣởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực gây ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu, hoặc ảnh hƣởng đến hoạt động dự trữ , bảo quản hàng hoá nhất là đối với mặt hàng nhạy cảm nhƣ xăng dầu. Ngoài ra vấn đề về vị trí địa lí cũng là một yếu tố then chốt trong kinh doanh đƣợc nhắc đến rỏ ràng nhất trong bài là những sa sút trong việc Tổng công ty Petec bàn giao lại kho Cát Lái cho bộ tƣ lệnh hải quân.

1.2.1.5 Nhân tố về kỹ thuật công nghệ:

Quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chịu sự tác động của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện hiện nay, trình độ công nghệ giữa các nƣớc trong khu vực và trên thế giới có sự chênh lệch rõ rệt, làn sóng chuyển giao công nghệ giữa các nƣớc ngày càng gia tăng, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao trình độ của mình, đồng thời cũng đặt doanh nghiệp vào tình trạng cạnh tranh gay gắt. Nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp đạt đƣợc năng xuất và chất lƣợng cao, đảm bảo đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới chính sách khoa học và công nghệ, phải đầu tƣ vốn cho khoa học và công nghệ, cho nghiên cứu và phát triển, cho chuyển giao công nghệ mới… Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng đổi mới máy móc, thiết bị và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.2 Nhân tố thuộc môi trƣờng kinh doanh: 1.2.2.1 Khách hàng:

Khách hàng là ngƣời tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tiêu thụ đƣợc sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc doanh thu bán hàng. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trang trải những chi phí sản xuất đã bỏ ra. Do vậy, khách hàng là đối tƣợng ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh.

Việc quyết định giá bán sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm. Giá bán mà doanh nghiệp xác định phải phù hợp với chất lƣợng sản phẩm, phù hợp với mặt bằng giá trên thị trƣờng và đƣợc khách hàng chấp nhận. Giá bán cao chƣa chắc đã là giá tốt nhất, phải xác định giá bán sao cho lợi nhuận là lớn nhất mới là giá bán tối ƣu. Xác định đƣợc giá bán tối ƣu là một quá trình phức tạp và có ảnh hƣởng lớn hơn hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc tăng giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp chịu sự tác động của khách hàng. Khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, khách hàng mua sản phẩm của một ngành nào đó thì họ có thể làm giảm lợi nhuận của ngành đó bằng cách yêu cầu chất lƣợng sản phẩm cao hơn hoặc yêu cầu dịch vụ nhiều hơn, khách hàng rất có khả năng gây sức ép đối với doanh nghiệp, nhất là khi họ có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả hàng hoá trên thị trƣờng và quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và hạn chế tối đa khả năng gây sức ép của khách hàng. Có nhƣ vậy doanh nghiệp mới tăng đƣợc lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh tế cao.

1.2.2.2 Nhà cung cấp:

Doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể hoạt động đƣợc khi đƣợc cung cấp vật tƣ. Cung cấp vật tƣ cho doanh nghiệp là cung cấp tài chính, cung cấp các loại nguyên nhiên vật liệu, cung cấp lao động, máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghệ thƣơng mại chỉ hoạt động đƣợc khi đƣợc cung cấp hàng hoá và các phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nhƣ vậy, nhà cung cấp có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp này phải đƣợc cung cấp đầy đủ về số lƣợng, chủng loại và chất lƣợng vật tƣ theo đúng tiến độ. Nếu vì lý do

nào đó khiến cho doanh nghiệp không đƣợc cung cấp đầy đủ vật tƣ sẽ làm cho doanh nghiệp thiệt hại về chi phí do bị phạt hợp đồng khi không hoàn thành đúng tiến độ sản xuất. Do vậy, các doanh nghiệp luôn xây dựng mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với các nhà cung cấp vật tƣ để tránh tình trạng gây áp lực.

Giá cả vật tƣ có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh khi giá cả vật tƣ quá cao. Giá thành sản xuất tăng lên trong khi doanh nghiệp ít có khả năng nâng giá bán sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp vật tƣ có thể nâng giá khi độc quyền cung cấp vật tƣ hoặc khi doanh nghiệp không có nguồn cung cấp nào khác, không có sản phẩm thay thế. Các nhà cung cấp yếu tố sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp trong trƣờng hợp doanh nghiệp đó không có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm trong đầu vào đƣợc cung cấp.

1.2.2.3 Môi trƣờng cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trƣờng doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên mọi phƣơng diện, đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, của các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trong cùng một ngành kinh doanh, cƣờng độ cạnh tranh tăng lên khi một hoặc nhiều hãng thấy có cơ hội để củng cố vị trí trên thị trƣờng hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác. Cƣờng độ cạnh tranh đƣợc biểu hiện dƣới dạng chính sách hạ giá sản phẩm, chiến dịch quảng cáo, tăng cƣờng các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm … Số lƣợng các doanh nghiệp đang cạnh tranh trong ngành là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Các ngành mà có một hoặc một vài doanh nghiệp thống lĩnh thì cƣờng độ cạnh tranh ít hơn. Nếu ngành chỉ bao gồm một số doanh nghiệp nhƣng lại có qui mô và thế lực ngang nhau thì cƣờng độ cạnh tranh sẽ cao để giành vị trí thống lĩnh. Cƣờng độ cạnh tranh cũng trở nên căng thẳng trong các ngành có một số lƣợng lớn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài rất khác nhau về nguồn gốc, phong cách kinh doanh. Do vậy, các ngành

kinh doanh có đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài thƣờng phải đối đầu với sự cạnh tranh đặc biệt.

Sự cạnh tranh sẽ làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp thƣờng phải tăng chi phí do giảm giá sản phẩm hay đầu tƣ cho quảng cáo… Nhiều doanh nghiệp chấp nhận lỗ trong thời kỳ này để giành thắng lợi. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào cƣờng độ cạnh tranh trong ngành cao hay thấp. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nào có đủ năng lực, đủ sức đứng vững thì sẽ giành thắng lợi, hiệu quả kinh tế sẽ tăng dần lên theo thời gian hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng.

Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, theo đúng khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, ở một số ngành, tình trạng độc quyền vẫn tồn tại hoặc mức cạnh tranh mới ở thời kỳ sơ khai.

1.2.3 Nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp:

1.2.3.1 Trình độ tổ chức quản lý và trình độ lao động:

Lực lƣợng lao động là những ngƣời trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Do đó, yếu tố con ngƣời luôn phải đặt lên hàng đầu. Con ngƣời là trung tâm của mọi sự phát triển, là tác giả của mọi thành quả, trong đó có việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.

Ban giám đốc là cán bộ quản lý cao cấp nhất trong doanh nghiệp. Vai trò của ngƣời lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện sự kết hợp một cách tối ƣu và hài hoà các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó sẽ tạo đƣợc kết quả kinh doanh cao, giảm đƣợc các chi phí không cần thiết. Vai trò của ngƣời lãnh đạo quản lý còn thể hiện ở việc quyết định chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện chúng. Có thể nói, mọi sự thành bại của doanh nghiệp đều do ngƣời lãnh đạo tạo ra.

Với vai trò quan trọng nhƣ vậy nên khả năng, trình độ hiểu biết của các thành viên trong Ban giám đốc có ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một ban giám đốc có trình độ và kinh nghiệm sẽ tổ chức quản lý

doanh nghiệp một cách khoa học, hiệu quả. Sự năng động, sáng tạo của cán bộ quản lý cấp cao sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng. Ngƣời quản lý giỏi là ngƣời biết chớp thời cơ và quyết đoán trong mọi trƣờng hợp. Ban giám đốc đầy đủ phẩm chất nhƣ vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngƣợc lại, một Ban giám đốc không đủ năng lực và nhất là không có đạo đức sẽ không đủ khả năng lãnh đạo doanh nghiệp, thậm chí đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản, giải thể. Đồng thời đội ngũ cán bộ các phòng ban chuyên môn làm công tác kinh doanh là những nhân tố quan trọng vì chiến lƣợc kinh doanh của cấp quản lý có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ đội ngũ cán bộ cấp dƣới nhất là đội ngũ cán bộ chuyên môn. Vì vậy đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình hoạt động.

1.2.3.2 Nguồn lực vật chất, kỹ thuật và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học:

Trong mọi nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm, bao giờ cũng cần phải có các yếu tố: sức lao động, tƣ liệu sản xuất và vốn. Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động đƣợc tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhƣ: máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, phƣơng tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sáng chế, chi phí cải tạo đất… Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị đạt trình độ kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, việc đổi mới tài sản cố định trong các doanh nghiệp trở thành vấn đề sống còn. Các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đang phải thử thách, đọ sức trên thị trƣờng hàng hoá trong nƣớc và hàng hoá nhập ngoại. Trong cuộc cạnh tranh đó, tất yếu sẽ không thể có chỗ đứng cho những doanh nghiệp mà hàng hóa của họ kém phẩm chất, không phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, giá bán cao một cách không phù hợp. Vì thế, một trong những lối thoát có tính then chốt của các doanh nghiệp này là phải đổi mới máy móc, thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ. Đổi mới tài sản cố định là cách

duy nhất để có đƣợc năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt, giá cả hạ từ đó có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Đổi mới tài sản cố định còn là một nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất nhƣ: hạ thấp hao phí năng lƣợng, giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lƣơng… Trong kinh doanh, việc tăng cƣờng đổi mới trang thiết bị đƣợc coi là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trƣờng hàng hoá mà cả thị trƣờng. Những ý nghĩa nêu trên đã khẳng định đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới trang thiết bị là một đòi hỏi tất yếu khách quan mang tính quy luật trong nền sản xuất kinh doanh hàng hoá và trong điều kiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật.

Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp còn bao gồm khả năng về tài chính. Vốn lƣu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trƣớc về tài sản lƣu động và tài sản lƣu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục. Vốn lƣu động thƣờng xuyên luân chuyển toàn bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại tổng công ty thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ petec (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)