Kinh nghiệm nâng caochất lượng cán bộcông chức ở Chi cục Chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh bắc giang (Trang 33 - 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm nâng caochất lượng cán bộcông chức ở Chi cục Chăn

nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y

thủy sản thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh.

Tính đến năm 2017, đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương bao gồm có 145 người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có năng lực, kinh nghiệm công tác, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị (trong đó có 47,6% có trình độ chuyên môn đại học;82,3% có trình độ lý luận trung cấp trở lên). Đa số các cán bộ đều phát huy được tính tiên phong gương mẫu, nhiệt tình trách nhiệm với công việc và nỗ lực hoàn thành chức trách. Cán bộ được phân công kiêm nhiệm thêm các chức danh, hầu hết đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [9].

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của quá trình cải cách hành chính hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức củaChi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương còn một số hạn chế. Số lượng cán bộ công chức có xu hướng ngày càng tăng, tạo nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa về số lượng nhưng thiếu cán bộ công chức có năng lực, hiệu quả làm việc cao. Một số bộ phận công chức chưa được bố trí, sử dụng có hiệu quả. Có công chức phải giải quyết khối lượng công việc lớn, nhưng cũng có công chức không sử dụng hết thời gian làm việc. Một số công chức trẻ mới được tuyển dụng chưa sâu sát thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.Đội ngũ cán bộ, công chức nhiều người trưởng thành từ thực tiễn nhưng chưa được đào tạo cơ bản; một số có tư tưởng bảo thủ, trì trệ; tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới. Một số cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ chưa cao, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt; trình độ, năng lực còn hạn chế, ngại học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.Một bộ phận cán bộ, công chức có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; thiếu gương mẫu trong thực

hiện chức trách, nhiệm vụ; không trung thực, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình; buông lỏng quản lý dẫn đến xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, tài chính tại địa phương. Một số cán bộ, công chức xã còn nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho tổ chức và công dân [9].

Vì vậy, trong những năm qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương đã tiến hành một số nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của mình, cụ thể như sau:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt việc tuyển dụng công chức theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của chính phủ về công chức; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ; Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 của UBND tỉnh Hải Dương Ban hành quy chế tuyển dụng công chức; Quyết định 08/2014/QĐ-UBND sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 27/2013/QĐ- UBND. Ưu tiên xét tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi các trường công lập vào công chức.

- Xây dựng quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ chủ chốt ở Chi cục làm cơ sở để lựa chọn, bố trí cán bộ. Chú trọng làm tốt công tác đánh giá, rà soát, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, nhất là đối với các chức danh chủ chốt trong Chi cục.

- Tăng cường luân chuyển cán bộ từ Chi cục về giữ chức vụ chủ chốt ở các trạm và ngược lại; luân chuyển, bố trí cán bộ, công chức từ vị trí công tác này sang vị trí công tác khác phù hợp nhằm củng cố đội ngũ cán bộ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và trong nhiệm kỳ phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng phù hợp với từng chức danh; chú ý bồi

dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống phát sinh ở cơ sở.

- Làm tốt công tác quản lý cán bộ; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kịp thời xử lý, thay thế cán bộ có biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, yếu kém về năng lực nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức.

- Thực hiện tốt chế độ, chính sách (chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ, công vụ, phụ cấp kiêm nhiệm, bảo hiểm xã hội,...) đối với cán bộ, công chức theo quy định hiện hành của nhà nước.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dươngđang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao, được sắp xếp, bố trí hợp lý, sử dụng hiệu quả sẽ góp phần xây dựng bộ máy chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại.

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc

Để nâng cao chất lượng cán bộ công chức, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng đặt mục tiêu trong năm 2018 sẽ rà soát lại đội ngũ công chức về trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học, từ đó có kế hoạch đào tạo ngắn hạn - dài hạn những cán bộ chưa đạt chuẩn. Dự kiến số lượng công chức và chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng năm 2018 của Chi cục như sau:

- Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn: + Trình độ trên đại học: 11 người + Trình độ đại học: 20 người - Bồi dưỡng chính trị:

+ Trình độ cao cấp: 02 người + Trình độ trung cấp: 10 người

+ Chương trình chuyên viên chính: 04 người + Chương trình chuyên viên: 09 người

-Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học: Khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức tự học tập để chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ. Phấn đấu năm 2018 cán bộ công chức có ngoại ngữ trình độ A trở lên đạt 80%, sử dụng thành thạo vi tính văn phòng đạt 80%.

- Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn: Tập huấn về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thanh tra chuyên ngành; đánh giá cơ sở chăn nuôi áp dụng VietGAP, đánh giá cơ sở chăn nuôi theo quy chuẩn, các quy trình chăn nuôi, các quy định của nhà nước liên quan đến quản lý chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, đào tạo dịch tễ, điều trị chó mèo.

Bên cạnh đó, Chi cục còn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như xây dựng cơ bản (xây dựng mới Trạm Thú y Thống Nhất, xây dựng mới điểm đăng ký kiểm dịch Cẩm Mỹ, sửa chữa nâng cấp Trạm Thú y Định Quán); mua sắm tài sản cố định (mua sắm máy móc, trang thiết bị văn phòng, mua sắm máy phun xịt thuốc sát trùng, mua sắm máy móc phục vụ công tác hội thảo, tập huấn, phòng chống dịch); mua máy định vị, mua đèn khò khử trùng dụng cụ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, Chi cục Thú y đã tiến hành xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 để giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thú y, cụ thể: Đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-CCTYvề việc thành lập Ban chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 của Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó đồng chí Phó Chi cục trưởng làm trưởng ban, Trưởng phòng Hành chính-Tổng hợp làm phó ban, kiêm thư ký và trưởng các phòng thuộc Chi cục làm thành viên để tổ chức triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của Chi cục Thú

y. Ban hành Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và xây dựng 35 quy trình thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình khung (trong đó có 07 quy trình bắt buộc, 01 quy trình quản lý công văn đi, đến và 27 quy trình thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trong 03 lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản dựa trên bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại Chi cục.

Để duy trì, cải tiến hệ thống, Chi cục Thú y đã chỉ đạo các phòng và từng cán bộ, công chức thuộc Chi cục phải nâng cao ý thức trách nhiệm, nghiêm túc áp dụng các quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính vào lĩnh vực chuyên môn. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình xử lý hồ sơ, công khai minh bạch quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ, các khâu xử lý của cán bộ, công chức. Quá trình thực hiện thường xuyên cập nhật văn bản quy phạm pháp luật qua cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh để bổ sung, cải tiến, hoàn thiện các quy trình theo đúng quy định.

Thực hiện nghiêm việc tổ chức các lần đánh giá chất lượng nội bộ định kỳ trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn bất cập. Đặc biệt qua các lần đánh giá nội bộ Chi cục Thú y đã điều chỉnh, sửa đổi các mục tiêu chất lượng cho phù hợp với tình hình thực tế, đưa ra mục tiêu năm sau giải quyết thủ tục hành chính nhanh hơn năm trước.

Nhìn chung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của Chi cục Thú y từ khi áp dụng đến nay đã đi vào nề nếp, góp phần tích cực trong giải quyết các công việc chuyên môn. Việc xây dựng được một hệ thống quy trình đồng bộ, khoa học, phù hợp với chính sách và mục tiêu chất lượng đề ra đã loại bỏ cơ bản các thủ tục rườm rà, phức tạp; quy trình và thời gian giải quyết hồ sơ được thực hiện đúng, đủ, theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian sớm hơn qui định, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân trong giao dịch với Chi cục.

Quá trình xử lý hồ sơ được kiểm soát và giám sát chặt chẽ góp phần công khai minh bạch các khâu xử lý của cán bộ, công chức, cán bộ công chức phải hoàn thành công việc đúng hẹn, đúng trình tự xử lý, loại bỏ hoàn toàn sự tùy tiện của cán bộ, công chức trong khi thụ lý hồ sơ, đảm bảo được sự công bằng đối với tổ chức, công dân. Loại bỏ được tâm lý của tổ chức, công dân phải có quen biết hoặc bồi dưỡng để được xử lý hồ sơ nhanh hơn, góp phần phòng chống tham nhũng.

Qua việc áp dụng hệ thống, cán bộ công chức đã thay đổi rất lớn về cung cách giao tiếp với dân, tạo nên một nền hành chính thân thiện và gần dân hơn. Các thủ tục được cụ thể hóa, công khai, minh bạch; từng bước nâng cao năng lực, tính hiệu lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan.

Đồng thời với quy trình quản lý công văn đi, đến đã giúp cho cán bộ, công chức, viên chức Chi cục sắp xếp các tài liệu, văn bản khoa học, gọn gàng, tìm kiếm văn bản để xử lý công việc nhanh gọn, rút ngắn thời gian xử lý công việc và giúp xử lý công việc của cán bộ, công chức hiệu quả hơn.Với sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, công chức Chi cục đã triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh bắc giang (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)