Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công khu vực công

Trong lĩnh vực công, kiểm soát nội bộ rất được xem trọng, là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước.

Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về kiểm soát nội bộ áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về KSNB trong chính quyền liên bang được Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (GAO) ban hành năm có đề cập đến vấn đề kiểm soát nội bộ đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp. Nhìn chung, các chuẩn mực về KSNB trong khu vực công hiện nay đặt trên nền tảng của Báo cáo COSO 1992 với những điểm chính sau:

Xác định KSNB là một bộ phận không thể thiếu trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu về:

- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động - Báo cáo tài chính đáng tin cậy

- Tuân thủ luật pháp và các quy định

Xác định các chuẩn mực về KSNB trong năm yếu tố:

- Môi trường kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cương trong toàn bộ hoạt động của đơn vị.

- Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chọn những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu.

- Các hoạt động kiểm soát bao gồm các phương thức cần thiết để kiểm soát như xét duyệt, phân quyền, kiểm tra, phân tích rà soát… trong từng hoạt động cụ thể của đơn vị.

- Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Trong điều kiện tin học hóa, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống phù hợp với đơn vị.

- Giám sát bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên và định kỳ nhằm không ngừng cải thiện kiểm soát nội bộ, kể cả việc hình thành và duy trì công tác kiểm toán nội bộ.

So sánh với Báo cáo COSO 1992, các chuẩn mực KSNB trong khu vực công tập trung hơn vào các chức năng và đặc điểm của đơn vị Nhà nước và các quy định có tính quy chuẩn hơn là chỉ hướng dẫn.

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ra đời vào năm 1953. Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), INTOSAI đã góp phần quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, INTOSAI còn là diễn đàn về kiểm toán viên nhà nước trên toàn thế giới, trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp cũng như thông lệ tốt nhất.

Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI đã hình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực kiểm soát nội bộ, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá kiểm soát nội bộ.

Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực kiểm soát nội bộ để phù hợp với tất cả đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây trong kiểm soát nội bộ, và công bố năm 2004. Tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về kiểm soát nội bộ của báo cáo COSO. Năm 2013, INTOSAI tiếp tục được cập nhật và công bố áp dụng vào năm 2014.

Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa kiểm soát nội bộ và xây dựng một sự hiểu biết thông thường về kiểm soát nội bộ, tài liệu của INTOSAI trình bày những vấn đề đặc thù của khu vực công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)