Dữ liệu và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 56)

3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu của nghiên cứu đƣợc lấy là dữ liệu thứ cấp của 32 doanh nghiệp xây dựng và 38 doanh nghiệp bất động sản trên sàn HOSE tính đến ngày 31/12/2013 (phụ lục 01 đính kèm). Số liệu đƣợc lấy để nghiên cứu trong 3 năm: 2011, 2012 và 2013; do đó số mẫu đƣợc lấy là 210 mẫu.

Các lý do để chọn mẫu nêu trên:

Thứ nhất, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu của hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, để thu thập thông tin về BCTC kiểm toán của doanh nghiệp tƣơng đối khó khăn, do đó nguồn dữ liệu đƣợc lấy chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, dựa trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

3.3.2 Mô hình nghiên cứu

Lần đầu tiên vào năm 1966, Viện Kế toán Công chứng Mỹ (AICPA) cho biết: "Kế toán thực sự là hệ thống thông tin và nếu hiểu chính xác hơn, kế toán là việc thực hành lý thuyết chung của thông tin trong lĩnh vực hoạt động kinh tế có hiệu quả, nó là một phần quan trọng của thông tin và đƣợc là trình bày dƣới dạng định lƣợng ".

Trong định nghĩa trên, kế toán là một phần của một hệ thống thông tin chung về một thực thể kinh tế. Boochholdt (1999) định nghĩa hệ thống thông tin kế toán theo hệ thống hoạt động chức năng thu thập dữ liệu, xử lý, phân loại và báo cáo sự kiện tài chính với mục đích cung cấp thông tin liên quan nhằm mục đích lƣu giữ và ra quyết định.

Gần đây một số nghiên cứu đã khẳng định rằng trƣờng hệ thống thông tin kế toán đóng một vai trò chủ động trong việc quản lý chiến lƣợc, hoạt động nhƣ một cơ chế cho phép chiến lƣợc tổ chức (Chenhall năm 2003; Gerdin và Greve, 2004).

Một số dự án nghiên cứu đã đƣợc tiến hành điều tra lý do tại sao các hệ thống thông tin hiện tại không thực hiện đầy đủ các yêu cầu của các nhà quản lý. Johnson và Kaplan (1987) lập luận rằng các yêu cầu của kế toán tài chính đang thống trị các yêu cầu của kế toán quản trị trong các công ty Mỹ.

Scapens et al. (1996) đã thực hiện một cuộc khảo sát kết hợp và nghiên cứu trƣờng hợp giữa các thành viên của CIMA (Certified Viện Kế toán quản trị, Vƣơng quốc Anh) và điều tra, ý kiến của Johnson và Kaplan cho rằng hệ thống kế toán quản trị yêu cầu đã bị chi phối bởi nhu cầu báo cáo bên ngoài. Họ đã kết luận rằng hệ thống thông tin hiện nay có cơ sở dữ liệu phong phú đáp ứng đƣợc cả nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Brown (1984) cho rằng, hầu hết các quyết định quản lý liên quan đến thủ tục chuẩn đoán hoặc dự đoán. Chẩn đoán trong quản lý ra quyết định liên quan đến việc gán hoàn cảnh cụ thể nhƣ nguyên nhân của các sự kiện trong quá khứ và đánh giá tính hợp lệ của những gán ghép.

Dự đoán trong quản lý ra quyết định liên quan đến việc dự báo sự xuất hiện của các sự kiện trong tƣơng lai theo hoàn cảnh cụ thể và đánh giá tính hợp lệ của các dự báo. Để chẩn đoán và dự đoán các loại thông tin khác nhau là cần thiết.

Từ những giả thuyết nêu trên tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu, xây dựng mô hình phân tích mức độ ảnh hƣởng là mô hình hồi quy tuyến tính, sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu nhƣ số trung bình, độ lệch chuẩn đƣợc sử dụng nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn HOSE.

Thông qua lƣợc khảo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004); Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo các nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Henrik Hansen et al. (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Các kỹ thuật mới trong phƣơng pháp kế toán đã làm thay đổi vai trò của hệ thống thông tin kế toán, giúp hạn chế và ngăn ngừa tốt hơn các gian lận và sai sót trong trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tăng cƣờng hiệu quả quản lý của DN (Sriram, 1995).

Modigliani và Miller (1958) cho rằng, cơ cấu vốn đã tạo ra sự quan tâm rất lớn giữa các nhà nghiên cứu tài chính. Họ lập luận hiệu quả của việc sử dụng chủ sở hữu là không liên quan đến giá trị của các công ty chứng khoán, tuy nhiên quan điểm thông thƣờng tin rằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm tăng giá trị của công ty. Rajan và Zingales (1995) thảo luận về các biện pháp kế toán khác nhau dựa trên các đòn bẩy và nội dung thông tin của họ. Họ cho rằng sự lựa chọn của biện pháp phải dựa trên các mục tiêu của phân tích.

Nghiên cứu của Dr.Amal Yassin Almajali et al. (2012) cho thấy chỉ số thanh khoản có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo DeAnglo (1981) và Malone (1993), để đảm bảo uy tín của các công ty kiểm toán lớn trên thị trƣờng thì các công ty kiểm toán này sẽ công bố thông tin một cách minh bạch, chất lƣợng và rõ rang, kết quả kiểm toán theo đúng tiêu chuẩn công bố thông tin kế toán. Do đó các nhà quản trị thƣờng chọn các công ty kiểm toán lớn, có uy tín để khẳng định tính minh bạch và chính xác của thông tin công bố.

Nguyễn Quốc Nghi (2010), đã cho thấy tốc độ tăng trƣởng doanh thu cũng là các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Từ các kết quả thực tế và trên cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

HQ = α0 + α1 AIS + α2SIZE + α3 AGE + α4DB + α5TT + α6KT + α7GROW + ɛ

Biến phụ thuộc là HQ : Hiệu quả hoạt động;

Hiệu quả hoạt động đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu: ROA, ROE và chỉ số BEP. Trong đó:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

BEP = EBIT/Tổng tài sản

Các biến độc lập:

AIS: Hệ thống thông tin kế toán; SIZE: Quy mô của doanh nghiệp;

AGE: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; DB: Đòn bẩy nợ;

TT: Khả năng thanh toán;

KT: Chất lƣợng công ty kiểm toán;

GROW: Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu; ɛ : Sai số ngẫu nhiên

Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu

Bảng – 3.1 Cách đo lƣờng các biến

Ký hiệu Nhân tố Đo lƣờng Dự kiến

ảnh hƣởng

AIS Hệ thống thông tin kế toán

Biến giả, nếu công ty tuân thủ đầy đủ các chỉ tiêu kế toán thì nhận giá trị là 1, ngƣợc lại nhận giá trị là 0

(+)

SIZE Quy mô doanh nghiệp

Logarite cơ số tự nhiên của tổng

tài sản (+)

AGE Thời gian hoạt động

Đƣợc tính từ khi thành lập đến

năm 2013 (+)

DB Đòn bẩy nợ Đòn bẩy nợ = Tổng nợ phải trả/

Tổng tài sản (+)

TT Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán = Tổng tài sản ngắn hạn / Tổng nợ phải trả ngắn hạn

(+)

KT Chất lƣợng công

ty kiểm toán

Biến giả, nếu công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 thì nhận giá trị là 1, ngƣợc lại nhận giá trị là 0 (+) GROW Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu Tốc độ trăng trƣởng = Tỷ lệ tăng doanh thu năm hiện hành so với năm trƣớc đó

(+)

Trong đó: (+) thuận chiều Nguồn: Tổng hợp của tác giả

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý thuyết đã nêu trong chƣơng 2, luận văn đã thiết kế nội dung nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán và thiết kế các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Luận văn đã nêu đƣợc các biến đƣợc chọn để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là nhân tố hệ thống thông tin kế toán. Kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây, luận văn đã đƣa ra ba yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động: ROA, ROE và BEP.

Dữ liệu nghiên cứu của luận văn là dữ liệu thứ cấp của 70 doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn HOSE tính đến ngày 31/12/2013 trong 3 năm: 2011, 2012 và 2013; do đó số mẫu đƣợc lấy là 210 mẫu. Đây cũng là cơ sở phục vụ cho việc phân tích và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả của doanh nghiệp đƣợc nêu ở chƣơng 4.

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.1 Một số phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

Phân tích mô tả

Phân tích mô tả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm.

Luận văn đi sâu vào thống kê mô tả đối với mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ: hệ thống thông tin kế toán, quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán hiện hành, chất lƣợng công ty kiểm toán và tốc độ tăng trƣởng doanh thu.

Phân tích tƣơng quan

Phân tích tƣơng quan dùng để kiểm định mối tƣơng quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình, giữa biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa biến độc lập với nhau.

Thông qua ma trận tƣơng quan và sử dụng hệ số tƣơng quan Pearson để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lƣợng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì giữa các biến có mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ.

Phân tích ANOVA

Phân tích Anova nhằm đƣa ra biến phụ thuộc phù hợp cho mô hình đối với mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động.

Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy tuyến tính dùng để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.

Dựa vào hệ số R2 cho biết mô hình hồi quy đƣợc xây dựng phù hợp đến mức nào, nhân tố nào có hệ số beta lớn hơn thì có thể nhận xét rằng nhân tố đó có mức độ ảnh hƣởng lớn hơn các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.

4.2 Trình bày kết quả nghiên cứu

Tác giả thu thập các dữ liệu từ báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán, các doanh nghiệp chạy liên tục trong 3 năm: 2011 – 2013. Tổng cộng có 70 doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu, thời gian nghiên cứu là 3 năm liên tục 2011 – 2013, do đó có 210 mẫu đƣợc nghiên cứu.

Bảng -4.1 Phân tích thống kê mô tả các biến

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng thống kê mô tả các biến ROA, ROE và BEP cho thấy về trung bình các biến dao động trong khoảng 2,36% đến 5,72%; độ lệch chuẩn dao động từ 5.04% đến 12.49%.

Nội dung Mẫu Cực tiểu Cực đại Trung

bình Độ lệch chuẩn ROA 210 -.16 .24 .0236 .05044 ROE 210 -.64 .49 .0532 .12495 BEP 210 -.15 1.33 .0572 .10625 AIS 210 .00 1.00 .8238 .38189 SIZE 210 7.44 18.14 13.9418 1.45847 AGE 210 3.00 22.00 9.9143 3.38478 DB 210 .03 2.09 .5768 .20144 TT 210 .09 30.74 2.3996 2.86667 KT 210 .00 1.00 .3190 .46722 GROW 210 -.95 3.35 .1189 .76186

Trong 3 biến nêu trên thì biến ROA có độ lệch chuẩn thấp nhất, điều này cho thấy nếu chọn biến ROA đại diện cho biến hiệu quả trong mô hình sẽ tốt hơn hai biến còn lại là ROE và BEP.

Biến AIS đo lƣờng khả năng thực hiện đầy đủ báo cáo bộ phận kế toán có giá trị trung bình là 0,82 cho thấy các công ty chọn mẫu đa phần có thực hiện đầy đủ các báo cáo.

Biến quy mô có giá trị trung bình là 13.94, độ lệch chuẩn là 1.46 là tƣơng đối nhỏ và có sự phân tán đáng kể trong mẫu. Trong đó quy mô doanh nghiệp cao nhất là 18,14 và nhỏ nhất là 7,44.

Biến tuổi có giá trị trung bình là 9.91 cho thấy các công ty chọn mẫu là đủ tin cậy về thời gian hoạt động để đánh giá ảnh hƣởng của thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động.

Biến đòn bẩy nợ đo lƣờng tổng nợ so tổng tài sản có giá trị trung bình là 57,68% cho thấy cơ cấu nợ các công ty chọn mẫu về trung bình là trên 50%, cho thấy phần lớn tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bởi tổng số nợ.

Biến khả năng thanh toán đo lƣờng tỷ số thanh toán ngắn hạn cho thấy về trung bình có giá trị là 2,39 cho biết các công ty trong nhóm chọn mẫu có khả năng thanh toán tốt.

Biến chất lƣợng công ty kiểm toán đo lƣờng chất lƣợng các công ty kiểm toán, nếu doanh nghiệp chọn các công ty kiểm toán trong nhóm Big4 (4 công ty kiểm toán có uy tín nhất) có giá trị là 1, trung bình chỉ số này là 0,32 cho thấy đa phần các doanh nghiệp chọn mẫu chọn các công ty kiểm toán không nằm trong nhóm Big4.

Biến tốc độ tăng trƣởng doanh thu có giá trị trung bình là 11,89% cho thấy các doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng doanh thu bình quân là 11,89% đây là mức tăng trƣởng khá tốt trong giai đoạn khó khăn.

Bảng – 4.2 Bảng ma trận hệ số tƣơng quan

AIS SIZE AGE DB TT KT GOWN

AIS 1.00 SIZE 0.15 1.00 AGE 0.15 0.25 1.00 DB 0.10 0.16 -0.20 1.00 TT -0.14 -0.18 0.03 -0.35 1.00 KT 0.18 0.18 0.15 -0.04 -0.04 1.00 GOWN -0.15 0.05 0.02 0.00 0.00 0.11 1.00

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng ma trận hệ số tƣơng quan các biến cho thấy các hệ số tƣơng quan đều có giá trị nhỏ về trị tuyệt đối đều nhỏ hơn 0,8 cho thấy các biến độc lập đƣa vào mô hình không có mối tƣơng quan nên không vi phạm hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Phân tích 3 mô hình đánh giá mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản niêm yết trên HOSE cho thấy trong 3 biến phụ thuộc là ROA, ROE và BEP cho thấy mô hình với biến ROA là tốt nhất vì có hệ số Sig=0,007, tức là các biến đƣa vào mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 99%; trong khi mô hình với các biến ROE và BEP không có ý nghĩa thống kê. Do vậy tác giả chọn mô hình với biến ROA trong mô hình đánh giá.

Bảng – 4.3 Bảng hệ số Sig trong phân tích ANOVA

Mô hình Hệ số Sig trong phân tích Anova

Mô hình với biến ROA 0,007

Mô hình với biến ROE 0,246

Mô hình với biến BEP 0,707

Nguồn: Tính toán của tác giả

duy nhất biến ROA có ý nghĩa thống kê ở mức 99% ( vì hệ số Sig = 0,007). Do vậy biến ROA đƣợc chọn làm biến phụ thuộc trong mô hình.

Bảng – 4.4 Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình

Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn ƣớc lƣợng

1 .502(a) .491 .460 .04891

a Biến độc lập: (Constant), GROW, AGE, TT, KT, AIS, SIZE, DB b Biến phụ thuộc: ROA

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.4 với hệ số R2 và hệ số R2 hiệu chỉnh dùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình.

Mô hình có hệ số R2

là 49,1% cho thấy các biến độc lập đƣa vào mồ hình giải thích đƣợc 49,1% cho biến ROA. Nhƣ vậy mức độ phù hợp của mô hình tƣơng đối cao.

Đồ thị - 4.1 Đồ thị PP-Plot

Nguồn: Tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)