7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát
Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, trang 46) thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình.
Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 với 28 biến quan sát. Như vậy số biến tối thiếu của luận văn phải là n = 50 + 8*5 = 90. Ở đây tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 116> 90 phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn với các nội dung chính như sau:
- Phương pháp định lượng: Luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự tác động các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hệ thống KSNB. Trong đó biến phụ thuộc là hệ thống kiểm soát nội bộ, biến độc lập là các yếu tố của hệ thống KSNB bao gồm 28 thang đo.
- Phương pháp định tính: Thông qua các câu hỏi tới nhóm thảo luận có liên quan và nhiều đối tượng khác nhằm khẳng định sự cần thiết của thang đo các nhân tố KSNB đồng thời giải thích các kết quả trong phương pháp định lượng.
Từ 2 phương pháp trên sẽ làm nền tảng để phân tích giá trị, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết được thực hiện ở các chương 4.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU