Lý luận chung về ngành xây dựng và bất động sản của các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 35)

2.3.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua – bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Chức năng cơ bản của thị trƣờng:

 Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế

 Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng

 Tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán

 Giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô

Thị trƣờng chứng khoán đƣợc chia làm 2 dạng: Thị trƣờng sơ cấp là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành, thị trƣờng này thƣờng hoạt động không liên tục và thị trƣờng thứ cấp là nơi trao đổi mua bán các chứng khoán đã đƣợc phát hành trên thị trƣờng sơ cấp, thị trƣờng này hoạt động liên tục.

Theo quy định tại thông tƣ 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính về hƣớng dẫn công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán đƣợc quy định nhƣ sau:

Công bố thông tin định kỳ

Tổ chức niêm yết công bố thông tin về Báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận.

Tổ chức niêm yết phải lập và công bố thông tin về Báo cáo tài chính bán niên (06 tháng đầu năm tài chính) đã đƣợc soát xét bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận theo Chuẩn mực kiểm toán về công tác soát xét Báo cáo tài chính trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận ký báo cáo soát xét. Thời hạn công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên đã đƣợc soát xét không quá bốn mƣơi lăm (45) ngày, kể từ ngày kết thúc sáu (06) tháng đầu năm tài chính. Trƣờng hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của một tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì thời hạn công bố thông tin về Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp đã đƣợc soát xét và Báo cáo tài chính bán niên của công ty mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên là sáu mƣơi (60) ngày, kể từ ngày kết thúc sáu (06) tháng đầu năm tài chính.

Báo cáo tài chính bán niên kèm theo toàn bộ Báo cáo công tác soát xét Báo cáo tài chính bán niên phải công bố trên trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn và trên phƣơng tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch) và phải đƣợc lƣu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất mƣời (10) năm tiếp theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tƣ tham khảo.

Tổ chức kiểm toán thực hiện soát xét Báo cáo tài chính bán niên phải là tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận đã đƣợc chọn để kiểm toán Báo cáo tài chính năm của tổ chức niêm yết.

Tổ chức niêm yết công bố thông tin về Báo cáo tài chính quý trong thời hạn hai mƣơi (20) ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Trƣờng hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì phải công bố thông tin về Báo cáo tài chính quý của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính tổng hợp trong thời hạn bốn mƣơi lăm (45) ngày, kể từ ngày kết thúc quý.

Trƣờng hợp Báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán và Báo cáo tài chính bán niên đƣợc soát xét có các ý kiến ngoại trừ/lƣu ý thì công ty phải công bố thông tin về giải trình đối với các ý kiến ngoại trừ/lƣu ý đó.

Công bố thông tin bất thƣờng

Tổ chức niêm yết phải thực hiện công bố thông tin bất thƣờng trong thời hạn hai mƣơi bốn (24) giờ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tƣ và khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

 Công ty bị tổn thất tài sản có giá trị từ mƣời phần trăm (10%) vốn chủ sở hữu trở lên tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đã đƣợc kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét;

 Quyết định/Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ; góp vốn có giá trị từ mƣời phần trăm (10%) trở lên tổng tài sản của công ty vào một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mƣơi phần trăm (50%) trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp; thông qua hợp đồng vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn năm mƣơi phần trăm (50%) tổng giá trị tài sản tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đƣợc kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét;

 Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị về việc mua, bán tài sản có giá trị lớn hơn mƣời lăm phần trăm (15%) tổng tài sản của công ty tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đƣợc kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét;

 Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị hoặc văn bản của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (đối với những trƣờng hợp cần đƣợc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền) về việc đóng mở công ty trực thuộc, chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện;

 Khi giá chứng khoán niêm yết của công ty (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết) tăng trần hoặc giảm sàn từ mƣời (10) phiên liên tiếp trở lên;

 Khi có giải trình liên quan đến các số liệu tài chính do công ty phải công bố thông tin theo quy định của pháp luật khác với số liệu tài chính tại Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán.

Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin bất thƣờng trong thời hạn bảy mƣơi hai (72) giờ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tƣ và kể từ khi đƣợc chấp thuận hoặc bị hủy bỏ niêm yết tại SGDCK nƣớc ngoài.

Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin về các sự kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty và trên các phƣơng tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết). Nội dung công bố thông tin bất thƣờng phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có).

2.3.2 Tổng quan về ngành xây dựng

Trên thế giới, ngành xây dựng luôn đƣợc coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam cũng vậy, khi tổng kết bức tranh kinh tế toàn cảnh ngƣời ta thƣờng chú ý tới ba chỉ số: việc sử dụng đất đai, việc sử dụng lao động và sản lƣợng.

Theo báo cáo tổng kết 2013, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn Ngành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 770,41 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nƣớc và đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trƣởng kinh tế của năm 2013.

Tỷ lệ đô thị hóa cả nƣớc tiếp tục tăng, đạt khoảng 33,47%, trong đó 79% dân số đô thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch thông qua hệ thống cấp nƣớc tập trung, 84% rác thải đô thị đƣợc thu gom và xử lý.

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đạt 100% và tỷ lệ quy hoạch phân khu/quy hoạch chi tiết 1/2000 đạt 70% (tăng 10% so với năm 2012). Đặc biệt, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đã tăng thêm 0,6m2 sàn/ngƣời, đạt 19,6m2 sàn/ngƣời; cả nƣớc có khoảng 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tƣơng đƣơng với khoảng 20 nghìn căn hộ; tổng sản lƣợng xi măng tiêu thụ khoảng 61 triệu tấn, đạt 107,5% so với kế hoạch năm.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành xây dựng

Nhân tố xã hội: Nguồn nhân lực của ngành xây dựng là một vấn đề hiện nay vì đang thiếu lao động ngành, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra.

Thuận lợi đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là một ngành đang đƣợc đánh giá hấp dẫn, có thể sử dụng vag thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ thông đến kỹ sƣ, thạc sĩ.

Bên cạnh những thuận lợi,nguồn nhân lực xây dựng cũng đang có nhiều khó khăn: thứ nhất, đa số lực lƣợng lao động trong ngành đến từ nông thôn, nên nhiều lao động chƣa qua đào tạo bài bản, thậm chí chƣa qua đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chƣa cao; thứ hai là chế độ tiền lƣơng chƣa hợp lý nên chƣa thu hút đƣợc cán bộ kỹ thuật giỏi có tay nghề cao; thứ ba là công tác đào tạo nguồn nhân lực không theo kịp yêu cầu của thị trƣờng và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động làm theo công trình.

Nhân tố chính trị: Các nghị định đƣợc thay đổi liên tục, điều này làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc áp dụng và quản lý.

Hiện nay, ngày càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nƣớc ngoài, hợp tác vì vậy cần có những chính sách cũng nhƣ những văn bản hƣớng dẫn cụ thể để vấn

đề đầu tƣ xây dựng cởi mở và thông thoáng hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tƣ và chiến lƣợc phát triển lâu dài cho ngành xây dựng.

Nhân tố kinh tế: Các nguyên vật liệu, tƣ liệu sản xuất của ngành vật liệu xây dựng chủ yếu là những sản phẩm chụi ảnh hƣởng rất lớn về vấn đề giá cả so với thị trƣờng thế giới. Chỉ một biến động nhỏ diễn ra trên thị trƣờng thế giới ít nhiều cũng ảnh hƣởng tới giá cả nguyên vật liệu trên thị trƣờng Việt Nam. Ngành xây dựng luôn bị ảnh hƣởng bởi các biến động về tỉ giá và lạm phát, vì thế cần có sự bảo đảm về giá của Chính Phủ để giúp ngành xây dựng không có những biến động bất ngờ.

Nhân tố công nghệ: Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì vậy vấn đề phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật luôn mang đến những thành công nhất định. Có khoa học công nghệ mới chúng ta sẽ bắt kịp với tốc độ tăng trƣởng của thế giới về kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng.

Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay

Nhƣ đã đề cập ở trên, hiện nay ngành xây dựng đang phát triển khá mạnh mẽ, về nhân sự cũng nhƣ vốn đầu tƣ, trình độ của các công ty, chính vì điều này mà họ đã cho ra các công trình thế kỷ, Việt Nam ngày càng có nhiều các kỹ sƣ giỏi đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì ngành xây dựng cũng gặp những khó khăn:

Thứ nhất, nguồn nhân lực tuy đầy đủ nhƣng hầu hết là những lao động phổ thông chƣa đƣợc đào tạo hoặc đào tạo chƣa bài bản.

Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng.

Để tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hƣởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lƣợc, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới.

2.3.3 Tổng quan về ngành bất động sản

Thị trƣờng bất động sản (BĐS) là một trong những thị trƣờng quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng vì thị trƣờng này liên quan trực tiếp tới một lƣợng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng nhƣ giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nƣớc có khác nhau nhƣng thƣờng chiếm trên dƣới 40% lƣợng của cải vật chất của mỗi nƣớc. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.

Theo thống kê, ở các nƣớc phát triển lƣợng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng BĐS chiếm trên 80% trong tổng lƣợng vốn cho vay. Vì vậy, phát triển đầu tƣ, kinh doanh BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Lịch sử hình thành ngành BĐS tại Việt Nam: chia làm 6 giai đoạn chính

Trƣớc năm 1990

Thời kỳ này kinh tế chƣa phát triển, quỹ đất còn nhiều, quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm, do đó nhu cầu về sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc chƣa cao. Trong giai đoạn này hầu nhƣ không tồn tại thị trƣờng bất động sản. Các giao dịch bất động sản trong thời gian này chỉ là các giao dịch ngầm, phi thị trƣờng.

Cơn sốt lần thứ nhất (1993-1994)

Thị trƣờng Bất động sản Việt Nam đã có “Cơn sốt lần thứ nhất” - diễn ra trong hai năm (1993-1994), trong đó thị trƣờng bất động sản đặc biệt “sốt” mạnh ở phân khúc đất và quyền sử dụng đất. Nguyên nhân là do nhu cầu nhà ở, đất ở của dân cƣ và đất để sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, nhất là ở các đô thị, mà quan hệ chuyển nhƣợng, mua bán đất đai trong dân cƣ đã xuất hiện từ những năm trƣớc khi luật đất đai (1993) ra đời.

Trƣớc tình hình thị trƣờng sốt nóng, nhà nƣớc đã can thiệp vào thị trƣờng bằng 2 nghị định là Nghị định số 18 và 87 về thuê đất, nhằm ngăn chặn hiện tƣợng đầu cơ. Theo đó, ngƣời sử dụng đất phải trả tiền hai lần ( tiền chuyển quyền sử dụng đất và tiền thuê đất ). Với sự tác động từ 2 nghị định trên đã buộc các nhà đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính để tham gia thị trƣờng phải bán tháo đất đai đang nắm giữ để trả tiền cho ngân hàng.

Làn sóng xả hàng của các nhà đầu cơ đã làm cho thị trƣờng ở trạng thái cung vƣợt cầu, thị trƣờng lao dốc. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế châu Á khởi nguồn từ Thái Lan đã làm cho một số dự án bất động sản của nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam đã thất bại, góp phần làm cho thị trƣờng suy thoái.

Cơn sốt lần thứ 2 ( 2001 – 2002)

Sau một thời gian dài bình lặng, từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động, tiếp đó giá cả tăng nhanh liên tục và đạt đỉnh cao vào khoảng quý II năm 2001.

Cơn sốt đất lần thứ hai diễn ra do ngƣời đầu tƣ dự đoán và đánh giá chủ trƣơng cho Việt kiều mua nhà và ban hành giá đất mới sẽ có triển vọng cho thị trƣờng nhà đất nên nhiều ngƣời đầu tƣ mua đất khắp nơi ở vùng ven.

Đóng băng lần thứ hai (2002 – 2006)

Từ cuối năm 2002 đến 2006 Thị trƣờng Bất động sản diễn ra trầm lắng, thậm chí “đóng băng” nhƣ nhiều ngƣời nhận xét. Thị trƣờng Bất động sản năm sau lạnh hơn năm trƣớc. Theo số liệu thống kê: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%!

Thị trƣờng tiếp tục lên cơn sốt vào năm 2001 – 2002, trƣớc thực trạng đó, nhà nƣớc một lần nữa ra tay điều tiết thị trƣờng bằng biện pháp hành chính với “ luật đất đai 2003” và “nghị định 181” hƣớng dẫn thi hành luật đất đai.

Nghị định 181 đã chấm dứt tình trạng “phân lô bán nền”. đã làm thị trƣờng nhà đất hạ nhiệt vì "đánh" trúng vào lợi ích tạo ra giá đầu cơ. Nhƣng vì phần lớn vốn đầu tƣ này là vốn nhàn rỗi của tƣ nhân nên nhu cầu phải bán nhanh thu hồi vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)