Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 50 - 56)

CHƢƠNG III : DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu và kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây ta có:

Biến phụ thuộc: Hiệu quả hoạt động: HQ(performance)

Hiệu quả hoạt động là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào. yếu tố nguồn lực đầu vào bao gồm: lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn. Kết quả đầu ra thƣờng đƣợc biểu hiện bằng giá trị tổng sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận.

Mục tiêu chính của một doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận hoặc tăng sản xuất kinh doanh, bằng cách đạt đƣợc mở rộng nhanh chóng trong thị phần thống trị. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng những thay đổi trong môi trƣờng, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Ngày nay, công nghệ thông tin phải là một trong nhiều doanh nghiệp. Đó là khó khăn để đạt đƣợc tính cạnh tranh lợi thế và một số tồn tại mà không thông qua hoặc thực hiện tiến độ này trong các sản phẩm công nghệ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống sử dụng rộng rãi nhất là thông tin kế toán hệ trong thống thông tin, đặc biệt trong khía cạnh báo cáo tài chính (Marriot và Marriot, 2000; Riemenschneider và Mykytyn Jr năm 2000 và Ismail, 2007).

Romney và Steinbart (2000) xác định một hệ thống thông tin kế toán là "một hệ thống xử lý dữ liệu và giao dịch cung cấp cho ngƣời dùng với thông tin mà họ cần lập kế hoạch, kiểm soát và hoạt động kinh doanh của họ. Ở đây, hệ thống thông tin kế toán đƣợc xem nhƣ là một hệ thống giúp quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát quy trình bằng cách cung cấp thông tin liên quan và đáng tin cậy cho việc ra quyết định. Nó cho thấy kế toán với chức năng hệ thống thông tin không chỉ nhằm mục đích đƣa ra các báo cáo tài chính mà nó vƣợt ra ngoài vai trò quan điểm truyền thống này. Hệ thống thông tin kế toán đƣợc sử dụng để lập kế hoạch và quản lý hoạt động kinh doanh. Nó cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một cơ chế kiểm soát nhƣ ngân sách. Vì vậy, việc áp dụng đầy đủ của hệ thống là điều cần thiết để đạt đƣợc đầy đủ lợi ích của hệ thống.

Nhìn chung, số liệu tài chính kế toán thƣờng đƣợc định nghĩa là thông tin chuẩn bị cho ngƣời dùng bên ngoài nhƣ các chủ nợ, các nhà đầu tƣ và nhà cung cấp. Tuy nhiên, chức năng của nó cũng có thể đƣợc mở rộng để bao gồm cung cấp các nhà quản lý với các dữ liệu hữu ích cho việc ra các quyết định hay thƣờng đƣợc gọi là kế toán quản trị. Cả hai thông tin: thông tin tài chính và kế toán quản trị từ các nguồn dữ liệu giống nhau; chỉ khác biệt trong cách trình bày các dữ liệu. Trong kế toán quản trị, thông tin đƣợc thu thập, tổng hợp và trình bày một cách duy nhất yêu cầu của Ban Giám đốc. Điều này sẽ cho phép các nhà quản lý ngay lập tức xác định vị trí thông tin có ích cho họ. Ngoài ra, trong kế toán tài chính, báo cáo này đƣợc chuẩn bị phù hợp để hƣớng dẫn của nhà quản lý.

Phân tích hiệu quả hoạt động là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, nhà quản trị cần phải thƣờng xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để phát hiện kịp thời những mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động của doanh nghiệp từ đó đƣa ra các quyết định kinh doanh thích hợp nhằm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả giúp cho doanh nghiệp nhận thấy đƣợc tiềm năng kinh doanh của mình, trên cơ sở đó có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có để đạt đƣợc kết quả cao nhất trong kinh doanh.

Trong quá trình phân tích, kết quả phân tích là cơ sở chính xác nhất giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể xây dựng đƣợc các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cũng nhƣ lựa chọn các phƣơng án kinh doanh hiệu quả nhất.

Kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây, hiệu quả hoạt động đƣợc đo lƣờng trên các chỉ tiêu: lợi nhuận trên tài sản (ROA = LNST/Tổng TS), chỉ tiêu này cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ hay lƣợng tài sản; lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE = LNST/ Vốn CSH) cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn và tỷ lệ BEP (BEP = EBIT/Tổng TS), chỉ số này đo lƣờng lợi nhuận sử dụng trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Các biến độc lập của mô hình:

Hệ thống là một tập hợp các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau và cùng thực hiện một số mục tiêu nhất định.

Hệ thống thông tin là một hệ thống do con ngƣời tạo ra thƣờng bao gồm một tổ hợp máy tính để thu thập, lƣu trữ và quản lý dữ liệu để cung cấp các thông tin đầu ra cho ngƣời sử dụng.

Hệ thống thông tin quản lý (MSI) là một hệ thống thông tin để trợ giúp thực hiện các chức năng hoạt động của một tổ chức và trợ giúp quá trình ra quyết định thông qua việc cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị.

Hệ thống thông tin kế toán (AIS ): là một cấu phần đặc biệt của hệ thống thông tin quản lý, nhằm thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính. Hệ thống thông tin kế toán có những ảnh hƣởng rất lớn đến tần suất xảy ra gian lận và sai sót tại các doanh nghiệp, trong đó đáng kể nhất là mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và vai trò của nhà quản lý trong kế toán.

Saira Hharuddin et al., (2010) cho rằng AIS đƣợc tính bằng các doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán, việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán đã tăng đáng kể lợi nhuận và hiệu quả của doanh nghiệp.

H1: Hệ thống thông tin kế toán có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Quy mô doanh nghiệp đã đƣợc thực nghiệm tại một số bài nghiên cứu sự tác động đến cấu trúc vốn cũng nhƣ lợi nhuận của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bằng lôgarit (log) của tổng tài sản (Wei Xu, 2005). Theo Penrose (1959), các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ tận dụng đƣợc tính kinh tế theo quy mô, giảm đƣợc chi phí trung bình của mỗi sản phẩm nhờ vào việc gia tăng số lƣợng sản phẩm và điều này sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có thể tận dụng đƣợc ƣu thế của mình chi phối đƣợc thị trƣờng và vì vậy các doanh nghiệp lớn sẽ có lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ (Shepherd, 1986). Quy mô doanh nghiệp tƣơng quan cùng chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp (Joshua Abor, 2005).

Saira Hharuddin et al., (2010) cho thấy, có mối quan hệ thuận giữa quy mô doanh ghiệp và hiệu quả hoạt động. Baard, V.C. và Van den Berg, A.(2004), Ari Kokko và Fredrik Sjohholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

H2: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động.

Thời gian hoạt động (AGE): Thời gian của doanh nghiệp đƣợc tính kể từ khi thành lập đến năm 2013. Các nghiên cứu của Panco, R.và Korn, H.(1999), Henri k Hansen et al., (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

H3: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động.

Đòn bẩy nợ (DB): Dựa vào lý thuyết đại diện (agency theory) để lập luận rằng, đòn bẩy tài chính tăng sẽ làm mức độ thông tin kê toán tăng lên, có mối quan hệ tới hiệu quả hoạt động. Cũng theo lý thuyết đại diện, khi nhà quản trị mong muốn giảm chi phí kiểm tra, đánh giá của các chủ nợ, họ sẽ cung cấp nhiều thông

tin hơn. Ettredge (2002) cho thấy sự ảnh hƣởng thuận chiều giữa đòn bẩy nợ và thông tin kế toán, đòn bẩy nợ đƣợc tính bằng tổng số nợ phải trả trên tổng tài sản; còn Alsaeed (2006) chỉ ra mối quan hệ giữa đòn bẩy nợ và hiệu quả hoạt động.

H4: Đòn bẩy nợ có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động.

Khả năng thanh toán (TT): Investopedia định nghĩa khả năng thanh toán là khả năng đáp ứng các chỉ tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lƣợng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển. Khả năng thanh toán đƣợc tính bằng tỷ số giữa tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ phải trả ngắn hạn, khả năng thanh toán cao thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp tốt hơn. Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao sẽ tiết lộ thông tin nhiều hơn để tăng cƣờng hình ảnh của doanh nghiệp hơn là những doanh nghiệp có khả năng thanh toán hiện hành kém hơn. Tuy nhiên, theo lý thuyết đại diện cho rằng các doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp hơn có thể cung cấp thông tin nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin của các chủ nợ và cổ đông.

H5: Khả năng thanh toán có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động.

Chất lượng công ty kiểm toán (KT): Mục đích của hoạt động kiểm toán là phát hiện các sai phạm trọng yếu do gian lận và sai sót nên sự tồn tại của hoạt động kiểm toán thƣờng xuyên trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế khả năng tồn tại các vấn đề này. Tác động của hoạt động kiểm toán đối với vấn đề gian lận không chỉ ở góc độ phát hiện mà còn có tác động có tính chất “ngăn ngừa”.

Theo DeAngelo (1981), để đảm bảo uy tín của các công ty kiểm toán lớn trên thị trƣờng thì các công ty kiểm toán này sẽ công bố thông tin một cách minh bạch, chất lƣợng và kết quả kiểm toán rõ rang đúng theo tiêu chuẩn công bố thông tin.

Nghiên cứu của DeAngelo (1981) cho rằng công ty kiểm toán có quy mô lớn thƣờng có chất lƣợng đƣợc đánh giá bởi thị trƣờng cao hơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ.

H6: Chất lƣợng công ty kiểm toán có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động.

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu (GROW): Lý thuyết tín hiệu cho rằng, doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao có khả năng sẽ công bố nhiều thông tin hơn.

Fama và French (1998) cho rằng tốc độ tăng trƣởng doanh thu đo bằng tỷ lệ doanh thu năm hiện hành so với năm trƣớc và doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao sẽ công bố thông tin nhiều hơn, hiệu quả hoạt động khả quan hơn.

Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu và cấu trúc vốn đƣợc đề cập bởi bài nghiên cứu của Barton và Gordon (1987). Đối với doanh nghiệp tăng trƣởng tốt thì doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng nợ để tài trợ nhiều hơn là sử dụng vốn. Ngƣợc lại, Ross (1999) lại cho rằng các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao hơn thì sử dụng nợ ít hơn các doanh nghiệp có sự tăng trƣởng thấp.

Tăng trƣởng doanh thu có thể đại diện cho triển vọng tăng trƣởng và cơ hội đầu tƣ. Theo Jean J.Chen (2004) cho rằng trong những nghiên cứu tại các nƣớc phát triển thì tỷ lệ tăng trƣởng đƣợc đo bằng chi phí của doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu – phát triển và chi phí cho hoạt động quảng cáo tiếp thị, nhƣng do số liệu này khó có thể thu thập trong điều kiện các doanh nghiệp tại nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam nên tỷ lệ tăng trƣởng đƣợc đo lƣờng bởi tỷ lệ thay đổi doanh thu.

Một số bài nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ tăng trƣởng với lợi nhuận của doanh nghiệp nhƣ Claessens (2002), Joshua Abor (2005), Maury (2006), King và Santor (2008). Ngoài ra, Capon (1990) đã chỉ ra cụ thể mối quan hệ cùng chiều giữa sự tăng trƣởng tài sản và sự tăng trƣởng doanh thu với lợi nhuận của doanh nghiệp.

H7: Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)