2.4.1. Các chỉ tiêu chun: thời điểm đánh giá
+ Trước điều trị: đánh giá tại thời điểm trước khi bệnh nhân hóa trị liệu chu kỳ đầu tiên (bệnh nhân vào phẫu thuật).
+ Giữa điều trị: Tại thời điểm bệnh nhân hóa trị ở chu kỳ giữa của liệu trình (6 chu kỳ thì giữa là chu kỳ 3).
+ Cuối điều trị: Tại thời điểm bệnh nhân tham gia chu kỳ cuối của liệu trình hóa trị. - Tuổi; dân tộc; địa dư.
- Tình trạng hôn nhân; trình độ dân trí; thu nhập bình quân; tiền sử bản thân; tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa.
- Chỉ số BMI, cân nặng của bệnh nhân trước, giữa và cuối điều trị. - Tình trạng bệnh kèm theo.
- Tình trạng bệnh sau phẫu thuật bao gồm: + Vị trí khối u: Trái hay phải.
+ Phân loại giai đoạn u nguyên phát và hạch vùng theo AJCC 2010 [16]; dựa vào kích thước, tính chất và mức độ xâm lấn của u vào da, thành ngực để xếp loại u theo giai đoạn T1, T2, T3, T4.
+ Tình trạng di căn hạch vùng; xếp theo giai đoạn N0, N1, N2.
+ Xét nghiệm mô bệnh học, phân độ mô học của u và hạch sau phẫu thuật. - Các xét nghiệm thụ thể nội tiết ER, PR, bộc lộ Her2.
- Chất chỉ điểm CA15.3 (trước, giữa, cuối điều trị).
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị sớm và độc tính cấp tính
Kết quả điều trị sớm được quy định là các diễn biến của bệnh sau điều trị và trong khoảng thời gian nghỉ giữa 2 chu kỳ điều trị.
- Các triệu chứng cơ năng theo tiêu chuẩn của WHO: cải thiện tốt hơn; giữ nguyên; xuất hiện triệu chứng mới [33].
- Sự thay đổi các triệu chứng cơ năng trong thời gian điều trị: Đau, mệt mỏi, chán ăn, khô miệng, táo bón, nôn.
- Các triệu chứng toàn thân (chỉ số PS, chỉ số khối cơ thể BMI).
- Các triệu chứng thực thể: tại diện mổ, tại vùng nách sau phẫu thuật có biểu hiện tiến triển bệnh hay không. Được đánh giá bởi Bác sĩ chuyên ngành ung thư học tại Trung tâm ung bướu của Bệnh viện
- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, dựa theo bộ câu hỏi tiêu chuẩn quốc tế EORTC BR23 trước, giữa và cuối điều trị [34].
- Các độc tính cấp tính với hệ tạo huyết, ngoài hệ tạo huyết theo phân độ độc tính của CTCAE phiên bản 4.0 năm 2009 [35]. Các bệnh nhân trước các đợt hóa trị sẽ được xét nghiệm cần thiết tại các khoa Cận lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên do các Bác sỹ chuyên khoa sinh hóa đọc kết quả
- Đánh giá dung nạp hóa trị bổ trợ theo phân loạị [36]:
Dung nạp tốt: không xuất hiện thêm triệu chứng mới; không có độc tính cấp tính hoặc độc tính ở độ I.
Dung nạp khá: không xuất hiện thêm triệu chứng mới; có ≥ 2 độc tính từ độ II. Dung nạp trung bình: không xuất hiện thêm triệu chứng mới; có ≥ 2 độc tính cấp độ III.
Dung nạp kém: bệnh tiến triển và/hoặc độc tính cấp tính mức độ nặng (độ IV), không theo đuổi hết liệu trình điều trị.
2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố liên quan tới kết quả điều trị sớm và độc tính cấp tính
Chúng tôi chia cặp đôi hoặc cặp ba các yếu tố về nhân khẩu, địa dư, lâm sàng, cận lâm sàng phân tích các yếu tố liên quan với kết quả điều trị sớm (dung nạp thuốc điều trị) và chất lượng cuộc sống như:
- Nhóm tuổi ( từ dưới 50 và nhóm tuổi trên 50 tuổi) Dân tộc (Kinh và dân tộc thiểu số).
- Địa dư (thành thị và nông thôn).
- Tình trạng hôn nhân (đang có chồng và chồng chết/bỏ).
- Tiền sử sản khoa (bình thường và không bình thường; Biện pháp tránh thai; Tình trạng kinh nguyệt; Tuổi có kinh và sinh con đầu lòng)
- Tiền sử gia đình (có người mắc UTV, UT khác)
- Nhóm độc tính: bệnh nhân có độc tính với hệ tạo huyết và trên gan, thận từ độ I trở lên.
- Giai đoạn bệnh (giai đoạn I, II và giai đoạn III). Được xác định Bác sỹ chuyên ngành ung bướu của Trung tâm
- Độ mô học sau phẫu thuật (độ I và độ II, III). Được xác định bởi Bác sỹ chuyên khoa Giải phẫu bệnh
- Các xét nghiệm thụ thể, chia nhóm các yếu tố tiên lượng theo hướng dẫn của WHO [37], [38]:
- Xét nghiệm chất chỉ điểm CA 15.3 (tăng nồng độ so với bình thường hoặc giảm). - Các phác đồ hóa trị bổ trợ: chia 2 nhóm phác đồ có taxanes và nhóm không có taxanes. Các phác đồ điều trị được chỉ định bởi các Bác sĩ chuyên ngành ung thư học tại Trung tâm