Nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại tổng công ty thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ petec (Trang 36 - 41)

1.2.3.1 Trình độ tổ chức quản lý và trình độ lao động:

Lực lƣợng lao động là những ngƣời trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Do đó, yếu tố con ngƣời luôn phải đặt lên hàng đầu. Con ngƣời là trung tâm của mọi sự phát triển, là tác giả của mọi thành quả, trong đó có việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.

Ban giám đốc là cán bộ quản lý cao cấp nhất trong doanh nghiệp. Vai trò của ngƣời lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện sự kết hợp một cách tối ƣu và hài hoà các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó sẽ tạo đƣợc kết quả kinh doanh cao, giảm đƣợc các chi phí không cần thiết. Vai trò của ngƣời lãnh đạo quản lý còn thể hiện ở việc quyết định chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện chúng. Có thể nói, mọi sự thành bại của doanh nghiệp đều do ngƣời lãnh đạo tạo ra.

Với vai trò quan trọng nhƣ vậy nên khả năng, trình độ hiểu biết của các thành viên trong Ban giám đốc có ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một ban giám đốc có trình độ và kinh nghiệm sẽ tổ chức quản lý

doanh nghiệp một cách khoa học, hiệu quả. Sự năng động, sáng tạo của cán bộ quản lý cấp cao sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng. Ngƣời quản lý giỏi là ngƣời biết chớp thời cơ và quyết đoán trong mọi trƣờng hợp. Ban giám đốc đầy đủ phẩm chất nhƣ vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngƣợc lại, một Ban giám đốc không đủ năng lực và nhất là không có đạo đức sẽ không đủ khả năng lãnh đạo doanh nghiệp, thậm chí đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản, giải thể. Đồng thời đội ngũ cán bộ các phòng ban chuyên môn làm công tác kinh doanh là những nhân tố quan trọng vì chiến lƣợc kinh doanh của cấp quản lý có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ đội ngũ cán bộ cấp dƣới nhất là đội ngũ cán bộ chuyên môn. Vì vậy đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình hoạt động.

1.2.3.2 Nguồn lực vật chất, kỹ thuật và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học:

Trong mọi nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm, bao giờ cũng cần phải có các yếu tố: sức lao động, tƣ liệu sản xuất và vốn. Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động đƣợc tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhƣ: máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, phƣơng tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sáng chế, chi phí cải tạo đất… Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị đạt trình độ kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, việc đổi mới tài sản cố định trong các doanh nghiệp trở thành vấn đề sống còn. Các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đang phải thử thách, đọ sức trên thị trƣờng hàng hoá trong nƣớc và hàng hoá nhập ngoại. Trong cuộc cạnh tranh đó, tất yếu sẽ không thể có chỗ đứng cho những doanh nghiệp mà hàng hóa của họ kém phẩm chất, không phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, giá bán cao một cách không phù hợp. Vì thế, một trong những lối thoát có tính then chốt của các doanh nghiệp này là phải đổi mới máy móc, thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ. Đổi mới tài sản cố định là cách

duy nhất để có đƣợc năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt, giá cả hạ từ đó có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Đổi mới tài sản cố định còn là một nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất nhƣ: hạ thấp hao phí năng lƣợng, giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lƣơng… Trong kinh doanh, việc tăng cƣờng đổi mới trang thiết bị đƣợc coi là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trƣờng hàng hoá mà cả thị trƣờng. Những ý nghĩa nêu trên đã khẳng định đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới trang thiết bị là một đòi hỏi tất yếu khách quan mang tính quy luật trong nền sản xuất kinh doanh hàng hoá và trong điều kiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật.

Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp còn bao gồm khả năng về tài chính. Vốn lƣu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trƣớc về tài sản lƣu động và tài sản lƣu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục. Vốn lƣu động thƣờng xuyên luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lƣu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất. Vốn lƣu động của doanh nghiệp dựa theo nguồn hình thành có thể chia ra các loại vốn sau: nguồn vốn lƣu động thông qua phát hành cổ phiếu, nguồn vốn đi vay. Việc chia vốn lƣu động của doanh nghiệp ra thành các loại vốn nói trên nhằm tạo khả năng để doanh nghiệp xem xét và quyết định huy động tối ƣu các nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên ổn định và cần thiết tƣơng ứng với qui mô kinh doanh nhất định. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, “trƣờng vốn” là những doanh nghiệp luôn chủ động trong kinh doanh, có khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng tài chính, tự bổ xung và huy động vốn của doanh nghiệp.

1.2.3.3 Trình độ quản lý và tổ chức tiêu thụ hàng hoá:

Trong hoạt động kinh doanh, dự trữ là khâu cần thiết khách quan để đảm bảo cho hàng hoá đƣợc bán ra thƣờng xuyên, liên tục, giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh, quá trình kinh doanh không bị đứt đoạn, không bỏ lỡ

các cơ hội kinh doanh. Song dự trữ có ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí, do đó nó ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải xác định đƣợc mức dự trữ sản phẩm, hàng hoá tối ƣu. Cần phải dự trữ ở mức hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ, đảm bảo cung cấp hàng hoá kịp thời khi có nhu cầu đồng thời tiết kiệm chi phí, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngƣợc lại, dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí vốn kinh doanh. Nếu lƣợng dự trữ quá lớn sẽ gây tồn đọng vốn, tăng chi phí và làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu dự trữ thiếu sẽ không đảm bảo lƣợng hàng hoá bán ra, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận và làm đứt đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức dự trữ hợp lý là luôn đảm bảo đủ hàng bán ra, kịp cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu chủng loại mặt hàng. Đồng thời không để tình trạng ứ đọng hàng, chậm luân chuyển, ảnh hƣởng đến tốc độ chu chuyển vốn, làm tăng chi phí lƣu thông và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Yêu cầu đặt ra đối với việc dự trữ hàng hoá là phải đảm bảo toàn vẹn giá trị sử dụng của hàng hoá, không để giảm chất lƣợng hàng hoá. Nếu yêu cầu này không đƣợc thực hiện tốt sẽ làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng hàng hoá bán ra, làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tìm cách tối thiểu hoá chi phí hao hụt bảo quản để tránh tăng chi phí lƣu thông.

Thực tế kinh doanh trên thị trƣờng, giá cả không ổn định, các doanh nghiệp phải dự đoán đƣợc hƣớng tăng giảm của nhu cầu thị trƣờng, đồng thời tiên lƣợng sự biến động giá cả trong thời gian tới đối với từng loại mặt hàng để có kế hoạch dự trữ phù hợp, đúng thời cơ. Có thể nói rằng đây là một nghệ thuật kinh doanh. Nếu dự đoán đúng thời cơ thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sẽ cao và ngƣợc lại. Trong thực tiễn nền kinh tế thị trƣờng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chỉ dự trữ vừa phải để đảm bảo hàng hoá bán ra rồi lại quay vòng vốn, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.

1.2.3.4 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin:

Một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng cần phải nắm thật rõ ràng và chính xác về thị trƣờng mình đang kinh doanh, mặt hàng mà

doanh nghiệp đang sản xuất và tiêu thụ, vấn đề chính sách của Nhà nƣớc… Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống cung cấp và xử lý thông tin thật tốt. Có nhƣ vậy, hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới dần cải thiện và ngày một tăng lên.

Thật vậy, trong một doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin cần đƣợc đảm bảo thông suốt, nhanh chóng và đáng tin cậy. Một nhà quản trị của doanh nghiệp cần phải trao đổi thông tin với nhiều đối tƣợng khác nhau. Nếu quá trình này không đƣợc thực hiện có hiệu quả thì doanh nghiệp khó có thể hoàn thành đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Thông thƣờng nhà quản trị nhận thông tin từ cấp trên, đồng nghiệp và cấp dƣới. Ngƣợc lại nhà quản trị phải thông báo cho họ biết những kế hoạch, dự kiến sẽ thực hiện trong tƣơng lai. Hệ thông hoạt động tốt sẽ giúp cả hai bên nắm đƣợc đầy đủ thông tin về thông tin cần phải làm, dẫn đến hiệu quả công việc cao, năng suất làm việc tốt… Nếu không nắm vững thông tin sẽ bị tuột ra khỏi vòng quay của quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả tất yếu là làm giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Trong suốt quá trình kinh doanh, việc thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác sẽ có ảnh hƣởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh. Bởi mỗi một doanh nghiệp là một guồng máy, nếu đƣợc những thông tin tổng hợp kịp thời sẽ làm cho việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp đƣợc trôi chảy, khả năng cung ứng cũng nhƣ bán hàng đƣợc nâng cao, góp phần vào việc tăng doanh số, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Cơ chế thị trƣờng có những khó khăn riêng, nếu doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng thích hợp sự vận động của hàng hoá mình kinh doanh, nắm chắc những thông tin về nhu cầu của thị trƣờng để tiêu thụ hàng hoá một cách linh hoạt, chủ động. Đồng thời, kết hợp tốt các mối quan hệ với sản xuất, tài chính ngân hàng, giá cả thị trƣờng… thì doanh nghiệp có thể tránh đƣợc những rủi ro trong kinh doanh, qua đó phấn đấu đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại tổng công ty thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ petec (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)