1.3.1 Đặc trƣng của mặt hàng xăng dầu
Xăng dầu có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, Xăng dầu là một loại chất lỏng dễ bay hơi nên không bảo quản đƣợc lâu và là nhiên liệu đốt nên dễ gây cháy nổ, có độ rủi ro cao trong quá trình vận chuyển, lƣu kho và sử dụng. Do tính chất vật lý đặc biệt của xăng dầu, việc bảo quản, vận chuyển, mua bán theo những điều kiện nhất định với những tiêu chuẩn chặt chẽ nên việc kinh doanh xăng dầu cũng phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải có những ràng buộc về năng lực, quy mô và trình độ tối thiểu bắt buộc.
Thứ hai, Xăng dầu là mặt hàng chiến lƣợc, có vai trò chi phối đến tất cả các ngành trong nền kinh tế và đời sống xã hội dân cƣ. Bên cạnh là nguồn nhiên liệu dùng cho tiêu dùng của dân cƣ, xăng dầu còn là nguồn nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp khác nhƣ: ngành dệt may, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nhiên liệu cho các ngành khác nhƣ: dầu nhờn, nhựa đƣờng, chất tổng hợp… Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cho sản xuất và đời sống ngày càng lớn và liên tục tăng.
Thứ ba, Xăng dầu là hàng hóa có vai trò quan trọng. Xăng dầu là loại năng lƣợng chƣa thể thay thế đƣợc. Xăng dầu còn là hàng hóa đặc biệt bởi vì xăng dầu cũng là năng lƣợng phục vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh. Vì vậy, xăng dầu là hàng hóa hình thành và phát triển nhƣ thị trƣờng các hàng hóa khác, các quan hệ cung – cầu và giá cả là yếu tố quyết định thị trƣờng xăng dầu. Mặt khác, vì là hàng hóa đặc biệt nên các quốc gia đều có chính sách, quy hoạch, chiến lƣợc về sản xuất, tiêu thụ và dự trữ xăng dầu cho nƣớc mình nhằm ổn định sản xuất và tiêu thụ, chống lại các cơn sốt xăng dầu của thế giới.
Thứ tƣ, đây là mặt hàng có độ nhạy cảm rất cao, mọi sự thay đổi giá sẽ có tác động trực tiếp tới hoạt động của đất nƣớc trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, sản xuất, đời sống xã hội. Sự gia tăng về giá xăng dầu tạo áp lực gây ra lạm phát. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu nhƣ tất cả các nghành kinh tế khác nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ kéo theo đầu ra sản
phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hƣởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.
Thứ năm, xăng dầu là mặt hàng vừa nhập khẩu, vừa mua từ trong nƣớc, nhƣng giá cả lại phụ thuộc lớn vào sự tăng, giảm giá trên thế giới. Một sự gia tăng mạnh giá xăng dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với nền kinh tế.
Thứ sáu, đây là mặt hàng thƣờng xuyên biến động do rất nhiều yếu tố trong đó phải kể đến chính sách về giá dầu của OPEC. Các quyết định cũng nhƣ chính sách của OPEC nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia thành viên, song lại ảnh hƣởng rất lớn và làm biến động nền kinh tế toàn cầu thông qua sự điều chỉnh về giá cũng nhƣ lƣợng cung dầu.
1.3.2 Lợi ích của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại TCT Petec
Nhu cầu xăng dầu trong nƣớc của Việt Nam ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu hiện tại của nƣớc ta năm 2015 vào khoảng 21,94 triệu tấn. Theo dự báo của Bộ Công Thƣơng, nhu cầu xăng dầu đến năm 2020 của Việt Nam vào khoảng 35 – 36,2 triệu tấn/năm. Trong khi đó, năng lực chế biến các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam còn hạn chế. Dù Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2010, nhƣng Nhà máy hay gặp sự cố, và có giai đoạn tạm dừng hoạt động để bảo trì kéo dài hơn 2 tháng. Hơn nữa, Nhà máy chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng khoảng 60%.
Trong những năm qua Tổng công ty Petec luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao: đảm bảo đúng, đủ số lƣợng, chủng loại và chất lƣợng xăng dầu, góp phần quan trọng bình ổn giá cả thị trƣờng theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho Tổng công ty Petec, mà còn góp phần to lớn vào sự phát triển của xã hội:
Thứ nhất, kinh doanh xăng dầu là cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. Kinh doanh xăng dầu đúng thời điểm sẽ đem lại nguồn cung ổn định cho thị trƣờng, nhất là những lúc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngƣng hoạt động. Đồng thời, nó
cũng tạo động lực buộc nhà sản xuất trong nƣớc không ngừng cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng của các mặt hàng xăng dầu.
Thứ hai, kinh doanh xăng dầu hiệu quả sẽ mang lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho Tổng công ty. Hơn thế nữa, kinh doanh xăng dầu luôn đóng góp một nguồn thu ổn định và lớn cho ngân sách Nhà nƣớc thông qua hoạt động nộp thuế.
Thứ ba, kinh doanh góp phần tạo việc làm và nâng cao mức sống của ngƣời lao động. Kinh doanh xăng dầu cũng vậy, quá trình kinh doanh xăng dầu cũng qua nhiều khâu, vì thế có thể tạo điều kiện cho nhiều ngƣời tham gia, tạo công ăn việc làm cho nhiều ngƣời.
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec còn bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn bởi những nguyên nhân khách quan nhƣ giá dầu biến động và những diễn biến phức tạp của thị trƣờng xăng dầu thế giới những năm gần đây tác động tới nền kinh tế toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Bên cạnh đó, Chính phủ liên tục điều chỉnh giá của các sản phẩm xăng dầu theo diễn biến giá cả xăng dầu trên thị trƣờng thế giới. Hơn thế, các chính sách thƣơng mại quốc tế trong nƣớc, cơ chế hành chính, thủ tục hải quan còn chƣa thông thoáng, còn nhiều khâu, yêu cầu nhiều giấy phép và xuất trình nhiều giấy tờ qua nhiều Bộ ngành gây khó khăn cho công ty tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Nguyên nhân chủ quan là do tiềm lực của công ty còn nhiều hạn chế. Về vốn, vốn tự có của công ty còn khá nhỏ, chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của nhân viên kinh doanh chƣa cao, số lƣợng nhân viên trong phòng kinh doanh thiếu, không đủ nhân viên để đi làm thủ tục giao nhận với các kho, đặc biệt tại các kho gửi hàng.
Trong công tác nghiên cứu thị trƣờng, công ty chƣa chủ động tìm kiếm đầu mối và đa dạng hóa đối tác, vẫn phụ thuộc vào thị trƣờng truyền thống. Ngoài ra, công ty còn thiếu những cơ sở vật chất nhƣ chƣa có phƣơng tiện vận chuyển tàu biển, phải đi thuê của các hàng tàu, nên làm tăng chi phí. Đồng thời, kho dự trữ bảo quản hàng không đủ, sức chứa kho hạn chế ảnh hƣởng đến chiến lƣợc và quá trình kinh doanh của Tổng công ty.
Chính vì những lí do trên, trong thời gian tới, vấn đề cấp thiết của Tổng công ty Petec là phải ngày càng nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh xăng dầu.
1.4 Kinh nghiệm từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt Nam, Petrolimex luôn giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng nội địa. Petrolimex cung cấp đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hiện nay, có 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố. Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, trong số khoảng 13.500 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu 2.170 cửa hàng hiện diện trên khắp cả nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng hóa dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhƣng có ý nghĩa chính trị - xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần của cả nƣớc. Tính chung trên phạm vi cả nƣớc và căn cứ sản lƣợng xăng dầu thực xuất bán tại thị trƣờng nội địa năm 2015, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng gần 50% .
Mặc dù, trong năm 2015 giá xăng dầu đã trải qua 12 lần giảm giá, nhƣng Petrolimex vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 3.138 tỷ đồng, công ty mẹ đạt 2.142 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao hơn tới 37 lần so với mức lợi nhuận 2014. Mức lợi nhuận cao đến từ nhiều nguyên nhân, cụ thể nhƣ:
Thứ nhất, sản lƣợng xuất bán xăng dầu tại thị trƣờng trong nƣớc tăng 8% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh của một số công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực hóa dầu, nhiên liệu bay, các xí nghiệp xăng dầu cũng đạt lợi nhuận khá so với năm 2014. Ngoài ra, các khoản trích lập dự phòng do tác động của biến động xăng dầu giảm cũng góp phần làm lợi nhuận của đơn vị gia tăng.
Thứ hai, ở nƣớc ngoài Petrolimex thành lập ba công ty con gồm: Công ty TNHH MTV Petrolimex tại Singapore, tại Lào và tại Campuchia. Petrolimex
Singapore có nhiệm vụ chủ yếu là phát triển kinh doanh xăng dầu chuyển khẩu, nghiên cứu thị trƣờng và tìm kiếm đối tác để đảm bảo nguồn cho Tổng công ty; đồng thời phát triển kinh doanh thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ khác xoay quanh xăng dầu. Lãnh đạo Petrolimex nhận thấy đƣợc Singapore là một trung tâm dầu khí của thế giới nên việc thành lập Công ty Petrolimex Singapore là sự phát triển theo đúng định hƣớng chiến lƣợc của TCT. Lợi ích to lớn mà Petrolimex Singapore đem lại đó là: Tổng công ty không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung trong nƣớc. Hơn thế nữa, với nguồn hàng dồi dào và giá cả tƣơng đối rẻ tại Singapore, Petrolimex sẽ thu đƣợc nguồn lợi lớn từ kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, việc có một trụ sở đặt tại Singapore sẽ hỗ trợ Tổng công ty trong vấn đề nghiên cứu thị trƣờng dầu mỏ, tạo đƣợc mối quan hệ tốt với nhiều đầu mối xăng dầu trên thế giới, nắm bắt một cách nhanh chóng thông tin, giá cả dầu mỏ toàn cầu (Petrolimex, 2009).
Thứ hai, Tập đoàn Petrolimex còn thành lập các công ty vận tải đƣờng thủy và đƣờng bộ ở các tỉnh, thành phố nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ cho hoạt động vận tải của Tổng công ty. Lợi ích đem lại từ hệ thống vận tải này làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu và chủ động trong việc vận chuyển xăng dầu từ nƣớc ngoài về Việt Nam. Vì vậy, có một đội tàu vận tải xăng dầu riêng hỗ trợ không nhỏ trong việc duy trì ổn định nguồn hàng, cũng nhƣ duy trì và mở rộng mạng lƣới khách hàng trong nƣớc.
Hơn thế nữa, một lợi thế lớn mà Petrolimex có đƣợc đó chính là hệ thống kho bể với sức chứa trên 1.700.000 m3 đƣợc phân bổ dọc theo chiều dài đất nƣớc đảm bảo dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trƣờng gồm Tổng kho xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Tổng kho xăng dầu Thƣợng Lý (Hải Phòng), Tổng kho xăng dầu Nhà Bè (Hồ Chí Minh), Cụm kho xăng dầu Miền Trung (Phú Khánh – Bình Định – Đà Nẵng – Nghệ An), Miền Tây Nam Bộ (Cần Thơ), Cụm kho Xăng dầu B12 (Quảng Ninh)…Các vị trí kho xăng dầu đặt tại vị trí thuận lợi nên đã thu hút lƣợng khách hàng lớn tại khu vực. Đồng thời, với sức chứa khổng lồ trên giúp cho hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty tiến hành trôi chảy và hiệu quả hơn rất nhiều; do khi giao dịch với nƣớc ngoài, họ luôn ƣu tiên giao dịch với các lô
lớn (khoảng trên 150.000 m3), ƣu tiên cho tàu lớn vào cập cầu bốc hàng (khoảng 22.000 m3). Vì vậy, trong khi các đầu mối xăng dầu nhỏ mua từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất với giá cao chấp nhận bán lỗ trong thời gian dài, thì Petrolimex tìm kiếm nguồn hàng từ nƣớc ngoài với giá thấp hơn, mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn.
Tóm lại, chƣơng 1 đã trình bày một cách tổng quát các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ hệ thống các chỉ tiêu đo lƣờng, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chƣơng 1 đã đƣa ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu nhằm làm nền tảng cho chƣơng 2 đánh giá thực trạng và cũng là cơ sở để chƣơng 3 đƣa ra các giải pháp cụ thể. Đồng thời, qua kinh nghiệm thực tế của Petrolimex cũng giúp Tổng công ty Petec có định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TỔNG CÔNG TY PETEC TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Petec
Lịch sử hình thành và phát triển
- Thông tin khái quát
Với tầm nhìn cho những năm tiếp giai đoạn 2016-2020 với những bƣớc đi kiên quyết đột phá, đổi mới toàn diện và tăng tốc phát triển. Tổng công ty đã đƣa ra sứ mệnh về việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lƣợng cao theo nguyên tắc thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng vì lợi ích đôi bên.
Tên tiếng Việt : TÔNG CÔNG TY THƢƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƢ – CÔNG TY CỔ PHẦN
Tên tiếng Anh: PETEC TRADING AND INVESTMENT CORPORATION
Tên viết tắt : PETEC
Vốn điều lệ : 2.600.000.000.000 đồng
Điện thoại : (08) 3930 3633 – (08) 3930 3299
Địa chỉ : 194 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Fax : (08) 3930 5686 – (08) 3930 5991
Website : www.petec.com.vn - Những cột mốc đáng nhớ
Ngày 12/10/1981: Công ty Nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật dầu khí (PETECHIM), tiền thân của Tổng công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ – CTCP (PETEC) đƣợc thành lập theo Quyết định số 1140 BNgT/TCCB của Bộ Ngoại thƣơng (nay là Bộ Công Thƣơng)để thực hiện kế hoạch nhập khẩu thiết bị vật tƣ, kỹ thuật dầu khí.
Năm 1989: Công ty Nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật dầu khí (PETECHIM) đƣợc đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu dầu khí (PETECHIM) để bổ sung, mở rộng hoạt động của mình trong các lĩnh vực nhập khẩu và kinh
doanh phân bón, xuất khẩu gạo và nông sản, nhập khẩu vàng, nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu và các hàng hóa khác.
Ngày 23 tháng 09 năm 1994: Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng)đã ra Quyết định số 1180/TM-TCCB đổi tên Công ty XNK dầu khí (PETECHIM) thành Công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ (PETEC).
Thực hiện quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển giao nguyên trạng Công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ PETEC từ Bộ Công Thƣơng về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ; Quyết định số 0881/QĐ-BCT ngày 12/02/2010 của Bộ Công Thƣơng về việc chuyển Công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ (PETEC) thuộc Bộ Công Thƣơng về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Quyết định số 555/QĐ- DKVN ngày 05/3/2010 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc tiếp nhận Công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ PETEC từ Bộ Công Thƣơng về làm đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thƣơng và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký biên bản bàn giao Công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ PETEC về làm đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 31/3/2010.
Ngày 30 tháng 07 năm 2010, Công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ PETEC đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ PETEC theo Quyết định số 1440/QĐ-DKVN ngày 18 tháng 6 năm