Liên quan dung nạp hóa chất và chất lượng cuộc sống với nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 70 - 72)

Hóa trị nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn tái phát, tăng thời gian sống thêm toàn bộ và thời gian sống thêm không bệnh. Tuy hiên các thuốc hóa trị ngoài tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư còn tác dụng lên các tế bào lành của cơ thể, vì vậy gây ra các tác dụng phụ không mong muốn có khi ảnh hưởng

tới thời gian điều trị hoặc có bệnh nhân bỏ dở liệu trình điều trị. Trong nghiên cứu của tôi đa số các trường hợp dung nạp tốt với hóa chất bổ trợ ở 2 thời điểm đánh giá. Tuy nhiên, tỷ lệ dung nạp khá, trung bình sau 6 chu kỳ cao hơn rõ rệt với số dung nạp này ở chu kỳ thứ ba sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,001.

Trong 75 trường hợp nghiên cứu có 17,1% bệnh nhân dung nạp hóa chất không tốt ở nhóm tuổi dưới 50 và 5,9% dung nạp không tốt ở nhóm trên 50 tuổi, không có sự khác biệt giữa độ tuổi và dung nạp hóa chất. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 50 tuổi trở xuống tốt hơn rõ rệt so với nhóm trên 50 tuổi, tỷ lệ CLCS không tốt ở nhóm ≤ 50 tuổi có tỷ lệ 12%, nhóm trên 50 tuổi là 38,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05.

Tuổi là yếu tố quan trọng trong hiệu quả điều trị của hóa trị liệu bổ trợ. Tuổi trẻ có hiệu quả cao khi dùng hóa chất. Hóa chất bổ trợ giảm được 1/3 tỷ lệ tái phát và giảm ¼ tỷ lệ tử vong trong UTV. Tuy nhiên tuổi trẻ là yếu tố tiên lượng xấu trong UTV, Rất nhiều hướng dẫn thực hành đã khuyến cáo rằng BN trẻ tuổi cần điều trị hóa chất dự phòng bất kể khối u có đặc điểm thế nào (EORTC). Trong thực tế các Bác sỹ thường giảm liều hóa chất đối với bệnh nhân lớn tuổi do tâm lý ngại tác dụng phụ của thuốc [13].

Nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu và điều trị Ung thư Châu Âu đã thực hiện trên 9938 trường hợp bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm thời gian theo dõi trung bình là 11 năm. Trong số 549 BN tuổi dưới 40 tại thời điểm chẩn đoán UTV, có 431 BN không di căn hạch. Nhóm BN trẻ tuổi không di căn hạch này có đặc điểm khối u là luminal A có thời gian sống thêm trong 10 năm là 94% so với 72% ở nhóm tế bào kiểu basal [76].

Nghiên cứu của Nông Văn Dương và Trần Bảo Ngọc trên 50 bệnh nhân cho thấy điểm trung bình CLCS của bệnh nhân ở nhóm tuổi ≤ 50 là 57,5 điểm, nhóm trên 50 tuổi đạt 49,1 điểm [45]. Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn và Cs nghiên cứu trên 373 bệnh nhân cho thấy nhóm người bệnh trên 60 tuổi có điểm trung

bình CLCS thấp nhất (54,85 điểm) và nhóm có điểm cao nhất là 16-30 tuổi (66,67 điểm). Tuổi càng cao thì điểm CLCS tổng quát của người bệnh UTV càng giảm (cứ tăng thêm 1 tuổi thì điểm CLCS tổng quát giảm đi 0,25 điểm) [15].

Nghiên cứu của Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn và CS trên 376 bệnh nhân UTV về đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh UTV được điều trị tại Việt Nam cho thấy nhóm người bệnh trên 60 tuổi có điểm trung bình chất lượng cuộc sống (54,85 điểm) thấp hơn nhóm bênh nhân có tuổi từ 16-30 tuổi (66,67 điểm) [15].

Nghiên cứu của Nguyễn Diệu Linh độ tuổi > 40 có thời gian sống thêm dài hơn có ý nghĩa thống kê so với độ tuổi < 40 tuổi. Thời gian sống thêm BN < 40 tuổi là 25,77 ± 2,79, nhóm > 40 tuổi là 44,89 ± 1,44. Không có sự khác biệt giữa độ tuổi <40 và hai nhóm điều trị [51].

Winnie Yeo và CS (2018) nghiên cứu trên 280 bệnh nhân UTV tại Trung Quốc cho thấy điểm trung bình CLCS của bệnh nhân có sự thay đổi rõ rệt theo tuổi, nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi có điểm số thấp nhất là 18,1 điểm [77].

Nghiên cứu của chúng tôi trên 75 bệnh nhân về kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân UTV cũng cho kết quả tương tự khi tỷ lệ bệnh nhân dung nạp hóa chất không tốt ở nhóm tuổi dưới 50 là 17,1% và nhóm trên 50 tuổi chiếm 5,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả sớm hóa trị bổ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 70 - 72)