CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1 Một số phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Phân tích mô tả
Phân tích mô tả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm.
Luận văn đi sâu vào thống kê mô tả đối với mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ: hệ thống thông tin kế toán, quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán hiện hành, chất lƣợng công ty kiểm toán và tốc độ tăng trƣởng doanh thu.
Phân tích tƣơng quan
Phân tích tƣơng quan dùng để kiểm định mối tƣơng quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình, giữa biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa biến độc lập với nhau.
Thông qua ma trận tƣơng quan và sử dụng hệ số tƣơng quan Pearson để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lƣợng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì giữa các biến có mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ.
Phân tích ANOVA
Phân tích Anova nhằm đƣa ra biến phụ thuộc phù hợp cho mô hình đối với mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động.
Phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính dùng để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Dựa vào hệ số R2 cho biết mô hình hồi quy đƣợc xây dựng phù hợp đến mức nào, nhân tố nào có hệ số beta lớn hơn thì có thể nhận xét rằng nhân tố đó có mức độ ảnh hƣởng lớn hơn các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.