Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 101 - 136)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng

Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết cho tất cả các cán bộ nhân viên trong bệnh viện, ngoài ra còn nhiều hạn chế về thời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chưa xác định được rõ các nhân tố gắn liền đặc thù của bệnh viện, nhất là lĩnh vực nghề nghiệp y khoa ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ thế nào? Các nghiên cứu sau cần nghiên cứu sâu hơn nữa để đánh giá cụ thể hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương này tác giả giải quyết mục tiêu của đề tài và là câu hỏi nghiên cứu giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Một hệ thống KSNB luôn được xây dựng và hoàn thiện trên một số quan điểm nhất quán, trên một nền tảng lý luận vững chắc và phù hợp với trình độ quản lý tại bệnh viện. Tác giả đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo INTOSAI phù hợp cho ngành y tế. Đồng thời để thuận lợi cho tổ chức và thực hiện tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo thuận lợi hơn cho bệnh viện hoàn thiện hệ thống KSNB có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHUNG

Đời sống kinh tế – xã hội là hình thức biểu hiện cao nhất, tiến bộ nhất của con người, khác xa với các hoạt động khác có trong thế giới tự nhiên ở chỗ con người nhận thức được thực tại khách quan và các quy luật tự nhiên. Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là con người và mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con người. Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể lực lại là tiền đề cho tạo ra và nâng cao trí lực.

Một nền quốc gia có an sinh xả hội vững mạnh phải dựa chủ yếu vào các đơn vị sự nghiệp y tế. Để làm được điều đó thì kiểm soát nội bộ là một khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị do đó các nhà quản lý cần chú tâm đến việc hình thành và duy trì để đạt được mục tiêu của đơn vị. Khi đã hiểu được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ thì việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả là mong muốn của bất kỳ đơn vị nào. Đặc biệt với bệnh viện Chợ Rẫy thì việc nâng cao hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Luận văn đã cung cấp các lý luận về kiểm soát nội bộ theo hướng dẫn của INTOSAI năm 2004; thông qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, tác giả phân tích đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy với nhiều hoạt động hiệu quả nhưng cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Những giải pháp này có thể không chi tiết cho từng hoạt động của đơn vị nhưng có thể góp phần làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bảng hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI năm 1992

2. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán (2005), Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Kiểm toán (Xuất bản lần thứ 4), Nhà xuất bản Thống kê

3. Chuẩn mực kế toán VSA 315, Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

4. Chuẩn mực kế toán VSA 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.

5. Nguyễn Thị Thu Hậu (2014), "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu", luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

6. PGS. TS Trần Thị Giang Tân và các cộng sự (2009), Kiểm soát nội bộ (Tái bản lần thứ 2), Nhà xuất bản Phương Đông

7. PGS.TS Đinh Phi Hổ (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế & viết luận văn thạc sĩ, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.

8. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

9. Nguyễn Đình Thọ ( 2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản lao động xã hội, Việt Nam.

10.Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

11.TS Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

12.TS.Lê Quang Hùng (2015), Bài giảng SPSS

13.Thạc sĩ Đoàn Văn Hoạt, Chương 3 “ Hệ thống kiểm soát nội bộ”, Kiểm toán, trường Đại học kinh tế TPHCM, Nhà xuất Bản Lao Động - Xã hội.

14.Ths.Hoàng Ngọc và NCS.Ths Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2006), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - tập I, II, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM.

15.Trần Thị Tài (2010). “Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại trường Đại học Quảng Nam”. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán. Trường Đại học Đà Nẵng.

16.Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015). “Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế quận 9 ”. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán. Trường Đại học TP. HCM.

TIẾNG ANH

1. COSO (1992), Internal Control Report

2. Rahahleh, M. (2011). The Impact of Multiple Authorities that Conduct Internal Control on Public Fund in the Control Process in Jordan. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 28, 44-60.

3. Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014) “ Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public Sector”. Procedia - Social and Behavioral Sciences 164 ( 2014 ) 208 – 221.

4. Sterck, M., B. Scheers and G. Bouckaert (2005), The modernization of the Public Control pyramid: International trends, Report from the research groupfinan-cial management, performance measurement and performance management, Leuven (Policy Research Centre – Governmental Organization in Flanders)

DANH MỤC CÁC WEBSITE THAM KHẢO

1. http://www.sav.gov.vn 2. http://www.sapuwa.vn 3. http://search.proquest.com

4. http://en.wikipedia.org/wiki/transparency

5. http://financial-dictionary.thefreedictionary.com 6. Trang web: http://www.gdt.gov.vn

PHỤ LỤC 01

PHIẾU KHẢO SÁT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY ---oOo---

Xin chào các anh/chị.

Tôi tên Nguyễn Thị Hạnh, là học viên lớp cao học chuyên ngành Kế toán trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH). Tôi đang tiến hành một nghiên cứu khoa học về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy

Xin các anh/chị vui lòng dành chút ít thời gian giúp tôi trả lời một số câu hỏi và đóng góp ý kiến một cách trung thực, thẳng thắn.Tất cả các câu trả lời của các anh/chị đều có giá trị đối với chương trình nghiên cứu của tôi.Những thông tin này sẽ được đảm bảo bí mật và không sử dụng cho mục đích nào khác ngoài mục đích nêu trên.

Tôi mong nhận được sự hợp tác chân tình của các anh/chị.Xin cảm ơn các anh/chị đã giúp tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu này.

Phần I:Tất cả các phát biểu dưới đây đề cập tới các vấn đề liên quan đến hệ thống

kiểm soát nội bộ, xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của các anh/chị với mỗi phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào các con số.

Ý nghĩa của các dãy số từ 1 đến 5 như sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý;

3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý.

Kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức. Sau đây là những mục tiêu cần đạt được:

- Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp.

- Thực hiện đúng trách nhiệm.

- Tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định.

- Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất.

STT CÂU HỎI MỨC ĐỘ

ĐỒNG Ý

MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

1

Bệnh viện đã và đang xây dựng môi trường văn hóa, những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị nhằm nâng cao tính trung thực và cư xử của nhân viên, hướng dẫn - phân biệt hành vi nào là vi phạm, hành vi nào được khuyến khích.

1 2 3 4 5

2

Bệnh viện đã ban hành văn bản, xây dựng tiêu chuẩn quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ của từng vị trí, đảm bảo nhân viên có được kỹ năng, trình độ và thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ.

1 2 3 4 5

3

Ban Giám đốc bệnh viện luôn thực hiện đúng đắn các quy định, chủ trương của nhà nước, làm gương cho nhân viên về việc tuân thủ các chuẩn mực đãđược xây dựng (quy định chuyên môn, nguyên tắc kế toán, chống gian lận, giả mạo chứng từ sổ sách).

1 2 3 4 5

4 Bệnh viện đã, đang xây dựng và thực hiện tốt các quy trình thực hiện các

5

Bệnh viện đã và đang xây dựng sơ đồ về cơ cấu tổ chức nhân sự sẵn sàng thay thế cho những vị trí quan trọng trong mục tiêu hàng năm và mục tiêu dài hạn (quy hoạch hoặc kế hoạch giai đoạn 5 năm, 10 năm…). Khi tuyển dụng, bệnh viện luôn chú trọng đến việc xem xét chuyên môn, đạo đức, thực hiện đúng các quy trình của tuyển dụng nhân sự.

1 2 3 4 5

6

Hàng năm, Ban Giám đốc bệnh viện cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện tại đơn vị, xây dựng quy chế khen thưởng, quy chế kỷ luật rõ ràng.

1 2 3 4 5

ĐÁNH GIÁ RỦI RO

7

Mục tiêu toàn đơn vị được bệnh viện xây dựng theo các mục tiêu hàng năm và theo kế hoạch dài hạn 5 năm bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu về tài chính, mục tiêu tuân thủ.

1 2 3 4 5

8 Mục tiêu các khoa phòng trong bệnh viện được xây dựng một cách cụ thể, hợp lý (hành chánh, tài chánh, chuyên môn).

1 2 3 4 5

9

Bệnh viện thường xuyên nhận dạng, phân tích và đánh giá xem xét khả năng xảy ra rủi ro trong các hoạt động của đơn vị nhằm xây dựng cơ chế để nhận dạng những thay đổi có thể tác động đến khả năng đạt đến mục tiêu.

1 2 3 4 5

10 Bệnh viện đã đề ra các biện pháp,kế hoạch nhằm làm giảm thiểu tác hại của các rủi ro về chuyên môn có thể ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.

1 2 3 4 5

11 Bệnh viện đã đề ra các biện pháp,kế hoạch nhằm làm giảm thiểu tác hại của các rủi ro về hành chính có thể ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.

1 2 3 4 5

12 Bệnh viện đã đề ra các biện pháp,kế hoạch nhằm làm giảm thiểu tác hại của các rủi ro về tài chính có thể ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.

1 2 3 4 5

13

Bệnh viện quy định rõ ràng việc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng bảo quản tài sản, ghi chép và thực hiện xét duyệt nhằm hạn chế tiếp cận tài sản, hồ sơ sổ sách, dữ liệu tin học của những người không có trách nhiệm.

1 2 3 4 5

14

Bệnh viện ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý, chuyên môn, kiểm soát tốt các thiết bị lưu trữ, sao lưu dự phòng dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin sử dụng dữ liệu mặc định và dữ liệu tự động, khi sử dụng chương trình đều được yêu cầu khai báo tên người sử dụng, mật khẩu đăng nhập.

1 2 3 4 5

15

Bệnh viện đề ra quy định về trình tự luân chuyển chứng từ, sổ sách liên quan các hoạt động được lập, luân chuyển và bảo quản rõ ràng và bằng văn bản, lưu trữ hồ sơ một cách khoa học, các chứng từ hồ sơ được đánh số thứ tự vào sổ theo dõi, kiểm tra đối chiếu số liệu thực tế và ghi chép trên sổ sách hay phần mềm và chứng từ kế toán luôn được ghi chép trung thực và chính xác ngay từ khi phát sinh nghiệp vụ, báo cáo kết xuất đảm bảo mục tiêu đầy đủ, chính xác, hợp lệ và được phê duyệt bởi nguời có trách nhiệm.

1 2 3 4 5

16

Bệnh viện đã và đang xây dựng đặc thù chính sách kiểm soát và các thủ tục kiểm soát cho những bộ phận khác nhau (hành chánh, kế toán, chuyên môn), thường xuyên (tháng, quý) soát xét việc thực hiện kế hoạch (hình thức soát xét trên báo cáo và thực tế).

1 2 3 4 5

17

Bệnh viện quy định tất cả các nghiệp vụ hoặc hoạt động khi thực hiện phải được phê chuẩn bởi người quản lý hoặc của một người có trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn cho phép.

1 2 3 4 5

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

18 Toàn thể nhân viên bệnh viện luôn biết được mục tiêu của cơ quan và các

chỉ tiêu hàng năm. 1 2 3 4 5

19 Những thông tin cần thiết đã được truyền đạt đến từng cá nhân, bộ phận có

20 Những cá nhân, tập thể có thành tích đã được thông báo rộng rãi trong bệnh viện để nêu gương cho các khoa phòng khác học tập.

1 2 3 4 5

21 Nhân viên bệnh viện tự giác báo cáo ngay lập tức cho bộ phận quản lý khi

có các sự cố, việc bất thường xảy ra. 1 2 3 4 5

22 Nhân viên bệnh viện tiếp cận và thao tác thành thạo hệ thống công nghệ

thông tin trong toàn đơn vị. 1 2 3 4 5

23

Các quy định của bệnh viện đều thể hiện bằng văn bản rõ ràng hoặc các bảng thông tin và đều được thông báo đến tất cả các nhân viên của bệnh viện.

1 2 3 4 5

GIÁM SÁT

24

Ban giám đốc thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động của từng bộ phận và kết quả công việc của các cá nhân có trách nhiệm, tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ (hằng ngày, hằng tháng) dựa trên các công cụ giám sát (bảng kiểm) đầy đủ, chính xác bệnh viện đã xây dựng.

1 2 3 4 5

25

Sau các đợt kiểm tra, giám sát, bệnh viện đã lập ra các báo cáo và đưa ra những yếu kém còn tồn tại đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục và việc công khai báo cáo tài chính và những thông tin trong bệnh viện đã được thực hiện theo đúng các trình tự quy định.

1 2 3 4 5

26 Trưởng các bộ phận đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban định

kỳ để xem xét kết quả thực hiện. 1 2 3 4 5

27 Bệnh viện định kỳ có đối chiếu giữa thực hiện với các quy định và các kế

hoạch đặt ra. 1 2 3 4 5

28

Bệnh viện có các hình thức thu thập phản ảnh của bệnh nhân và của cán bộ nhân viên, tổ chức kiểm tra trong nội bộ được kiểm tra từ các tổ chức bên ngoài như sở y tê, kiểm toán nhà nước…nhằm phát hiện các sai sót, gian lận.

1 2 3 4 5

29

Các hoạt động chuyên môn, hành chính, tài chính của bệnh viện tuân thủ các quy định tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành, nội bộ đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả.

1 2 3 4 5

30 Báo cáo tài chính của bệnh viện là đáng tin cậy 1 2 3 4 5

31 Các quy định kiểm soát của bệnh viện đều thiết kế trên cơ sở nhằm ngăn ngừa các rủi ro xảy ra và mối quan hệ lợi ích chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 101 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)