Tổng quan nghiên cứu về quan hệ giữa hệ thống TTKT với hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 44 - 50)

động Doanh nghiệp

Fiegener (1994) cho rằng hệ thống thông tin kế toán có thể đóng một vai trò tích cực trong quản lý chiến lƣợc, thông qua việc duy trì sự liên kết năng động của các chiến lƣợc, đảm bảo rằng họ vẫn có hiệu lực theo thời gian và tích hợp các chiến lƣợc toàn bộ tổ chức vào các kế hoạch chiến thuật.

Chenhall và Morris (1986) mô tả AIS theo tính hữu dụng nhận thức qua bốn thuộc tính, cụ thể là tính phạm vi, tính kịp thời, mức độ tập hợp đầy đủ, và hội nhập. Phạm vi đề cập đến các biện pháp đƣợc sử dụng và phần mở rộng của thị trƣờng trong thời gian và không gian. Ngoài ra các thông tin có thể đƣợc lƣợng hóa thành tiền hoặc không bằng tiền.

Kịp thời đề cập đến tần số, tốc độ của báo cáo và định hƣớng của thông tin. Tập hợp đề cập đến cách dữ liệu đƣợc tổng hợp trong khoảng thời gian, chức năng hoặc theo mô hình quyết định.

Cuối cùng, hội nhập đề cập đến sự cần thiết phải cung cấp thông tin để phản ánh những tác động tƣơng tác và điều phối một số chức năng trong tổ chức.

Bốn thuộc tính đã đƣợc phân tích để so sánh AIS và chiến lƣợc tổ chức và hoạt động. Gerdin và Greve ( 2004) cho rằng, AIS có tiềm năng để tạo điều kiện quản lý chiến lƣợc và nâng cao hiệu suất tổ chức.

Thông tin nói chung và hệ thống thông tin kế toán nói riêng là sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ trên TTCK. Thông tin kế toán mô tả vấn đề tài chính, cung cấp cho nhà quản lý, hội đồng quản trị và ngƣời sử dụng nắm bắt đƣợc hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy chất lƣợng TTKT là rất quan trọng vì noảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả và quyết định của ngƣời sử dụng.

Tuy nhiên gần đây lòng tin của nhà đầu tƣ (NĐT) đối với TTKT sụt giảm nghiêm trọng qua sự việc gian lận liên quan đến công ty năng lƣợng Enron, Tyco,… sự gian lận này đã làm thiệt hại tài chính rất lớn đối với các nhà đầu tƣ, đã làm cho công ty này phá sản.

Tại TTCK Việt Nam, điển hình nhƣ công ty Bông Bạch Tuyết, Dƣợc Viễn Đông đã bị phá sản do những gian lận không trung thực khi TTKT đƣợc công bố.

Vì vậy câu hỏi đặt ra là mức độ hệ thống TTKT ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết? phải chăng doanh nghiệp vẫn còn che dấu những thông tin bất lợi và thổi phồng những thông tin có lợi? Để nói về vấn đề này, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có thể kể nhƣ:

Các nghiên cứu nƣớc ngoài:

Abernethy và Guthrie (1994) thấy rằng, sự khác biệt trong chiến lƣợc của tổ chức có xu hƣớng ảnh hƣởng đến phạm vi của các hệ thống thông tin của họ. Họ phát hiện ra rằng các tổ chức theo đuổi một chiến lƣợc khác biệt có hiệu quả hơn sử

dụng rộng phạm vi AIS. Abernethy và Guthrie (1994) cũng cho thấy các tổ chức lắp một chiến lƣợc chi phí để thu hẹp phạm vi AIS là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, loại này của AIS là không thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức theo đuổi một chiến lƣợc tùy biến và linh hoạt (Ittner et al, 1997;. Bouwens và Abernethy, 2000).

Gul (1991) kết luận rằng một hệ thống thông tin kế toán tinh vi góp phần hiệu quả trong nhận thức tình hình bất ổn về môi trƣờng cao, trong đó bao gồm các hành động cạnh tranh cao và nhu cầu thị trƣờng. Nếu AIS có thể đƣợc liên kết với chiến lƣợc và chiến lƣợc liên quan đến hiệu suất, sau đó chúng ta có thể lập luận rằng một hệ thống thông tin kế toán tinh vi có thể đƣợc dự kiến sẽ có tác động tích cực đến hiệu suất thông qua một chiến lƣợc tập trung vào sự linh hoạt và thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu dự phòng (Gerdin và Greve, 2004) cho thấy rằng sự tƣơng tác giữa chiến lƣợc và AIS ảnh hƣởng đến hiệu suất.

Nghiên cứu cho thấy rằng những thông tin kế toán cần thiết cho hoạt động quản lý ra quyết định không phải là luôn luôn hiện diện trong hệ thống thông tin hiện nay. Corbey (1995), cho ví dụ, đã gặp phải vấn đề này trong nghiên cứu của mình trong việc thiết kế quản lý thông tin kế toán cho hoạt động quản lý. Do đó, ông đề nghị tiếp tục nghiên cứu thiết kế hệ thống thông tin. Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các tổ chức không hoàn toàn hài lòng với việc quản lý thông tin hiện tại. Ví dụ, kết quả cuộc khảo sát của 44 công ty sản xuất tại Mỹ cho thấy các nhà quản lý đều đồng ý rằng hệ thống thông tin kế toán của họ hoàn toàn thực hiện các yêu cầu về báo cáo và chi phí kiểm soát bên ngoài (Karmarkar et al.1990). Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi về chất lƣợng của hệ thống thông tin kế toán của họ để hỗ trợ quyết định hoạt động quản lý thì họ ít hài lòng với hệ thống của họ.

Nghiên cứu của Saira Kharuddin, Zariyawati Monhd Ashhari và Annuar Md Nassir (2010), đo lƣờng hiệu suất bằng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), nghiên cứu này cho thấy rằng hệ thống thông tin rất quan trọng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia, nó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Zuraidah Et al., (2012), cho thấy mức ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu suất của công ty thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa hiệu suất hoạt động của các công ty Malaysia, đƣợc đo bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Những ngƣời khác đã nghiên cứu việc sử dụng các thông tin kế toán trong hoạt động quản lý (ví dụ, Johnsson và Grohnlund 1988). Hiện đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong kế toán quản lý cụ thể các khía cạnh của hoạt động quản lý, chẳng hạn nhƣ đo lƣờng hiệu quả và kiểm soát ( ví dụ. Abernethy và Lillis năm 1995; Israelsen và Reeve 1998).

Một nghiên cứu tại Thụy Điển của Rahel Tsehaye Zemichael Serkalem Tilahun Basazinew (2010) cũng đề cấp đến tác động của hội đồng quản trị đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Luận án của Collin Dey (2010), nghiên cứu về các nhân tố quyết định đến các nhân tố công bố TTKT trong BCTC trên internet của các công ty Việt Nam. Tác giả cho rằng nhân tố lợi nhuận và công ty kiểm toán có ảnh hƣởng đến mức độ công bố TTKT của công ty niêm yết.

Các nghiên cứu trong nƣớc:

Nghiên cứu của Lê Quốc Bình (2000) đƣa ra các phƣơng pháp cơ bản xây dựng hệ thống TTKT và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp thƣơng mại. Còn Võ Thị Ánh Hồng (2008) đƣa ra các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của TTKT đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tƣ. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2009) mô tả hệ thống TTKT tại doanh nghiệp để thấy đƣợc mức độ đầu tƣ của các công ty đa quốc gia vào hệ thống TTKT.

Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012) xác định và kiểm toán các yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng TTKT của các DN Việt Nam. Tác giả đã phân tích các khái niệm chất lƣợng thông tin, đƣa ra và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT trong môi trƣờng ERP, dùng mô hình “hệ thống hoạt động” để phân tích.

Nghiên cứu của Tạ Quang Bình (2012) đánh giá về mức độ công bố TTKT tự nguyện trên BCTC hàng năm của các công ty niêm yết phi tài chính ở Việt Nam. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013) đƣa ra mức độ công bố TTKT của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diệp và Nguyễn Anh Phong (2013), chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ ở nƣớc ngoài trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, đƣợc đo bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và đặc biệt là sử dụng tỷ lệ BEP (EBIT với tổng tài sản) để đo lƣờng hiệu quả tài chính, do các doanh nghiệp FDI thƣờng đƣợc các ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả: Ngô Thị Thu Hằng, Lê Thị Kim Sơn, Nguyễn Thị Thùy Dung (2013) chỉ ra các nhân tố tác động của TTKT đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhìn chung các nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống TTKT, chƣa có nghiên cứu hệ thống hóa mức độ ảnh hƣởng của hệ thống TTKT. Mặt khác, do xuất phát về yếu tố đo lƣờng ( do chọn khoản mục) hoặc chọn mẫu nên các nhân tố ảnh hƣởng chƣa thống nhất. Hiện nay chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến mức độ ảnh hƣởng của hệ thống TTKT của một nhóm ngành.

Kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc và dựa trên các quy định hiện hành về hệ thống TTKT Việt Nam làm cơ sở cho bài luận văn với đề tài: “Mức độ ảnh hƣởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn HOSE”.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động. Luận văn cũng đã nêu tổng quan về ngành xây dựng và bất động sản.

Luận văn đã nêu các khái niệm cũng nhƣ các quy định của Việt Nam và Thế giới về hệ thống thông tin kế toán cũng nhƣ hiệu quả hoạt động, đặc biệt là tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán hiện đại. Đồng thời, xây dựng tiêu chí để đo lƣờng hiệu quả qua ba yếu tố: ROA, ROE và BEP. Trong đó: ROA là tỷ số đo bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản; ROE là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; BEP là tỷ số đo bằng EBIT trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Luận văn đã nêu một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nƣớc làm cơ sở lý luận cho bài viết.

CHƢƠNG III: DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên sàn hose​ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)