5. Kết cấu của luận văn
4.2. Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại thành phố
Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đòi hỏi các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng đội ngũ, bên cạch đó bản thân đội ngũ công chức cũng phải nhận thức rõ vai trò của mình, tự đổi mới vươn lên đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đất nước cũng như địa phương. Từ sự phân tích quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội TP. Móng Cái đến năm 2020 cùng với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế quan điểm nâng cao chất lượng công chức của TP. Móng Cái có những nội dung chính sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ cấu đội ngũ công chức, đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức QLNN các cấp, có khả năng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ QLNN, đáp ứng yêu cầu, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của TP. Móng Cái. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh và mạnh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống văn hóa, xã hội ngày càng được nâng cao, yêu cầu QLNN ngày càng đòi hỏi phải chặt chẽ, hiệu quả hơn, đặc biệt là chất lượng của hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động đầu tư vào các Khu Kinh tế. Số lượng dự án đầu tư, doanh nghiệp hoạt động đầu tư ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn, tính chất và phạm vi các dự án đầu tư ngày càng đa dạng, quản lý đầu tư hiện đại và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,… đang tạo nên sự thách thức đối với chương trình cải cách hành chính của Nhà nước, đó là phải thiết lập được hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về kinh tế thực sự đồng bộ, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa mới đáp ứng được sự phát
triển của xã hội. Đó cũng là một đòi hỏi cấp thiết đồng thời cũng là một yếu tố khách quan đặt ra đối với cả nước cũng như ở từng địa phương.
Thứ hai: Nâng cao trình độ xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đội ngũ ngũ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, tinh giảm biên chế bộ máy. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác QLNN ngày càng cao, công tác đào tạo bồi dưỡng ngũ công chức trong những năm tới là phải đảm bảo cho đội ngũ công chức có đầy đủ kiến thức phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý, hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ chính trị được giao.
Thứ ba: Nâng cao phẩm chất đội ngũ ngũ công chức. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhất là trong nền kinh tế hội nhập với thế giới, nhân cách văn hóa cá nhân đóng vai trò to lớn, vì nó biểu hiện một cách sâu sắc bản chất văn hóa trong việc “bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển và xây dựng con người mới là thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất giữa người với người, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII). Nhân cách văn hóa được biểu hiện khái quát ở đạo đức và tài năng cá nhân.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang diễn ra trong khi khoa học công nghệ thế giới có sự phát triển như vũ bão, đem lại những thành tựu mới về kinh tế, song cũng đặt con người phải đối mặt với hiểm họa của sự tha hóa. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách, vì vậy, phát triển nhân cách văn hóa là quá trình hướng vào con người, phát triển đạo đức, cả những yếu tố chung nhất và những nét riêng biệt, nâng con người lên một tầm cao mang ý nghĩa nhân văn thiết thực cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách văn hóa cá nhân, phải xem xét, phân tích sâu sắc
những ý tưởng, những sáng kiến phát huy truyền thống đồng thời tiếp thu, vận dụng kiến thức của nhân loại mà đặc biệt của những nước kinh tế phát triển vào địa phương một cách phù hợp, tránh tình trạng cá nhân chủ nghĩa, trù dập cái mới.