Liên quan với phác đồ điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 76 - 104)

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về vai trò của Taxane trong hóa trị bổ trợ, bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ có Taxan cải thiện rõ rệt hiệu quả điều trị và nâng thời gian sống thêm không bệnh và thời gian sống thêm toàn bộ ở hầu hết các nghiên cứu, tuy nhiên kết quả thu được không đồng nhất. Các nghiên cứu trước cũng chỉ rằng, tất cả các phác đồ nghiên cứu có taxan đều phải chú ý sự thích đáng đến cả lợi ích và độc tính. ECOG 1199 tiến hành ngẫu nhiên trên 4.950 bệnh nhân được điều trị 4 liệu trình hóa chất khác nhau sau khi điều trị phác đồ hóa chất cơ bản AC với hạch nách dương tính. Kết qủa cho thấy tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 5 năm tương ứng của các phác đồ lần lượt là 76,9%; 81,5%; 81,2%; 77,6%. Trong khi đó cải thiện thời gian sống thêm toàn bộ chỉ có ý nghĩa ở nhóm paclitaxel hàng tuần so với paclitaxel chu kỳ 3 tuần. Độc tính tăng ở nhóm sử dụng docetaxel, đặc biệt các độc tính trên hệ tạo máu, do đó có một số các trường hợp không hoàn thành hết chu trình điều trị docetaxel hàng tuần. Trong nghiên cứu của tôi, nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ có taxane có liên quan nhiều hơn với độc tính cấp tính so với nhóm không dùng taxane. Trên bảng 3.14 trong 41 bệnh nhân điều trị phác đồ có taxane có 18 bệnh nhân có biểu hiện độc tính cấp tính (43,9%), nhóm không taxane có 13 bệnh nhân có biểu hiện độc tính cấp tính (38,2%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa với p ≈ 0,05 [81], [82].

Nghiên cứu của Nguyễn Diệu Linh cho thấy, các tác dụng phụ ảnh hưởng tới chất lượng sống đều được ghi nhận ở cả hai nhóm điều trị tuy nhiên tất cả những triệu chứng này đều được kiểm soát và các bệnh nhân trong nghiên cứu đã dung nạp hoàn chỉnh các hoá chất của phác đồ TAC, không có bệnh nhân nào bỏ dở điều trị vì những tác dụng phụ này [51].

Trong nghiên cứu của tôi hầu hết bệnh nhân đều dung nạp tốt với hóa chất điều trị, tỷ lệ không dung nạp ở nhóm có taxane và không taxane lần lượt là 7,3 % và 17,6%. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm có và không có taxane. Tại bảng 3.27 tỷ lệ CLCS tốt và không tốt ở nhóm có taxane lần lượt là 85,4% và 4,6%. Nhóm không taxane lần lượt là 64,7% và 35,3%. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương tự như các nghiên cứu trước.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 75 bệnh nhân ung thư vú đã được phẫu thuật và được hóa trị bổ trợ tại Trung tâm ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Kết quả điều trị sớm và độc tính cấp tính sau điều trị

- Tỷ lệ dung nạp tốt với hóa chất điều trị sau chu kỳ giữa và chu kỳ cuối lần lượt là: 94,7%, 88,0%.

- Tỷ lệ dung nạp khá với hóa chất điều trị sau chu kỳ giữa và cuối là: 4,0% và 9,3%.

- Tỷ lệ dung nạp trung bình với hóa chất điều trị sau chu kỳ giữa và chu kỳ cuối lần lượt là: 1,3% và 2,7%.

- Không có trường hợp nào dung nạp kém và/hoặc bỏ dở điều trị.

- Ở chu kỳ giữa của liệu trình điều trị không có bệnh nhân nào có độc tính cấp tính với hệ tạo huyết ở độ 2, 3, 4. Độc tính độ 1 chiếm tỷ lệ 25,3%.

- Sau chu kỳ cuối tỷ lệ độc tính với hệ tạo huyết độ 1,2,3 lần lượt là 21,3%, 8,0% và 4,0%.

- Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trước, giữa và cuối chu kỳ lần lượt là: 88,03; 69,36 và 59,27, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Khía cạnh thay đổi nhiều nhất và có sự giảm sút rõ rệt là quan điểm tương lai (BRFU: 32 điểm) và tâm trạng khi rụng tóc (BRHL: 24 điểm)

2. Yếu tố liên quan đến dung nạphóa chất và chất lượng cuộc sống 2.1. Yếu tố liên quan đến dung nạp hóa chất

- Nhóm tuổi không có mối liên quan đến dung nạp hóa chất

- Không có mối liên quan giữa kích thước u và Her2 với dung nạp hóa chất - Kích thước u dưới 5cm đáp ứng điều trị tốt hơn nhóm có kích thước u trên 5cm.

- Trong các phác đồ hóa trị bổ trợ bệnh nhân UTV sau phẫu thuật trong nghiên cứu của tôi cho thấy, điều trị bằng phác đồ có Taxane bệnh nhân có tỷ lệ dung nạp thuốc và chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm bệnh nhân hóa trị không có taxane.

- Giai đoạn bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tăng,

2.2. Yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống

- Bệnh nhân dưới 50 tuổi có chất lượng cuộc sống tốt hơn bệnh nhân trên 50 tuổi sau bị UTV và điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

- Bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ có Taxanes có diểm chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm không điều trị bằng taxanes

KHUYẾN NGHỊ

Bệnh nhân UTV được hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật có tỷ lệ dung nạp thuốc tốt, với độc tính chấp nhận được, tuy nhiên các thầy thuốc cần quan tâm để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Phụ lục 1

Bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống EORTC BR-23

TT Câu hỏi Không Ít Vừa Nhiều

1. Bạn có bị khô miệng không? 1 2 3 4

2. Bạn có cảm thấy đồ ăn và đồ uống có vị khác bình thường?

1 2 3 4

3. Mắt của bạn có bị đau, cảm giác khó chịu hay chảy nước mắt không?

1 2 3 4

4. Bạn có bị rụng tóc không? 1 2 3 4

5. Bạn có buồn khi bị rụng tóc không? 1 2 3 4 6. Bạn có cảm thấy rất mệt mỏi hay rất khó

chịu không?

1 2 3 4

7. Bạn có cơn bốc hỏa không? 1 2 3 4

8. Bạn có bị đau đầu không? 1 2 3 4

9. Bạn có cảm thấy rằng mình kém hấp dẫn hơn do bệnh tật và do điều trị không?

1 2 3 4

10. Bạn có cảm thấy giảm nữ tính do bệnh hay do điều trị không?

1 2 3 4

11. Bạn có cảm thấy khó khăn khi nhìn mình khỏa thân không?

1 2 3 4

12. Bạn đã bao giờ không hài lòng về cơ thể mình chưa?

1 2 3 4

13. Bạn có bao giờ lo cho sức khỏe của mình trong tương lai không?

1 2 3 4

14. Bạn có thấy mình ham muốn tình dục ở một mức độ nào đó không?

15. Ở một mức độ nào đó bạn có quan hệ tình dục không (có thể có hoặc không có giao hợp)?

1 2 3 4

16. Trả lời câu hỏi này nếu bạn có quan hệ tình dục. Bạn có thấy hoạt động tình dục làm cho bạn hứng thú không?

1 2 3 4

17. Bạn có bị đau ở tay hay ở vai không? 1 2 3 4 18. Bạn có bị sưng ở cẳng tay hay ở bàn tay

không?

1 2 3 4

19. Bạn có thấy khó khăn khi giơ tay hay đưa tay sang hai bên không?

1 2 3 4

20. Bạn có bị đau ở vùng vú bị tổn thương không?

1 2 3 4

21. Vùng vú tổn thương có bị sưng không? 1 2 3 4 22. Vùng vú bị tổn thương có bị đau khi chạm

vào không?

1 2 3 4

23. Bạn có thấy tổn thương da ở vùng vú bị tổn thương không (ngứa, khô, nứt)?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ghoncheh M, Pournamdar Z, and Salehiniya H. (2016). Incidence and Mortality and Epidemiology of Breast Cancer in the World. Asian Pac J Cancer Prev, 17 (S3),43-6.

2. Siegel RL, Miller KD, and Jemal A. (2015). Cancer statistics, 2015. CA Cancer J Clin, 65 (1),5-29.

3. Ferlay J, Forman D, Mathers CD, et al. (2012). Breast and cervical cancer in 187 countries between 1980 and 2010. Lancet, 379 (9824),1390-1.

4. Nguyễn Tuấn Hưng (2012). Một số đặc điểm chung của bệnh nhân ung thư vú đến khám tại Bệnh viện K từ năm 2005-2008. Tạp chí Y học thực hành, 3 (810),42-44.

5. Báo mới (2017). Tỷ lệ mắc ung thư vú ở Việt Nam ngày càng tăng và trẻ hóa. Ngày 17/10/2017,

6. Anampa J, Makower D, and Sparano JA. (2015). Progress in adjuvant chemotherapy for breast cancer: an overview. BMC Med, 13,195.

7. Zardavas D, Tryfonidis K, Goulioti T, et al. (2016). Targeted adjuvant therapy in breast cancer. Expert Rev Anticancer Ther, 16 (12),1263-1275.

8. Early Breast Cancer Trialists' Collaborative G. (2018). Long-term outcomes for neoadjuvant versus adjuvant chemotherapy in early breast cancer: meta-analysis of individual patient data from ten randomised trials. Lancet Oncol, 19 (1),27-39.

9. Watanabe T, Kuranami M, Inoue K, et al. (2017). Comparison of an AC-taxane versus AC-free regimen and paclitaxel versus docetaxel in patients with lymph node-positive breast cancer: Final results of the National Surgical Adjuvant Study of Breast Cancer 02 trial, a randomized comparative phase 3 study. Cancer, 123 (5),759-768.

10. Bùi Diệu và Nguyễn Thị Hoài Nga Phạm Quang Huy (2015). Nhận xét cơ cấu bệnh nhân điều trị tại bệnh viện K giai đoạn 2009-2013, Tạp chí ung thư học Việt Nam, 27-28, 24-27.

11. Nguyễn Bá Đức và Đào Ngọc Phong (2009). Dịch tễ học bệnh ung thư, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 19-20.

12. Trần Văn Thuấn (2014). Đáp ứng điều trị hóa trị bổ trợ trước kết hợp phẫu thuật bảo tồn trên bệnh nhân UTV giai đoạn II, Tạp chí Y học thực hành, 2/2017, 66.

13. Nguyễn Bá Đức (2004). Bệnh ung thư vú, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 46-47; 261-270.

14. Ngô Thị Tính (2017). Cơ cấu bệnh nhân đến khám và điều trị tại trung tâm Ung bướu Thái Nguyên 5 năm giai đoạn 2012-2016, Tạp chí ung thư học Việt Nam, 4/2017, 41-45.

15. Bùi Diệu và Trần Văn Thuấn (2016). Thực hành điều trị nội khoa bệnh ung thư vú, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 102-103.

16. Sinn HP, Helmchen B, and Wittekind CH. (2010). [TNM classification of breast cancer: changes and comments on the 7th edition]. Pathologe, 31 (5),361-6. 17. WHO cot. (2003). Tumors of the breast and female genital organs. 18. Nguyễn Văn Hiếu (2001). Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư, Nhà xuất

bản Y học, 327.

19. Belkacemi Y, Fourquet A, Cutuli B, et al. (2011). Radiotherapy for invasive breast cancer: guidelines for clinical practice from the French expert review board of Nice/Saint-Paul de Vence. Crit Rev Oncol Hematol, 79 (2),91-102.

20. Besnard S, Cutuli B, Fourquet A, et al. (2012). [Radiotherapy of invasive breast cancer: French national guidelines]. Cancer Radiother, 16 (5-6),503-13.

21. Murphy JO,Sacchini VS. (2013). New innovative techniques in radiotherapy for breast cancer. Minerva Chir, 68 (2),139-54.

22. Colleoni M, Zahrieh D, Gelber RD, et al. (2005). Site of primary tumor has a prognostic role in operable breast cancer: the international breast cancer study group experience. J Clin Oncol, 23 (7),1390-400.

23. Sabel MS, Degnim A, Wilkins EG, et al. (2004). Mastectomy and concomitant sentinel lymph node biopsy for invasive breast cancer. Am J Surg, 187 (6),673-8.

24. Falck AK, Ferno M, Bendahl PO, et al. (2013). St Gallen molecular subtypes in primary breast cancer and matched lymph node metastases- -aspects on distribution and prognosis for patients with luminal A tumours: results from a prospective randomised trial. BMC Cancer, 13,558.

25. Goldhirsch A. (2013). Personalized adjuvant therapies: lessons from the past: the opening address by the St. Gallen 2013 award recipient.

Breast, 22 Suppl 2,S3-7.

26. Nguyễn Hoàng Long (2016). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cân lân sàng và kết quả điều trị ung thư vú ở phụ nữ trẻ tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, 64- 65. 27. Nguyễn Thái Sơn (2012). Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ ung thư vú

giai đoạn II, IIIA có thụ thể nội tiết dương tính bằng hóa chất kết hợp Anastrozole, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, 75-76. 28. Ravdin PM, van Beurden M, and Jordan VC. (1987). Estrogenic effects

of phenolphthalein on human breast cancer cells in vitro. Breast Cancer Res Treat, 9 (2),151-4.

29. Faltus T, Yuan J, Zimmer B, et al. (2004). Silencing of the HER2/neu gene by siRNA inhibits proliferation and induces apoptosis in HER2/neu-overexpressing breast cancer cells. Neoplasia, 6 (6),786-95.

30. Nguyễn Thị Sang (2010). Đánh giá kết quả điều trị hóa trị bổ trợ phác đồ TAC trong bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện K, Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội, 128. 31. Nguyễn Diệu Linh, Đức Bá Đức. (2011). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm

sàng của ung thư vú giai đoạn II-IIIA điều trị phẫu thuật và hóa chất bổ trợ tại Bệnh viện K. Tạp chí Y học thực hành, 11 (792),9-12.

32. Nguyễn Tuyết Mai (2013). Biến cố bất lợi của hóa trị liệu trên bệnh nhân ung thư vú điều trị tại Bệnh viện K và một số yếu tố ảnh hưởng.

Tạp chí Y học thực hành, 2 (859),34-37.

33. Revicki DR. (2012). Psychometric evaluation of the Functional Assessment of Cancer Therapy-Breast Symptom Index. Ann Palliat Med, 1 (3),205-6.

34. Michels FA, Latorre Mdo R, and Maciel Mdo S. (2013). Validity, reliability and understanding of the EORTC-C30 and EORTC-BR23, quality of life questionnaires specific for breast cancer. Rev Bras Epidemiol, 16 (2),352-63.

35. Institute NC. (2009). Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) Version 4.0.

36. Chopra D, Rehan HS, Sharma V, et al. (2016). Chemotherapy-induced adverse drug reactions in oncology patients: A prospective observational survey. Indian J Med Paediatr Oncol, 37 (1),42-6.

37. Parise CA,Caggiano V. (2014). Breast Cancer Survival Defined by the ER/PR/HER2 Subtypes and a Surrogate Classification according to Tumor Grade and Immunohistochemical Biomarkers. J Cancer Epidemiol, 2014,469251.

38. Rakha EA, Reis-Filho JS, Baehner F, et al. (2010). Breast cancer prognostic classification in the molecular era: the role of histological grade. Breast Cancer Res, 12 (4),207.

39. Bộ Y tế (2013). Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ung bướu.

40. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành giải phẫu bệnh, tế bào học. Nhà xuất bản Y học, 2016,311 trang.

41. Oken MM, Creech RH, Tormey DC, et al. (1982). Toxicity and response criteria of the Eastern Cooperative Oncology Group. Am J Clin Oncol, 5 (6),649-55.

42. The TEOfRaToC. (2001). EORTC QLQ-C30 Scoring Manual. QL Coordinator Quality of Life Unit, EORTC Data Center,

Avenue E Mounier 83 - B11, 1200 Brussels, BELGIUM,

43. Nguyễn Việt Dũng (2017). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp hóa chất trong ung thư vú có bộ ba thụ thể ER, PR và Her 2 âm tính Luận án Tiến sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, 128.

44. Lê Hồng Quang (2012). Ứng dụng kỹ thuật hiện hình và sinh thiết hạch cửa trong đánh giá tình trạng di căn hạch nách của bệnh nhân ung thư vú. Luận văn tiến sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, 79-82, 112

45. Trần Bảo Ngọc và Nông Văn Dương (2015). Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú điều trị tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên, Tạp chí ung thư học Việt Nam, 4/2015, 328.

46. Đỗ Đức Huy Hoàng và Trần Bảo Ngọc, Ngô Thị Tính (2017). Mối tương quang giữa bộc lộ CA 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ, Tạp chí ung thư học Việt Nam, 4/2017, 255- 256. 47. Brandt J, Garne JP, Tengrup I, et al. (2015). Age at diagnosis in

relation to survival following breast cancer: a cohort study. World J Surg Oncol, 13,33.

48. Levi F, Randimbison L, and La Vecchia C. (1992). Breast cancer survival in relation to sex and age. Oncology, 49 (6),413-7.

49. Crivellari D, Bonetti M, Castiglione-Gertsch M, et al. (2000). Burdens and benefits of adjuvant cyclophosphamide, methotrexate, and fluorouracil and tamoxifen for elderly patients with breast cancer: the International Breast Cancer Study Group Trial VII. J Clin Oncol, 18 (7),1412-22.

50. Bùi Diệu và Nguyễn Thị Hoài Nga (2013). Một số đặc điểm ở người bệnh ung thư vú điều trị tại bệnh viện K có phơi nhiễm với hóa chất trừ sâu. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 4/2013, 197.

51. Nguyễn Diệu Linh (2013). Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn II- IIIA bằng hoá chất bổ trợ phác đồ TAC và AC tại Bệnh viện K, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

52. Đỗ Thị Kim Anh (2008), Đánh giá kết quả điều trị bằng phá đồ 4 AC –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 76 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)