5. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Thành phố đã dành một khoản kinh phí tương đối lớn để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức theo kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn; ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung chương trình đạo tạo, bồi dưỡng đã được đổi mới cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
a) Về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức quản lý nhà nước
- 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ; 95% đưa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh; 30% được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp.
- 100% cán bộ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn theo vị trí công việc và theo tiêu chuẩn ngạch công chức; trong đó, chú trọng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cho các trường chuyên nghiệp để chuẩn bị nguồn nhân lực nâng cấp một số trường lên cao đẳng và đại học.
- Cán bộ cấp xã: 90% cán bộ chuyên trách dược đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; 95% công chức chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên) theo đúng chuyên ngành; trong đó có trên 20% được đào tạo chuyên môn cao đẳng và đại học.
b) Về đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính tri - hành chính - Cấp thành phố:
+ 85% cấp trưởng phòng và tương đương được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên.
+ 55% cấp phó phòng và tương đương được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên.
+ 6% chuyên viên và tương đương: được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên.
- Cấp xã:
+ 95% cán bộ chuyên trách được đào tạo từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. + 30% công chức được đào tạo từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên.
+ 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. - Trường học cấp huyện: 50% lãnh đạo trường được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên.
- Các trường chuyên nghiệp: 100% lãnh đạo trường được đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính; 27% trưởng, phó phòng, khoa được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên.
Chất lượng đào tạo được quan tâm và có những chuyển biến tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa mang tính căn bản. Điều này thể hiện ở một số mặt
như sau: Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ cụ thể chưa được chú trọng; phương pháp đào tạo còn nặng về thuyết trình; nội dung chương trình đào tạo còn trùng lặp; kết quả đào tạo, bồi dưỡng chưa được đánh giá một cách đầy đủ, kịp thời và khách quan; tính quy hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng chưa cao.