Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 69 - 70)

Ung thư vú là bệnh phổ biến nhất ở nữ giới, phụ nữ với chẩn đoán bị UTV đã mang nhiều lo lắng ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, nỗi sợ tái phát, thay đổi hình thể sau phẫu thuật và thay đổi mối quan hệ vợ chồng..tất cả những yếu tố này gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của tôi điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của bệnh nhân có sự thay đổi rõ rệt sau các chu kỳ điều trị. Điểm trung bình CLCS 3 thời điểm lần lượt là 88,03 ; 69,36 và 59,27 sự khác biệt rất có ý nghĩa với p < 0,001. Xét từng khía cạnh điểm trung bình chất lượng cuộc sống qua các chu kỳ điều trị có sự thay đổi

rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Tại chu kỳ cuối có sự giảm sút rõ rệt ở nhóm Hình ảnh cơ thể (50,78 điểm), Quan điểm tương lai (32 điểm), Tác dụng phụ của điều trị (46,41 điểm) và Tâm trạng buồn khi rụng tóc (24 điểm). Như vậy điểm số thấp nhất trong các khía cạnh là BRHL, rụng tóc thường xảy ra và chiếm 100% bệnh nhân. ở Việt Nam và thế giới chưa có biện pháp nào khắc phục vấn đề này, trong quá trình điều trị bệnh nhân đeo tóc giả để cải thiện ngoại hình.

Nông Văn Dương và Trần Bảo Ngọc nghiên cứu trên 50 bệnh nhân UTV ở các giai đoạn điều trị khác nhau bằng bộ câu hỏi EORTC QLQ-BR23 cho thấy, các điểm chức năng đều giao động thấp từ 22- 43,3 điểm, trong đó hình ảnh cơ thể đạt 39,5 điểm, quan điểm tương lai đạt 24,7 điểm, tác dụng phụ của điều trị đạt 30,2 điểm, buồn bã khi rụng tóc đạt 43,3 điểm [45]. Nguyễn Đức Thành nghiên cứu trên 109 bệnh nhân về Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú sống sót tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở mức thấp. sự đau khổ, tình trạng tái phát có ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [75]. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu của tôi cao hơn các nghiên cứu khác vì đối tượng nghiên cứu của tôi là bệnh nhân UTV đã phẫu thuật và đủ tiêu chuẩn điều trị hóa trị bổ trợ và không di căn. Qua các nghiên cứu rõ ràng thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có bị ảnh hưởng rõ rệt bởi nhiều yếu tố, vì vậy cần có sự tăng cường, hỗ trợ từ gia đình và xã hội giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UTV nói riêng và ung thư nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 69 - 70)