Tổng quan về hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 33)

2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử dụng của nó (có thể hiểu là lợi nhuận thu đƣợc sau quá trình sản xuất kinh doanh). Khái niệm này dễ lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự tăng trƣởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Điều này chỉ đúng trên mức độ biến động theo thời gian.

Hiệu quả kinh doanh đƣợc chia làm hai loại:

 Hiệu quả cá biệt là hiệu quả tính riêng cho từng bộ phận, từng nguồn lực.

 Hiệu quả tổng hợp là xem xét góc độ toàn doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh (H)= Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào

Chỉ tiêu trên thể hiện hiệu quả bỏ ra 1 đơn vị chi phí đầu vào thì thu đƣợc bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu ra. (H) càng lớn chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao. Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu kinh doanh.

Nhƣ vậy, từ lý luận trên: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt đƣợc kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp nhất”.

2.2.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động là mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hƣớng tới. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế; chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỉ lệ giữa “đầu ra” và “đầu vào”sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề đƣợc đặt ra là trong các giá trị đạt đƣợc thì các giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm

trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng nhƣ những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Nhƣ vậy có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới hạn, là thƣớc đo, là căn cứ, là cái mốc để xác định ranh giới có hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả nào đó.

Xét về lý thuyết, bản chất khái niệm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, song công thức khái niệm hiệu quả kinh tế cũng chƣa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả kinh tế, mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể. Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phƣơng pháp cận biên ngƣời ta hay so sánh các chỉ tiêu nhƣ doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên. Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trƣớc làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp.

Nguyễn Ngọc Diệp và Nguyễn Anh Phong (2013) cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hiệu lực với nền kinh tế xã hội tài chính. Tuy nhiên, hiệu ứng đƣợc gọi để thực hiện cho tài chính đƣợc đo bằng nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn với tỷ lệ dƣới đây:

 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số cho thấy việc sử dụng cho việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là tỷ lệ phần trăm để cho thấy lợi nhuận dự kiến đầu tƣ cho chủ sở hữu, do đó, nếu chỉ số này cao hơn có nghĩa là hiệu suất kinh doanh đã đƣợc sử dụng, sử dụng các nguồn lực đầu vào phù hợp. Chỉ số ROE càng cao, càng chứng tỏ tính hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn của cổ đông, có nghĩa doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn. Ngƣợc lại, nếu chỉ số này thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tƣ.

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

 Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): ROA là tỷ số đo bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. Chỉ số này cho thấy việc sử dụng vốn theo hai loại: vốn cố định cho thấy thông qua các tài sản cố định và vốn lƣu động thông qua các tài sản lƣu động. Trong trƣờng hợp công ty quản lý tốt; có chính sách đầu tƣ, chính sách bán hàng, lợi nhuận hợp lý về vốn, sẽ tạo ra lợi nhuận cao, nâng cao năng lực cho việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

 Thu nhập trƣớc lãi vay và thuế (Ebit) trên tổng tài sản (BEP): BEP là tỷ số đo bằng EBIT trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

BEP = EBIT / Tổng tài sản

2.3 Lý luận chung về ngành xây dựng và bất động sản của các công ty niêm yết 2.3.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán 2.3.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua – bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Chức năng cơ bản của thị trƣờng:

 Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế

 Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng

 Tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán

 Giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô

Thị trƣờng chứng khoán đƣợc chia làm 2 dạng: Thị trƣờng sơ cấp là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành, thị trƣờng này thƣờng hoạt động không liên tục và thị trƣờng thứ cấp là nơi trao đổi mua bán các chứng khoán đã đƣợc phát hành trên thị trƣờng sơ cấp, thị trƣờng này hoạt động liên tục.

Theo quy định tại thông tƣ 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính về hƣớng dẫn công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán đƣợc quy định nhƣ sau:

Công bố thông tin định kỳ

Tổ chức niêm yết công bố thông tin về Báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận.

Tổ chức niêm yết phải lập và công bố thông tin về Báo cáo tài chính bán niên (06 tháng đầu năm tài chính) đã đƣợc soát xét bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận theo Chuẩn mực kiểm toán về công tác soát xét Báo cáo tài chính trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận ký báo cáo soát xét. Thời hạn công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên đã đƣợc soát xét không quá bốn mƣơi lăm (45) ngày, kể từ ngày kết thúc sáu (06) tháng đầu năm tài chính. Trƣờng hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của một tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì thời hạn công bố thông tin về Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp đã đƣợc soát xét và Báo cáo tài chính bán niên của công ty mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên là sáu mƣơi (60) ngày, kể từ ngày kết thúc sáu (06) tháng đầu năm tài chính.

Báo cáo tài chính bán niên kèm theo toàn bộ Báo cáo công tác soát xét Báo cáo tài chính bán niên phải công bố trên trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn và trên phƣơng tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch) và phải đƣợc lƣu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất mƣời (10) năm tiếp theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tƣ tham khảo.

Tổ chức kiểm toán thực hiện soát xét Báo cáo tài chính bán niên phải là tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận đã đƣợc chọn để kiểm toán Báo cáo tài chính năm của tổ chức niêm yết.

Tổ chức niêm yết công bố thông tin về Báo cáo tài chính quý trong thời hạn hai mƣơi (20) ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Trƣờng hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì phải công bố thông tin về Báo cáo tài chính quý của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính tổng hợp trong thời hạn bốn mƣơi lăm (45) ngày, kể từ ngày kết thúc quý.

Trƣờng hợp Báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán và Báo cáo tài chính bán niên đƣợc soát xét có các ý kiến ngoại trừ/lƣu ý thì công ty phải công bố thông tin về giải trình đối với các ý kiến ngoại trừ/lƣu ý đó.

Công bố thông tin bất thƣờng

Tổ chức niêm yết phải thực hiện công bố thông tin bất thƣờng trong thời hạn hai mƣơi bốn (24) giờ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tƣ và khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

 Công ty bị tổn thất tài sản có giá trị từ mƣời phần trăm (10%) vốn chủ sở hữu trở lên tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đã đƣợc kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét;

 Quyết định/Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ; góp vốn có giá trị từ mƣời phần trăm (10%) trở lên tổng tài sản của công ty vào một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mƣơi phần trăm (50%) trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp; thông qua hợp đồng vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn năm mƣơi phần trăm (50%) tổng giá trị tài sản tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đƣợc kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét;

 Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị về việc mua, bán tài sản có giá trị lớn hơn mƣời lăm phần trăm (15%) tổng tài sản của công ty tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đƣợc kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét;

 Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị hoặc văn bản của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (đối với những trƣờng hợp cần đƣợc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền) về việc đóng mở công ty trực thuộc, chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện;

 Khi giá chứng khoán niêm yết của công ty (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết) tăng trần hoặc giảm sàn từ mƣời (10) phiên liên tiếp trở lên;

 Khi có giải trình liên quan đến các số liệu tài chính do công ty phải công bố thông tin theo quy định của pháp luật khác với số liệu tài chính tại Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán.

Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin bất thƣờng trong thời hạn bảy mƣơi hai (72) giờ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tƣ và kể từ khi đƣợc chấp thuận hoặc bị hủy bỏ niêm yết tại SGDCK nƣớc ngoài.

Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin về các sự kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty và trên các phƣơng tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết). Nội dung công bố thông tin bất thƣờng phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có).

2.3.2 Tổng quan về ngành xây dựng

Trên thế giới, ngành xây dựng luôn đƣợc coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam cũng vậy, khi tổng kết bức tranh kinh tế toàn cảnh ngƣời ta thƣờng chú ý tới ba chỉ số: việc sử dụng đất đai, việc sử dụng lao động và sản lƣợng.

Theo báo cáo tổng kết 2013, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn Ngành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 770,41 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nƣớc và đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trƣởng kinh tế của năm 2013.

Tỷ lệ đô thị hóa cả nƣớc tiếp tục tăng, đạt khoảng 33,47%, trong đó 79% dân số đô thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch thông qua hệ thống cấp nƣớc tập trung, 84% rác thải đô thị đƣợc thu gom và xử lý.

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đạt 100% và tỷ lệ quy hoạch phân khu/quy hoạch chi tiết 1/2000 đạt 70% (tăng 10% so với năm 2012). Đặc biệt, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đã tăng thêm 0,6m2 sàn/ngƣời, đạt 19,6m2 sàn/ngƣời; cả nƣớc có khoảng 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tƣơng đƣơng với khoảng 20 nghìn căn hộ; tổng sản lƣợng xi măng tiêu thụ khoảng 61 triệu tấn, đạt 107,5% so với kế hoạch năm.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành xây dựng

Nhân tố xã hội: Nguồn nhân lực của ngành xây dựng là một vấn đề hiện nay vì đang thiếu lao động ngành, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra.

Thuận lợi đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là một ngành đang đƣợc đánh giá hấp dẫn, có thể sử dụng vag thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ thông đến kỹ sƣ, thạc sĩ.

Bên cạnh những thuận lợi,nguồn nhân lực xây dựng cũng đang có nhiều khó khăn: thứ nhất, đa số lực lƣợng lao động trong ngành đến từ nông thôn, nên nhiều lao động chƣa qua đào tạo bài bản, thậm chí chƣa qua đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chƣa cao; thứ hai là chế độ tiền lƣơng chƣa hợp lý nên chƣa thu hút đƣợc cán bộ kỹ thuật giỏi có tay nghề cao; thứ ba là công tác đào tạo nguồn nhân lực không theo kịp yêu cầu của thị trƣờng và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động làm theo công trình.

Nhân tố chính trị: Các nghị định đƣợc thay đổi liên tục, điều này làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc áp dụng và quản lý.

Hiện nay, ngày càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nƣớc ngoài, hợp tác vì vậy cần có những chính sách cũng nhƣ những văn bản hƣớng dẫn cụ thể để vấn

đề đầu tƣ xây dựng cởi mở và thông thoáng hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tƣ và chiến lƣợc phát triển lâu dài cho ngành xây dựng.

Nhân tố kinh tế: Các nguyên vật liệu, tƣ liệu sản xuất của ngành vật liệu xây dựng chủ yếu là những sản phẩm chụi ảnh hƣởng rất lớn về vấn đề giá cả so với thị trƣờng thế giới. Chỉ một biến động nhỏ diễn ra trên thị trƣờng thế giới ít nhiều cũng ảnh hƣởng tới giá cả nguyên vật liệu trên thị trƣờng Việt Nam. Ngành xây dựng luôn bị ảnh hƣởng bởi các biến động về tỉ giá và lạm phát, vì thế cần có sự bảo đảm về giá của Chính Phủ để giúp ngành xây dựng không có những biến động bất ngờ.

Nhân tố công nghệ: Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì vậy vấn đề phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật luôn mang đến những thành công nhất định. Có khoa học công nghệ mới chúng ta sẽ bắt kịp với tốc độ tăng trƣởng của thế giới về kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng.

Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay

Nhƣ đã đề cập ở trên, hiện nay ngành xây dựng đang phát triển khá mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 33)