Trong nghiên cứu của tôi có sự thay đổi rõ rệt các triệu chứng cơ năng sau quá trình điều trị. Triệu chứng có sự thay đổi rõ nhất là nôn, sau 3 chu kỳ số bệnh nhân nôn chiếm tỷ lệ là 46,7 %, sau 6 chu kỳ là 96 %. Các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, khô miệng, táo bón cũng thay đổi đáng kể sau các đợt điều trị và tăng dần ở chu kỳ cuối lần lượt có tỷ lệ là 67,3%, 98,7%, 61,3%, 96% và 96,0%.
Nghiên cứu của Đặng Bá Hiệp (2013) trên bệnh nhân UTV không mổ được sau 3 chu kỳ hóa trị, kết quả cho thấy nôn là triệu dễ thấy và thường gặp, có 32% bệnh nhân có nôn sau hóa trị (18,1% nôn độ I và 13,9% nôn độ II). Kết quả nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu của tôi có lẽ do trong nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiệp phác đồ CAF adriamycin chia làm 2 ngày cách nhau 1 tuần, cyclophosphamide cũng được trải liều 14 ngày dùng đường uống đỡ gây nôn hơn, kết hợp 5 FU là thuốc gây nôn rất ít và không làm tăng độc tính nôn của adriamycin và cyclophosphamide vì vậy kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nôn là khá thấp và không có BN nôn độ 3. Một nghiên cứu được thực hiện ở Tây Ban Nha năm 2006 đã ghi nhận chất lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề khi điều trị phác đồ TAC so với FAC. Các tác dụng phụ ảnh hưởng tới chất lượng sống như nôn buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ, Ngay cả khi cùng sử dụng phác đồ ba thuốc thì những tác dụng phụ ngoài hệ tạo huyết cũng cao hơn. Nôn và buồn nôn thường gặp nhất [70].