Thực trạng công tác luân chuyển công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Thực trạng công tác luân chuyển công chức

Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, được các địa phương, các ngành thực hiện khá nghiêm túc nên đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Việc luân chuyển cán bộ vừa giúp cán bộ có triển vọng được rèn luyện, trưởng thành, vừa tạo điều kiện để cán bộ tại chỗ phát triển. Bước đầu việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đã thúc đẩy công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần khắc phục một bước những biểu hiện trì trệ, cục bộ, khép kín.

100% các cấp ủy đã xây dựng và dân chủ, công khai kế hoạch luân chuyển cán bộ công chức từ lãnh đạo, quản lý đến chuyên viên từ năm 2012 cho đến năm 2016 và đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 11 -NQ/TW ngày 25-1 -2002 của Bộ Chính trị (khoá IX), về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý và Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bình quân hàng năm luân chuyển khoảng 80 lượt cán bộ công chức.Trong đó công chức lãnh đạo là 28 lượt, còn là luân chuyển chuyên viên. Năm 2012, thí điểm luân chuyển khoảng 5 - 10 đồng chí, trong đó từ thành phố xuống phường từ 1 - 3 đồng chí; từ cơ sở, huyện về tỉnh dự kiến từ 2- 3 đồng chí; luân chuyển ngang khoảng 2 - 4 đồng chí; tổ chức rút kinh niệm và tiếp tục thường xuyên thực hiện luân chuyển từ năm 2012 và các năm tiếp theo.

Bước đầu, công tác luân chuyển cán bộ đã tạo nên động lực trong đội ngũ công chức và công tác cán bộ; tạo được không khí làm việc mới trong lãnh đạo của cấp ủy cũng như trong các phong trào ở địa phương, đơn vị; tạo môi trường để cán bộ rèn luyện, thử thách; làm cho cán bộ sát dân, sát thực tiễn cuộc sống, giúp cho cán bộ có điều kiện trưởng thành, phát triển nhanh và toàn diện hơn; tạo điều kiện để cấp quản lý cán bộ đánh giá, quy hoạch cán bộ sát hơn; góp phần khắc phục tình trạng khép kín, tư tưởng cục bộ và những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ. Các đồng chí được luân chuyển đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm túc quyết định của cấp trên, được cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo điều kiện giúp đỡ, tâm huyết, gắn bó với địa phương và cơ quan, đơn vị nơi mình được luân chuyển đến, khắc phục khó khăn và quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị còn một số hạn chế. Một số cấp ủy và tổ chức đảng chưa tạo được sự thống nhất về nhận thức, quyết tâm thực hiện chưa cao nên việc triển khai còn chậm và không đồng đêu; một số nơi chưa tích cực xây dựng quy hoạch cán bộ nên chưa có cơ sở để luân chuyển hoặc luân chuyển cán bộ không dựa trên cơ sở quy hoạch; còn lẫn lộn luân chuyển cán bộ theo quy hoạch với điều động, bố trí cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ; việc luân chuyển cán bộ mới chủ yếu thực hiện từ cấp thành phố trở lên, luân chuyển cán bộ về cơ sở còn ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)