CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử dụng của nó (có thể hiểu là lợi nhuận thu đƣợc sau quá trình sản xuất kinh doanh). Khái niệm này dễ lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự tăng trƣởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Điều này chỉ đúng trên mức độ biến động theo thời gian.
Hiệu quả kinh doanh đƣợc chia làm hai loại:
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả tính riêng cho từng bộ phận, từng nguồn lực.
Hiệu quả tổng hợp là xem xét góc độ toàn doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh (H)= Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu trên thể hiện hiệu quả bỏ ra 1 đơn vị chi phí đầu vào thì thu đƣợc bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu ra. (H) càng lớn chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao. Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu kinh doanh.
Nhƣ vậy, từ lý luận trên: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt đƣợc kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp nhất”.
2.2.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động là mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hƣớng tới. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế; chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỉ lệ giữa “đầu ra” và “đầu vào”sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề đƣợc đặt ra là trong các giá trị đạt đƣợc thì các giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm
trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng nhƣ những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Nhƣ vậy có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới hạn, là thƣớc đo, là căn cứ, là cái mốc để xác định ranh giới có hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả nào đó.
Xét về lý thuyết, bản chất khái niệm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, song công thức khái niệm hiệu quả kinh tế cũng chƣa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả kinh tế, mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể. Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phƣơng pháp cận biên ngƣời ta hay so sánh các chỉ tiêu nhƣ doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên. Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trƣớc làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp.
Nguyễn Ngọc Diệp và Nguyễn Anh Phong (2013) cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hiệu lực với nền kinh tế xã hội tài chính. Tuy nhiên, hiệu ứng đƣợc gọi để thực hiện cho tài chính đƣợc đo bằng nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn với tỷ lệ dƣới đây:
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số cho thấy việc sử dụng cho việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là tỷ lệ phần trăm để cho thấy lợi nhuận dự kiến đầu tƣ cho chủ sở hữu, do đó, nếu chỉ số này cao hơn có nghĩa là hiệu suất kinh doanh đã đƣợc sử dụng, sử dụng các nguồn lực đầu vào phù hợp. Chỉ số ROE càng cao, càng chứng tỏ tính hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn của cổ đông, có nghĩa doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn. Ngƣợc lại, nếu chỉ số này thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tƣ.
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): ROA là tỷ số đo bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. Chỉ số này cho thấy việc sử dụng vốn theo hai loại: vốn cố định cho thấy thông qua các tài sản cố định và vốn lƣu động thông qua các tài sản lƣu động. Trong trƣờng hợp công ty quản lý tốt; có chính sách đầu tƣ, chính sách bán hàng, lợi nhuận hợp lý về vốn, sẽ tạo ra lợi nhuận cao, nâng cao năng lực cho việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Thu nhập trƣớc lãi vay và thuế (Ebit) trên tổng tài sản (BEP): BEP là tỷ số đo bằng EBIT trên tổng tài sản của doanh nghiệp.
BEP = EBIT / Tổng tài sản