Trên thế giới, ngành xây dựng luôn đƣợc coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam cũng vậy, khi tổng kết bức tranh kinh tế toàn cảnh ngƣời ta thƣờng chú ý tới ba chỉ số: việc sử dụng đất đai, việc sử dụng lao động và sản lƣợng.
Theo báo cáo tổng kết 2013, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn Ngành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 770,41 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nƣớc và đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trƣởng kinh tế của năm 2013.
Tỷ lệ đô thị hóa cả nƣớc tiếp tục tăng, đạt khoảng 33,47%, trong đó 79% dân số đô thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch thông qua hệ thống cấp nƣớc tập trung, 84% rác thải đô thị đƣợc thu gom và xử lý.
Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đạt 100% và tỷ lệ quy hoạch phân khu/quy hoạch chi tiết 1/2000 đạt 70% (tăng 10% so với năm 2012). Đặc biệt, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đã tăng thêm 0,6m2 sàn/ngƣời, đạt 19,6m2 sàn/ngƣời; cả nƣớc có khoảng 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tƣơng đƣơng với khoảng 20 nghìn căn hộ; tổng sản lƣợng xi măng tiêu thụ khoảng 61 triệu tấn, đạt 107,5% so với kế hoạch năm.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành xây dựng
Nhân tố xã hội: Nguồn nhân lực của ngành xây dựng là một vấn đề hiện nay vì đang thiếu lao động ngành, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra.
Thuận lợi đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là một ngành đang đƣợc đánh giá hấp dẫn, có thể sử dụng vag thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ thông đến kỹ sƣ, thạc sĩ.
Bên cạnh những thuận lợi,nguồn nhân lực xây dựng cũng đang có nhiều khó khăn: thứ nhất, đa số lực lƣợng lao động trong ngành đến từ nông thôn, nên nhiều lao động chƣa qua đào tạo bài bản, thậm chí chƣa qua đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chƣa cao; thứ hai là chế độ tiền lƣơng chƣa hợp lý nên chƣa thu hút đƣợc cán bộ kỹ thuật giỏi có tay nghề cao; thứ ba là công tác đào tạo nguồn nhân lực không theo kịp yêu cầu của thị trƣờng và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động làm theo công trình.
Nhân tố chính trị: Các nghị định đƣợc thay đổi liên tục, điều này làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc áp dụng và quản lý.
Hiện nay, ngày càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nƣớc ngoài, hợp tác vì vậy cần có những chính sách cũng nhƣ những văn bản hƣớng dẫn cụ thể để vấn
đề đầu tƣ xây dựng cởi mở và thông thoáng hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tƣ và chiến lƣợc phát triển lâu dài cho ngành xây dựng.
Nhân tố kinh tế: Các nguyên vật liệu, tƣ liệu sản xuất của ngành vật liệu xây dựng chủ yếu là những sản phẩm chụi ảnh hƣởng rất lớn về vấn đề giá cả so với thị trƣờng thế giới. Chỉ một biến động nhỏ diễn ra trên thị trƣờng thế giới ít nhiều cũng ảnh hƣởng tới giá cả nguyên vật liệu trên thị trƣờng Việt Nam. Ngành xây dựng luôn bị ảnh hƣởng bởi các biến động về tỉ giá và lạm phát, vì thế cần có sự bảo đảm về giá của Chính Phủ để giúp ngành xây dựng không có những biến động bất ngờ.
Nhân tố công nghệ: Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì vậy vấn đề phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật luôn mang đến những thành công nhất định. Có khoa học công nghệ mới chúng ta sẽ bắt kịp với tốc độ tăng trƣởng của thế giới về kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng.
Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay
Nhƣ đã đề cập ở trên, hiện nay ngành xây dựng đang phát triển khá mạnh mẽ, về nhân sự cũng nhƣ vốn đầu tƣ, trình độ của các công ty, chính vì điều này mà họ đã cho ra các công trình thế kỷ, Việt Nam ngày càng có nhiều các kỹ sƣ giỏi đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì ngành xây dựng cũng gặp những khó khăn:
Thứ nhất, nguồn nhân lực tuy đầy đủ nhƣng hầu hết là những lao động phổ thông chƣa đƣợc đào tạo hoặc đào tạo chƣa bài bản.
Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng.
Để tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hƣởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lƣợc, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới.