5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện công nghệ thông tin
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã có tác động tích cực đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm thay đổi cả lối sống, tƣ duy và phong cách làm việc của con ngƣời. Vì thế, việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh đã trở thành xu thế tất yếu. Đó cũng là con đƣờng ngắn nhất và hiệu quả nhất để giành lấy lợi thế cạnh tranh của BIDV Hải Dƣơng. Mặt khác, hầu hết các sản phẩm mới của Chi nhánh đã, đang và sẽ đƣợc triển khai đều bị chi phối bởi công nghệ thông tin nhƣ: Sản phẩm Visa card, master card, IBMB… Vì thế, để có thể phát triển sản phẩm mới, chuyển dịch tỷ trọng thu ngoài dịch vụ và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chi nhánh cần phải triển khai một số vấn đề sau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghệ:
- BIDV Hải Dƣơng chỉ là một Chi nhánh của BIDV Việt Nam, nên các chiến lƣợc nâng cấp công nghệ cho Chi nhánh đều do phía trên hội sở đề ra. Vì thế, việc của Chi nhánh là phải tiến hành một cách nhanh chóng việc lắp đặt và sử dụng các công nghệ khi có chủ trƣơng. Ngoài ra, quan trọng là Chi nhánh phải biết nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ. Công nghệ cao mà hiệu suất sử dụng thấp thì sẽ gây rất nhiều lãng phí, ngƣợc lại, công nghệ trung bình là hiệu suất cao sẽ rất tiết kiệm và thậm chí còn bù đắp đƣợc việc thiếu hụt công nghệ.
- Chi nhánh cần củng cố và phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, gồm có: Tài khoản cá nhân kết hợp với những dịch giá trị gia tăng nhƣ trả lƣơng, thẻ, sao kê, trả các hoá đơn dịch vụ, tài khoản đầu tƣ
tự động, thẻ liên kết, sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bảo hiểm, phát triển các tiện ích của máy ATM,…
- Bên cạnh lắp đặt các thiết bị công nghệ, Chi nhánh cần tăng cƣờng công tác đào tạo, chuẩn hoá về trình độ công nghệ thông tin cho toàn bộ các cán bộ nhân viên trong cơ quan, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tác nghiệp nhằm tăng hiệu quả làm việc và chất lƣợng phục vụ khách hàng. Đây là công việc đòi hỏi ƣu tiên cao do nó ảnh hƣởng trực tiếp hiệu quả khai thác công nghệ. Tuy nhiên, đào tạo phải đƣợc coi là một quá trình thƣờng xuyên và liên tục bởi vì sự phát triển nhanh và không ngừng của khoa học công nghệ.
- Cải tiến quy trình nghiệp vụ từ trên xuống dƣới nhằm tạo sự phù hợp về công nghệ mới cho Chi nhánh. Những nghiệp vụ không còn phù hợp nên có sự cải tiến hoặc cắt giảm, khuyến khích việc áp dụng công nghệ mới vào các nghiệp vụ.
- Triển khai công nghệ nhƣng Chi nhánh cần có các kế hoạch phát triển hệ thống bảo mật, đảm bảo an ninh mạng, an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình và cho khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển dịch vụ và sự tin tƣởng của khách hàng khi sử dụng. Ngoài ra, Chi nhánh nên có cán bộ chuyên trách về công việc bảo vệ mạng nhằm chuyên môn hoá hơn, trách tình trạng khi có sự cố phải nhờ đến chuyên gia bên ngoài, tạo ra sự trì trệ trong công việc chung.
Tóm lại, việc áp dụng công nghệ thông tin giúp BIDV Hải Dƣơng nâng cao chất lƣợng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vấn đề là Chi nhánh sẽ áp dụng công nghệ đến đâu để tạo ra những đột phá trong cạnh tranh.
4.2.4. Nhóm giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng đối với hoạt động dịch vụ, nhất là lĩnh vực tài chính, Ngân hàng, khi mà thị trƣờng tài chính Việt Nam đã và đang phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Một đội ngũ lao động
đƣợc tuyển dụng, đào tạo và trả lƣơng hợp lý là cơ sở cho các Ngân hàng khai thác tối ƣu những nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Câu hỏi đƣợc đặt ra là làm thế nào để xây dựng đƣợc một nguồn nhân lực tốt cho BIDV Hải Dƣơng. Sau đây là một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển đội ngũ nhân lực tại Chi nhánh nói chung và bộ phận KHCN nói riêng:
* Có chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao
Theo Michael L.Schnell, chủ tịch ngân hàng thứ nhất của Mỹ, chìa khoá dẫn đến thành công của họ là tuyển đƣợc nhân viên tốt. Biết là vậy nhƣng, việc tuyển chọn nhân viên phải đúng ngƣời, đúng cách. Để thu hút đƣợc nguồn nhân lực này thì BIDV Hải Dƣơng cần phải thực hiện những việc nhƣ sau:
+ Thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển; Công khai hoá thông tin thi tuyển nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau, để tránh tình trạng tuyển dụng từ các mối quan hệ. Đặc biệt, Chi nhánh cần cân đối, xem xét nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng ở từng vị trí không chỉ ở hiện tại mà cả những đòi hỏi trong tƣơng lai; Cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng trên cơ sở tuyển ngƣời theo công việc, tránh chạy theo bằng cấp dẫn đến tình trạng thừa thiếu giữa các bộ phận.
+ Tạo ra những chính sách ƣu đãi để thu hút nhân tài về làm việc cho Chi nhánh. Đặc biệt chú trọng đến việc thu hút nhân tài ngay từ khi họ còn ngồi trên giảng đƣờng bằng các chính sách học bổng, tài trợ có ràng buộc. Ƣu tiên tuyển dụng những sinh viên đạt bằng giỏi, xuất sắc, thủ khoa các trƣờng đại học.
+ Bên cạnh việc đánh giá trình độ chuyên môn của đối tƣợng tuyển dụng, Chi nhánh cần chú trọng một số điều kiện khác để đáp ứng với nhu cầu của thời đại nhƣ: trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, độ nhạy bén trong việc giải quyết vấn đề, khả năng làm việc theo nhóm…
* Tạo môi trường làm việc tốt và có chính sách đãi ngộ hợp lý
- Môi trƣờng làm việc đƣợc coi là một nét văn hoá cho mỗi Ngân hàng. Môi trƣờng làm việc tốt là ở đó đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động, sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở, thẳng thắn, chân thực, mối quan hệ giữa các nhân viên có sự hoà đồng, giúp đỡ lẫn nhau vì sự phát triển chung toàn Ngân hàng. Đấy chính là cơ sở cho việc nâng cao chất lƣợng kinh doanh của Chi nhánh. Môi trƣờng đó sẽ khiến ngƣời lao động luôn cảm thấy vui vẻ, tự hào về công việc và Ngân hàng của mình. Vì thế sẽ cống hiến hết mình và có trách nhiệm cao hơn với công việc.
- Đối với ngƣời lao động luôn mong muốn hai điều, đó là thu nhập cao và cơ hội thăng tiến tốt. Vì vậy, đi kèm với việc tuyển dụng đƣợc đội ngũ nhân viên tốt, Chi nhánh cần có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm giữ nhân tài và tạo động lực làm việc cho nhân viên. Chi nhánh cần xây dựng một khung lƣơng, một cơ chế lƣơng phù hợp. Hiện nay, Chi nhánh đã tiến hành trả lƣơng trên cơ sở lợi nhuận hoạt động. Tuy nhiên, Chi nhánh cần có những điều chỉnh nhằm hạn chế rủi ro của mình và đánh giá đúng khả năng thẩm định cho vay cho nhân viên, bằng cách lợi nhuận của mỗi nhân viên tạo ra cần phải phân tích trong tƣơng quan với mức sinh lời và các rủi ro tiềm ẩn.
* Tăng cường việc đào tạo và đào tạo lại các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh
- Chi nhánh đã tổ chức các đợt kiểm tra nghiệp vụ theo định kỳ 6 tháng một lần nhằm đảm bảo lực lƣợng lao động tinh thông nghiệp vụ chung. Tuy nhiên hiệu quả chƣa thực sự cao vì chƣa có sự sàng lọc và chế độ thƣởng phạt hợp lý. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần xây dựng một chế độ hợp lý nhằm khuyến khích nhân viên trong việc học hỏi và nâng cao trình độ, gắn liền với lƣơng, thƣởng, chức vụ và quyền lợi. Đƣa những ngƣời có tài, đáp ứng những đòi hỏi của công việc lên nắm giữ những chức vụ quan trọng, tránh tính trạng lên chức theo thời gian công tác. Đặc biệt có những hình thức phạt hợp lí đối với những nhân viên không đáp ứng đƣợc yêu cầu đã đặt ra.
- BIDV Hải Dƣơng đã tạo điều kiện cho nhân viên học lên cao hoặc học thêm các kỹ năng bằng việc cho đi học nhƣng vẫn hƣởng lƣơng. Tuy nhiên, trong thời gian tới Chi nhánh cần bổ sung thêm các chính sách hƣớng nghiệp và đào tạo cho nhân viên nhƣ việc định hƣớng cho nhân viên cần phải học thêm gì, học nhƣ thế nào để không có sự chồng chéo trong lịch học của nhân viên, dẫn đến thiếu ngƣời trong một số bộ phận. Ngoài ra, Chi nhánh có thể tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, trao đổi các hoạt đông nghiệp vụ lẫn nhau. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ…
- Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần chú ý đến đạo đức của ngƣời lao động. Hoạt động Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi ngƣời lao động phải đặt trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu. Đây chính là yếu tố tạo nên niềm tin nơi khách hàng. Vì thế, Chi nhánh cần phải thƣờng xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, kỷ luật nghiêm khắc những cá nhân có hành vi sai phạm, khen thƣởng những cá nhân có biểu hiện tốt, tạo nên phong trào văn hoá lành mạnh trong cơ quan.
4.2.5. Nhóm những giải pháp khác
- Phải chấp hành nghiêm túc các quy định, thể lệ hoạt động của toàn ngành Ngân hàng. Không vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng.
- Xác định tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đặt vấn đề quản lý rủi ro tín dụng trong các chiến lƣợc trung dài hạn, xem đây là điều kiện bắt buộc, là thƣớc đo để đánh giá năng lực cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển của chính Ngân hàng.
- Ngân hàng phải luôn tự đổi mới và hoàn thiện trên cơ sở nắm bắt kịp thời thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng thẩm định, xóa bỏ quan niệm sai lầm cho vay chỉ cần có tài sản đảm bảo.
- Phối hợp với các Ngân hàng không những trong cùng hệ thống mà cả ở ngoài hệ thống, thông qua hoạt động trên thị trƣờng liên Ngân hàng, thƣờng xuyên trao đổi thông tin kinh nghiệm hoạt động. Đặc biệt Ngân hàng phải chủ động hợp tác thiết thực với trung tâm thông tin tín dụng, nhằm trao đổi và nắm bắt những thông tin kịp thời, phục vụ cho việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng mình.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước
* Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ
Quy trình tố tụng hiê ̣n nay mất rất nhiều thời gian , chi phí tốn kém , đề nghị Chính phủ có biện pháp hỗ trợ để ngân hàng có thể chủ động trong xử lý tài sản để thu hồi nợ có hiệu quả .
Để việc xử lý thu hồi nợ đƣợc nhanh gọn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng nhƣ khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi đƣợc nợ từ các tài sản đảm bảo.
Đối với các cá nhân đã rời khỏi nơi cƣ trú, bỏ trốn, phải xử lý, phát mại tài sản nhƣng không tìm đƣợc ngƣời mua do nền kinh tế chƣa phục hồi, khách hàng không dám mạo hiểm đầu tƣ hoặc khách hàng không hợp tác trong việc xử lý phát mại tài sản thu hồi nợ. Đề nghị Chính phủ tiếp tục có những biện pháp tích cực hỗ trợ.
* Phát triển hệ thống thông tin công khai giữa các ngân hàng
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh
tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, CIC cần phải tiếp tục mở rộng cả quy mô thông tin và chất lƣợng thông tin cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Cần có thời gian để ngân hàng chuyển đổi trước khi áp dụng các chính sách mới
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trƣờng kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tƣơng lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nƣớc không đƣợc thông báo trƣớc thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với chính sách mới.
Do vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nƣớc phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc.
4.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
- Tăng cƣờng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà Nƣớc. Mục tiêu công tác thanh tra của Nhà nƣớc là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
- NHNN cần nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới để từ đó xác định đƣợc mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Việc áp dụng quy định phân loại nợ mới (thông tƣ 02) thay thế 493 bắt đầu từ năm 2014 sẽ làm tỷ lệ cơ cấu các nhóm nợ thay đổi, tỷ lệ nợ nhóm
2, nợ xấu tăng cao do năm 2012 ngân hàng áp dụng các biện pháp cơ cấu nợ cho khách hàng theo chỉ đạo tại NQ13 của Chính phủ, công văn 2056 NHNN, công văn 1018 BIDV. Vì vậy đề nghị NHNN cần loại trừ những khách hàng đƣợc áp dụng các biện pháp hỗ trợ của ngân hàng theo công văn 2056 NHNN và công văn 1018 BIDV đảm bảo công bằng.
4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
* Chấp thuận, phê duyệt xử lý rủi ro cho chi nhánh đối với các hồ sơ chi nhánh trình duyệt
Đề nghị HSC quan tâm và sớm xem xét phê duyệt những hồ sơ phê duyệt tín dụng, hồ sơ xử lý nợ xấu, khởi kiện và những hồ sơ khác khi chi nhánh trình duyệt.
* Xử lý tổn thất trong công tác cấp tín dụng
Do giá trị tài sản trên số dƣ nợ của khách hàng nợ xấu tại BIDV - Chi nhánh Hải Dƣơng thấp nên sau quá trình xử lý nợ xấu, sau khi thu hồi nợ bằng các biện pháp tại Chi nhánh sẽ còn dƣ nợ không thu đƣợc nhƣng không còn giá trị tài sản đảm bảo do giá trị tài sản khi phát mại sẽ thấp hơn nhiều so