Độc tính cấp tính ngoài hệ tạo huyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 68 - 69)

Gan và thận là cơ quan chuyển hóa và thải trừ chủ yếu các thuốc sử dụng trong nghiên cứu. Tuy vậy trong nghiên cứu của tôi chỉ gặp bệnh nhân có độc tính trên gan với biểu hiện tăng men gan (SGPT và/hoặc SGPT). Độc tính trên gan tăng dần sau các chu kỳ điều trị, ở chu kỳ cuối độc tính trên gan độ 1 chiếm

20%, độ 2 là 8,0% và độ 3 là 4,0%, không gặp độc tính độ 4 và không có bệnh nhân nào phải ngừng điều trị vì tăng men gan. Trong nghiên cứu của tôi không có bệnh nhân nào độc tính trên thận.

Nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Anh tỷ lệ tăng men gan là 29,6%, trong đó chủ yếu là độ 1 (22,2%) và độ 2 (7,4%) [52].Đặng Bá Hiệp nghiên cứu trên 72 BN cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có độc tính trên gan độ 1 là 34,7%, độ 2 là 6,9%, độ 3 1,4% và không có độc tính độ 4 cũng như độc tính trên thận [70].

Theo Goldhirch (1998) tiến hành đánh giá hiệu quả của phác đồ AC nhận thấy tỉ lệ tăng men gan nói chung của hai phác đồ này 31,2%. Độc tính này chủ yếu ở độ I [74].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 54,7% bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ có taxanes trong đó 43,9% bệnh nhân có biểu hiện độc tính cấp tính. Bệnh nhân điều trị phác đồ không có Taxanes là 45,3% trong đó 38,2% có độc tính cấp tính, sự khác biệt với p = 0,06.

Một số tác dụng phụ khác với bệnh nhân khi hóa chất, có thể do tác dụng phụ của thuốc nên 97,3% bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng ở chu kỳ cuối. Nôn và buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp và chiếm tỷ lệ 96%, ngày nay với sự phát triển của thuốc chống nôn vấn đề kiểm soát nôn dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)